Kiến Thức Kỹ Năng Kỹ Năng Mềm

Tổng hợp 7 cách từ chối khéo léo trong công việc hiệu quả

Trong công việc, đã bao giờ bạn gặp phải tình huống bị sếp giao cho quá nhiều công việc nhưng bản thân thật sự không muốn làm vì công việc không đúng chuyên môn hoặc đang quá tải. Trong trường hợp này, bạn đừng tỏ ra khó chịu vì nó có thể làm bạn “mất điểm” trong mắt người khác. Nếu bạn biết cách từ chối khéo léo mà không làm mất lòng thì bạn đã sử dụng thành công về nghệ thuật giao tiếp hiệu quả. Hãy tham khảo cách từ chối khéo léo trong công việc mà Unica sẽ chia sẻ thông qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Cách từ chối khéo léo trong công việc

1. Đưa ra lý do chính đáng để từ chối

Nếu bạn đang gặp phải tình trạng quá tải trong công việc nhưng trưởng nhóm hoặc đồng nghiệp của bạn vẫn tin tưởng và giao thêm cho bạn rất nhiều công việc khác thì bạn nên từ chối nhận việc một cách khéo léo. Bởi khi lượng công việc quá sức với khả năng hiện tại, nó sẽ ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và kết quả của công việc. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến bạn mà còn ảnh hưởng đến kết quả của cả nhóm. Hãy khéo léo nói với sếp rằng, mặc dù rất muốn hỗ trợ nhưng do khối lượng công việc hiện tại đang quá tải nên bạn không thể nhận thêm bất cứ bất việc gì không để không làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

Với cách nói đầy thẳng thằn này sẽ giúp trưởng nhóm hiểu hơn về tình hình công việc mà bạn đang phải đảm nhận để đưa ra phương án xử lý công việc một cách phù hợp nhất.

cách từ chối khéo léo, làm thế nào để nói lời từ chối một cách khéo léo, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp 7 cách từ chối khéo léo trong công việc hiệu quả

Đưa ra lý do chính đáng để từ chối khéo léo

2. Đừng chỉ từ chối, hãy giải thích lý do tại sao

Làm thế nào để nói lời từ chối một cách khéo léo? Đừng chỉ từ chối, hãy giải thích lý do tại sao.

Nếu bạn chỉ nói “Không” thì thật sự là không hiệu quả và đây không phải là một cách từ chối khéo léo. Hãy giải thích lý do tại sao bạn phải từ chối trong trường hợp này. Bởi bạn luôn muốn đưa ra một lý do chính đáng chứ không phải một lời bào chữa, về lý do tại sao bạn lại từ chối. Điều này giúp đối phương nhìn nhận mọi thứ theo quan điểm của bạn và phản ứng lại bằng cách thông cảm thay vì có những phản ứng tiêu cực, thái quá.

cách từ chối khéo léo, làm thế nào để nói lời từ chối một cách khéo léo, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp 7 cách từ chối khéo léo trong công việc hiệu quả

Đề xuất phương án thay thế

3. Đề xuất một phương án thay thế

Một trong những cách từ chối khéo léo trong công việc là đưa ra một giải pháp thay thế phù hợp. Nếu bạn không thể làm được công việc được sếp giao vào một ngày hoặc thời điểm cụ thể, hãy xem xét xem liệu có khung thời gian nào khác phù hợp hơn không. Cân nhắc về quỹ thời gian làm việc của mình để có thể mạnh dạn đưa ra một giải pháp phù hợp hơn tại thời điểm khác. Với cách từ chối khéo léo này, bạn không chỉ giảm được những áp lực quá tải trong công việc mà bạn còn được đánh giá là một người thông minh, nhanh nhạy khi xử lý công việc.

4. Hãy thẳng thắn

Một trong những lý do khiến chúng ta luôn gặp khó khăn trong việc đưa ra lời từ chối đó là sợ làm ảnh hưởng đến mối quan hệ với đối phương. Tuy nhiên, bạn nên nhìn nhận lại vấn đề này ở một góc độ khác, bởi mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên cũng như các đồng nghiệp với nhau sẽ không thể thật sự tốt đẹp nếu một bên luôn cảm thấy khó chịu, không hài lòng vì bất cứ lý do gì. Vì vậy hãy thẳng thắn đưa ra một lý do chính đáng và giải thích lý do tại sao bạn lại không thể chấp nhận lời đề nghị này để đối phương có thể hiểu ra vấn đề và tôn trọng cảm xúc của bạn nhiều hơn.

cách từ chối khéo léo, làm thế nào để nói lời từ chối một cách khéo léo, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, tổng hợp 7 cách từ chối khéo léo trong công việc hiệu quả

Hãy từ chối một cách thẳng thắn

5. Không nên từ chối qua Email

Trong công việc, việc nhờ vả thường được diễn ra trực tiếp thông qua lời nói. Nếu bạn không thể đảm nhận được công việc đó thì có thể từ chối một cách khéo léo. Tự tin từ chối trực tiếp bằng lời nói sẽ là cách để bạn thể hiện quan điểm và suy nghĩ của mình trong công việc.

Ngoài ra, bạn nên lưu ý một điều rằng, việc từ chối qua Email hay tin nhắn là một cách không thật sự khả thi bởi nó sẽ khiến đối phương cảm thấy bạn đang né tránh trách nhiệm thay vì thẳng thắn đối diện nó. Chính vì vậy, để tránh những hiểu lầm không đáng có, bạn có thể từ chối một cách khéo léo thông qua cuộc trò chuyện trực tiếp của mình.

Bạn nên nhớ một điều rằng, không phải cứ nhận bất cứ một công việc gì khi được sếp giao hoặc đồng nghiệp nhờ giúp đỡ cũng là cách để bạn tạo được lòng tin và ấn tượng trong công việc. Bởi lẽ nó sẽ gây ra tác động hai chiều. Nếu bạn làm tốt thì sẽ không có vấn đề gì để có thể bàn cãi, nhưng ngược lại, nếu bạn “ôm” quá nhiều việc vượt qua khả năng của mình thì kết quả sẽ không được như mong đợi và làm ảnh hưởng đến người khác. Chính vì vậy, bạn chỉ nên đưa ra lời đồng ý khi bạn có thể chắc chắn rằng công việc bạn đảm nhận thêm nằm trong phạm vi bạn có thể xử lý được thôi nhé.

6. Hãy thể hiện sự áy náy

Nếu bạn không giúp được ai đó bạn hãy thể hiện sự lắng nghe và hiểu được họ đang muốn gì. Điều bạn nên làm là nói với họ là biết họ đang gặp trong tình huống khó khăn nhưng mình không thể giúp được chúc họ may mắn, thuận lợi. Làm như vậy người đối diện cảm thấy tốt hơn mà việc từ chối của bạn dễ dàng hơn.

7. Thay đổi suy nghĩ

Suy nghĩ của nhiều người họ sợ sẽ bỏ lỡ cơ hội thăng tiến khi từ chối nhiệm vụ mà sếp giao cho. Ban hãy thay đổi suy nghĩ đó ngay, thật ra “từ chối” không có nghĩa là bạn không hết mình với công việc. Hãy suy nghĩ tích cực, từ bỏ những công việc không liên quan chính là cách tiết kiệm thười gian giúp bạn tập trung vào mục tiêu của mình hơn.Hiểu rõ bản thân để quyết định việc gì cần ưu tiên thực hiện sẽ là một yếu tố dẫn lối đến thành công rực rỡ về sau.

Như vậy thông qua bài viết trên đây, Unica đã cùng bạn tìm hiểu 7 cách từ chối khéo léo trong công việc. Cùng tham khảo những kỹ năng giao tiếp thông qua các khoá học giao tiếp trên Unica để có thêm nhiều kỹ năng từ chối công việc một cách khéo léo nhất.

Đăng bởi: Hà Thuỷ Ngân

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก