Kiến Thức Kỹ Năng Kỹ Năng Mềm

Tổng hợp 6 Bước quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả

Đánh giá nhiên viên là một trong những bước quan trọng giúp người quản lý có thể sàng lọc những nhân viên yếu kém, đồng thời tìm kiếm những nhân tố lãnh đạo tiềm năng trong tương lai. Hiểu được ý nghĩa nó, Unica chia sẻ tới bạn quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả có thể áp dụng trong mô hình hoạt động của các doanh nghiệp.

Đánh giá nhân viên là gì?

Đánh giá nhân viên là đánh giá kết quả làm việc của nhân viên. Đánh giá này thường diễn ra mỗi năm một lần, mặc dù người sử dụng lao động có thể chọn tần suất họ tiến hành đánh giá. Các nhà quản lý cũng thường xuyên đánh giá nhân viên trong suốt cả năm và trong khoảng thời gian 30 – 90 ngày làm việc của nhân viên mới.

Đánh giá nhân viên giúp nhà tuyển dụng có cơ hội đặt ra kỳ vọng, nói chuyện với nhân viên về hiệu suất của họ, đưa ra phản hồi và đưa ra khuyến nghị tăng lương hoặc thăng chức cho nhân viên.

quy trình đánh giá nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp 6 bước quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả

Đánh giá nhân viên là gì

Mục đích của quy trình đánh giá nhân viên

– Ghi nhận những nhân viên có thành tích làm việc tốt: Việc doanh nghiệp thường xuyên tiến hành đánh giá hiệu suất làm việc của những nhân viên nổi bật sẽ giúp họ nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc của mình.

– Tìm kiếm những nhà lãnh đạo tiềm năng trong tương lai: Quy trình đánh giá nhân viên thường xuyên sẽ giúp nhà quản lý tìm ra những nhân viên thật sự nổi bật trong công việc để có thể trở thành một nhà lãnh đạo tiềm năng của doanh nghiệp trong tương lai.

– Hỗ trợ nhân viên yếu kém: Thông qua việc đánh giá nhân viên, người quản lý có thể xây dựng các chương trình đào tạo nội bộ để giúp những nhân viên yếu kém hơn nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng của mình.

– Đo lường tiến độ: Việc thường xuyên tiến hành quy trình đánh giá sẽ giúp người quản lý xác định được mục tiêu cũng như tiến độ hoàn thành mục tiêu của nhân viên trong suốt quá trình làm việc. Nhờ đó mà có thể đưa ra được những chiến lược, phương pháp cụ thể để khắc phục những điểm yếu kém còn tồn đọng trong tương lai.

– Giúp người quản lý đưa ra quyết định đúng đắn: Báo cáo đánh giá nhân viên cung cấp cho người quản lý những lý do hợp pháp để sa thải những nhân viên làm việc kém hiệu quả.

quy trình đánh giá nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp 6 bước quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả

Tiêu chí đánh giá nhân viên

Quy trình đánh giá nhân viên

1. Xây dựng mẫu đánh giá nhân viên

– Việc sử dụng mẫu đánh giá chuẩn sẽ giúp cho nhà quản lý có thể đánh giá được kết quả nhân viên của mình một cách công bằng và khách quan nhất. Với các vị trí nhân viên thì trong mẫu đánh giá bao gồm những yếu tốt như: kiến thức chuyên môn, kĩ năng, chất lượng công việc, khối lượng công việc, thói quen và thái độ làm việc. Với mỗi yếu tốt sẽ ứng với những thang điểm khác nhau như quá thấp so với yêu cầu, dưới mức yêu cầu, đạt mức yêu cầu, vượt yêu cầu, vượt xa yêu cầu đề ra. Cùng với các thang điểm này, bạn nên bao hàm khoảng trống để điền lí do vì sao bạn đánh giá nhân viên ở mức độ đó.

– Đối với vị trí quản lý thì đánh giá theo khả năng thực hiện công việc và kỹ năng lãnh đaoh như khả năng làm việc với con người, khả năng tạo động lực và định hướng tư duy chiến lược, phối hợp đội ngũ và giải quyết vấn đề. Bạn có thể tạo riêng một mẫu đánh giá cho đội ngũ quản lý hoặc thêm một phần dành riêng cho đội quản lý trong mẫu đánh giá chuẩn.

2. Xây dựng tiêu chí đánh giá năng lực nhân viên

Sẽ có rất nhiều những tiêu chí đánh giá nhân viên khác nhau, tuy nhiên về cơ bản, doanh nghiệp có thể dựa vào những tiêu chí sau:

– Sự lạc quan, nhiệt tình: Sự lạc quan, nhiệt tình trong công việc là điều kiện cần thiết của mỗi nhân viên khi làm việc tại bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi khi họ làm việc với tinh thần thoải mái, họ sẽ làm việc tâm huyết, cống hiến nhiều hơn và mang lại hiệu quả công việc tốt hơn cho doanh nghiệp. Căn cứ vào đấy, chủ doanh nghiệp sẽ nhận định được nhân viên ấy có gắn bó lâu dài hay không.

– Sự trung thực: Trung thực là yếu tố cần thiết để người quản lý đánh giá phẩm chất của một nhân viên. Bởi một nhân viên có sự trung thực họ sẽ biết phân biệt đúng sai, công tư để làm việc.

– Sự tôn trọng: Trong quá trình làm việc chắc chắn doanh nghiệp nào cũng muốn nhân viên tôn trọng cấp trên và đồng nghiệp và khách hàng của doanh nghiệp mình. Vì vậy, đây cũng chính là một trong những tiêu chí mà doanh nghiệp áp dụng để đánh giá nhân viên hiệu quả hiện nay.

– Giờ giấc: Giờ giấc là yếu tố cần thiết trong quá trình đánh giá sự chuyên nghiệp của mỗi nhân viên. Bạn không nhất thiết phải làm việc 10 – 12 giờ mỗi ngày nhưng khoảng thời gian bạn làm việc phải thực sự mang lại hiệu quả. Đó mới là điều quan trọng.

quy trình đánh giá nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp 6 bước quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả

Tiêu chí đánh giá dựa trên mục tiêu

Có 3 tiêu chí đánh giá nhân viên dựa trên mục tiêu đó là: đánh giá theo mục tiêu hành chính, mục tiêu phát triển, mục tiêu hoàn thành công việc.

– Mục tiêu hành chính: căn cứ vào hệ thống KPI đã được xây dựng trước đó, nhân viên sẽ được đánh giá theo mức độ hoàn thành công việc, từ đó người quản lý có cơ sở đề bạt, tăng lương hay sa thải nhân viên. Và để đánh giá nhân viên một cách khách quan nhất theo tiêu chí này, KPI phải dựa trên được xây dựng theo lộ trình nhất định để có thể thấy được mức độ làm việc hiệu quả của nhân viên.

– Mục tiêu phát triển: Cũng căn cứ theo hệ thống KPI, doanh nghiệp sẽ nắm được mục tiêu phát triển ngắn/dài hạn của từng nhân viên. Từ đó, doanh nghiệp sẽ biết được tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để đưa ra chiến lược phát triển phù hợp, giúp nhân viên đạt mục tiêu cao nhất trong công việc. Bởi xét đến cùng thì sự phát triển của nhân viên cũng chính là sự phát triển của toàn doanh nghiệp.

– Mục tiêu hoàn thành công việc: Dựa vào mức độ hoàn thành công việc và hiệu quả công việc mà từng nhân viên được giao theo hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm… nhà quản lý có thể căn cứ vào đấy để nắm được nhân viên nào có năng lực thực sự, nhân viên nào cần đào tạo thêm hay cho nghỉ việc.

Việc xét khen thưởng, hay đề bạt, sa thải nhân viên cũng dựa trên những con số “biết nói” này. Tuy nhiên, để có cái nhìn toàn diện nhất về nhân viên của mình, các nhà quản lý ngoài việc lắng nghe ý kiến của những người xung quanh, thì phải không ngừng trau dồi, nâng cao năng lực của bản thân để đưa ra tiêu chí đánh giá nhân viên hiệu quả

Ngoài ra, doanh nghiệp có thể tạo riêng một mẫu đánh giá cho đội ngũ quản lý hoặc thêm một phần dành riêng cho đội quản lý trong mẫu đánh giá chuẩn.

3. Tổ chức hoạt động đánh giá nhân viên

Sau khi hoàn thành xây dựng các tiêu chí đánh giá bạn nên tổ chức đánh giá nhân viên về các điểm mạnh, điểm yếu, tránh tình trạng nhân viên bị xúc phạm hoặc bị đề cao quá đà. Ngoài việc đánh giá nhân viên thì nhà quản lý cần đưa ra những đề xuất để cải thiện.

Khi đóng góp ý kiến cho những nhân viên về điểm yếu của họ, hãy đảm bảo rằng bạn chỉ rõ bạn muốn nhân viên đó cải thiện như thế nào, và bạn sẽ hỗ trợ họ như thế nào. Đừng quên khuyến khích sự tham gia phản hồi của nhân viên.

4. Ban hành chính sách và chế độ thưởng phạt

Một số trường hợp, doanh nghiệp đã hình thành hệ thống đánh giá có hiệu quả nhưng vẫn có một số nhân viên tiếp tự có hiệu quả làm việc không tốt, yếu kém. Với tình huống này người quản lý cần ban hành chính sách thưởng phạt rõ ràng.

Các chính sách này cần được liệt kê rõ những biện pháp đội ngũ quản lý nhân sự sẽ tiến hành trong trường hợp năng suất vẫn không có dấu hiệu cải thiện (cảnh cáo, biên bản kiểm điểm hoặc đình chỉ hoạt động ) hoặc những mức thưởng nếu như năng suất của nhân viên có biểu hiện đi lên rõ rệt. Hoặc những mức thưởng nếu như năng suất của nhân viên có biểu hiện đi lên.

5. Nghiệm thu kết quả và định hướng phát triển

quy trình đánh giá nhân viên, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp 6 bước quy trình đánh giá nhân viên hiệu quả

Khi đã xây dựng được quy trình đánh giá nhân viên hoàn thiện có hiệu quả  bao gồm bao gồm mẫu đánh giá, các quy định, chính sách, nhà quản lý cần quyết định khi nào nên bắt đầu tiến hành các hoạt động nghiệm thu.

– Tùy vào những doanh nghiệp sẽ có cách nghiệm thu khác nhau, có doanh nghiệp nghiệm thu tất cả các nhân viên cùng một thời điểm nhưng có doanh nghiệp là nghiệm thu trong vào 30 ngày sau một khoảng thời gian của nhân viên.

Một khi đã xây dựng được hệ thống đánh giá hiệu quả làm việc của ứng viên: bao gồm mẫu đánh giá, các quy định, chính sách, nhà quản lý cần quyết định khi nào nên bắt đầu tiến hành các hoạt động nghiệm thu. Việc lựa chọn thời gian nghiệm thu kết quả còn phù thuộc vào thực tiễn doanh nghiệp bạn.

Thông qua kết quả nghiệm thu, nhà quản lý sẽ có cái nhìn toàn diện hơn về hệ thống nhân sự của doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp sẽ có điều chỉnh định hướng sao cho phù hợp với sự phát triển của tổ chức.

Một số lưu ý khi xây dựng quy trình đánh giá nhân viên

Một doanh nghiệp muốn cây dựng quy trình đánh giá nhân viên đạt hiệu quả tốt nhất cần lưu ý những điểm sau.

– Bằng cách ghi nhận thành tích các nhân viên suất sắc, thúc đẩy việc giao tiếp nội bộ trong doanh nghiệp cũng sẽ tạo ra một hệ thống đánh giá nhân viên hiệu quả

– Các hoạt động đánh giá được tiến hành công bằng, nhất quá và khách quan

– Cần xây dựng một mẫu đánh giá chuẩn hóa, các chỉ số đánh giá rõ ràng, quy định về cách thức nghiệm thu và quy trình rõ ràng.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu về 6 bước quy trình đánh giá nhân viên vô cùng hiệu quả. Đây là một trong những quy trình quan trọng giúp doanh nghiệp có thể tìm kiếm những nhân tố lãnh đạo xuất sắc trong tương lai.

Đăng bởi: Hậu Đặng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก