Kiến Thức Kỹ Năng Kỹ Năng Mềm

Triệu chứng ngại giao tiếp là gì? Nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Theo các nghiên cứu về sức khỏe y khoa, triệu chứng ngại giao tiếp được đưa vào danh sách là một trong những bệnh nguy hiểm. Nếu không điều trị kịp thời sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Vậy, nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị của bệnh này là gì. Hãy cùng Unica tham khảo thêm những kiến thức chia sẻ trong bài viết dưới đây.

Nguyên nhân dẫn đến triệu chứng ngại giao tiếp

– Giao tiếp kém hoặc ngần ngại trong giao tiếp là một biểu hiện thường gặp ở những người trưởng thành, đặc biệt là lứa tuổi dậy thì. Triệu chứng này có tên tiếng Anh là social anxiety disorder hoặc social phobia. Theo đó, trong các tương tác, hoạt động hằng ngày, người mắc triệu chứng này sẽ luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi.

– Trong các nghiên cứu y khoa, ngại giao tiếp đã được đưa vào một trong những căn bệnh nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần của người bệnh. Hiện nay, chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về nguyên nhân dẫn đến triệu chứng này. Tuy nhiên, các nghiên cứu cũng đã chỉ ra 2 nguyên nhân hàng đầu có thể khiến cho con người cảm thấy ngần ngại trong giao tiếp đó là yếu tố tâm lý và tác động từ bên ngoài.

– Ngại giao tiếp cũng là một trong những biểu hiện điển hình của triệu chứng có liên quan đến bệnh lý tâm thần kinh, điều này ảnh hưởng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Bạn nên đi khám sớm tìm ra nguyên nhân, điều trị để cuộc sống trở lại bình thường.

triệu chứng ngại giao tiếp, ngại giao tiếp, giao tiếp kém, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, triệu chứng ngại giao tiếp là gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Ngại giao tiếp là một trong những căn bệnh nguy hiểm hiện nay

Trong đó, yếu tố tác động từ bên ngoài như: gia đình, xã hội, trường học, bạn bè… là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến triệu chứng ngần ngại trong việcgiao tiếp. Chính vì vậy, trong quá trình điều trị bệnh, nên tác động chính từ những mối quan hệ trong cuộc sống liên quan đến người bệnh.

Hậu quả của chứng ngại giao tiếp

– Ngại giao tiếp chính là một biểu hiện của bệnh trầm cảm hoặc các bệnh khác liên quan đến thần kinh. Nếu không được chữa trị kịp thời thì bệnh trầm cảm sẽ vô cùng nguy hiểm.

– Ngại giao tiếp làm bạn không thể hòa nhập về công việc cũng như cuộc sống. Chính vì vậy nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng và kết quả công việc.

– Những người ngại giao tiếp sẽ mất đi những cơ hội thăng tiến cao hơn trong công viêc.

Biểu hiện của triệu chứng giao tiếp kém

Đối với triệu chứng ngại giao tiếp sẽ được chia thành 2 nhóm biểu hiện chính là biểu hiện về hành vi và biểu hiện về thực thể. Cụ thể như sau:

Biểu hiện về hành vi

– Khi bản thân bị bối rối hoặc bẽ mặt sẽ sản sinh cảm xúc lo lắng.

– Lo lắng nếu xúc phạm ai đó.

– Lo sợ bản thân mình sẽ xúc phạm ai đó.

– Ngại và không muốn nói chuyện với người lạ.

– Sợ người khác biết được mình đang trong tình trạng lo lắng.

– Tránh làm việc hoặc nói chuyện với người khác.

– Tránh những hành vi có thể khiến bản thân thành trung tâm của sự chú ý.

– Luôn nghĩ đến những điều tồi tệ và xấu xa cho một sự việc, tình huống.

– Luôn có cảm giác đề phòng với mọi sự kiện hoặc hoạt động.

– Riêng đối với trẻ nhỏ thì sẽ có biểu hiện như: khóc lóc, tính cáu bẩn, từ chối nói chuyện, luôn bám sát bố mẹ.

Biểu hiện về mặt thực thể

– Cảm giác khó chịu ở bụng và buồn nôn.

– Thường xuyên thấy tim đập nhanh khi nói chuyện với người lạ.

– Cảm thấy khó thở.

– Đầu lâng lâng, chóng mặt, choáng váng.

– Cảm giác mơ hồ, lâng lâng, không tập trung vào buổi trò chuyện.

– Bị căng cơ.

triệu chứng ngại giao tiếp, ngại giao tiếp, giao tiếp kém, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, triệu chứng ngại giao tiếp là gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Ngại giao tiếp được thể hiện qua hành vi và thực thể

Cách điều trị triệu chứng ngần ngại khi giao tiếp

– Đối với bệnh ngại giao tiếp, nếu không được chữa trị kịp thời và duy trì trong thời gian dài sẽ khiến cho người bệnh bị ảnh hưởng về sức khỏe và tinh thần, thậm chí là dẫn đến trầm cảm.

– Hiện nay, chưa có một phương pháp điều trị cụ thể nào đối với triệu chứng này, mà cần kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Đặc biệt, người bệnh cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ từ những người xung quanh. Điều quan trọng đầu tiên mà người bệnh cần chú ý đó là tập làm quen với môi trường xung quanh. Ví dụ, tham gia các hoạt động, những buổi trò chuyện, tập cách làm quen với những người bạn mới.

– Tuy nhiên, đây chỉ là phương pháp điều trị đối với những người có biểu hiện bệnh nhẹ. Còn đối với những người có biểu hiện bệnh nặng thì nên tìm đến các bác sĩ chuyên khoa thần kinh, để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

triệu chứng ngại giao tiếp, ngại giao tiếp, giao tiếp kém, kiến thức, kỹ năng, kỹ năng mềm, triệu chứng ngại giao tiếp là gì? nguyên nhân, biểu hiện và cách điều trị

Tùy vào mức độ nặng nhẹ mà người bệnh có thể áp dụng phương pháp điều trị phù hợp

Trên đây là những kiến thức về triệu chứng ngại giao tiếp.

Chắc chắn rằng sau khi hoàn thành khóa học nghệ thuật giao tiếp này bạn sẽ nhanh chóng làm chủ được kỹ năng giao tiếp với bất kỳ ai, tăng được sự tự tin và chinh phục được các cuộc nói chuyện một cách nhanh nhất, tinh tế và khéo léo.

Đăng bởi: Thị Yên Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก