Gia Đình Tâm Sự

Woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Với việc khán giả Việt Nam đang dần trẻ hóa tệp khán giả đi concert và các sự kiện lớn, cũng như họ đang sẵn sàng bỏ một số tiền nhất định để đến các địa điểm xa xôi để thưởng thức âm nhạc, tôi lại nhớ về một trong những chuỗi sự kiện đình đám được cho là “tệ nhất”. Những hành động và kết quả của Woodstock ‘99 đều là bài học cảnh tỉnh cho bất kỳ cá nhân hay tập thể tổ chức sự kiện nào.

Woodstock: lễ hội âm nhạc cho tình yêu và hòa bình

Woodstock bắt đầu từ năm 1969 và đã nổi tiếng với khán giả đại chúng về một lễ hội âm nhạc dựa trên khẩu hiệu “Peace and Love” (tình yêu và hòa bình). Qua hai mùa đầu của Woodstock, khán giả đã ngầm biết được mục tiêu hướng về hòa bình và quy mô của sự kiện này. Tuy nhiên, những lời bàn tán mà WS 69 và 94 có được đều là tai tiếng.

Woodstock ’69 kết thúc bằng việc hơn nữa số khán giả “leo rào” từ phía ngoài khu vực sân khấu vào xem miễn phí. Hậu quả để lại cho Woodstock Venture, công ty quản lý và tổ chức Woodstock, bị hao hụt kinh phí và mất 11 năm để trả hết số nợ năm 69.

25 năm sau, John P. Roberts, Joel Rosenman, và Michael Lang bắt tay làm Woodstock ’94. Sự khác biệt lớn nhất của Woodstock ’94 và Woodstock ’69 có lẽ chỉ là số năm trên poster và số lượng lớn khán giả đã biết chắc là kiểu gì cũng có bùn. À, đợt này mời được cả Bob Dylan, quê nhà ở thị trấn Woodstock và là niềm cảm hứng cho sự kiện 25 năm trước. Nhưng mà nó vẫn tệ, thiên không thời vì mưa tầm tã bất hợp lý, địa không lợi khi nước mưa đóng một bãi bùn lớn đến mức mà lineup cũng cợt nhả và cái tên Mudstock dính đến tận năm 1999, nhân không hòa khi lại có đúng số lượng 800 người bị thương và 2 người tử vong. Cũng hơn nửa số khán giả là vé chui.

Lúc này Michael Lang quyết định làm một cuộc cách tân cho Woodstock 1999, phải có lợi nhuận và phải mời được càng nhiều tên tuổi hot càng tốt.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Michael Lang (giữa) cùng John Scher (ngoài cùng tay phải).

Lang đã làm được, cùng với John Scher. Không làm ở rừng hay đất rộng, Woodstock ’99 được sự hậu thuẫn của thị trưởng Joseph Griffo lúc bấy giờ thành phố Rome, New York. Đặc biệt hơn, khu vực sân khấu và sự kiện chính nằm trên căn cứ không quân Griffin bỏ hoang với diện tích xấp xỉ 160km vuông. Một điềm báo về quy mô những cũng u ám những điều chưa biết trước.

Nỗ lực giảm chi của Michael Lang

Trong số những nỗ lực giảm chi phí sản xuất chương trình, một vài yếu tố quan trọng đã bị bỏ đi khỏi kế hoạch ban đầu. Bao gồm chi phí vệ sinh tại địa điểm, tường bao quanh khu vực và chi phí bảo an cho sự kiện.

Để nói hậu quả từng mục.

Thứ nhất, chi phí vệ sinh. Ngày thứ hai của sự kiện, thứ vảy 24.07.1999, tất cả các buồng về sinh đều ngập trong chất thải của người tham dự, rác chất đống thậm chí ở gần khu vực biểu diễn.

Thứ hai, tường bao quanh khu vực sân khấu được đặt nham nhở và trang trí bằng những hình ảnh cổ động cho mục tiêu của Woodstock ’69, “tình yêu và hòa bình”. Nhưng tình yêu và cả hòa bình đều bị đạp đổ và làm mồi cho những cụm lửa trong khu vực sự kiện.

Kết quả đó đều do việc giảm chi thứ ba, thiếu đơn vị bảo an cho sự kiện. Đội ngũ bảo an chính của sự kiện, Peace Patrol, là một đám nhóc trong độ tuổi từ 22. Trong bộ phim tài liệu được phát sóng trên Netflix về sự cố này, một thành viên đội Peace Patrol lúc ấy đã nói như sau, “Chúng tôi gặp họ ngoài đường, họ rủ rê chúng tôi làm bảo an cho sự kiện và ra giá 500 đô cho việc chỉ cần xuất hiện. Đội của tôi cũng đều tập hợp từ những người lang thang trên đường phố New York, thậm chí một vài người còn dùng chất kích thích khi đang trong nhiệm vụ.”

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Những hình ảnh được cho là vào sáng Chủ Nhật ngày 25.07.1999, sáng ngày thứ ba của sự kiện.

Lần này, trời không mưa, những việc thuê lại căn cứ không quân Griffin đó, nhằm giảm chi phí, đã khiến cho thời tiết nóng bức của New Yorrk trở nên càng khinh khủng hơn gấp bội. Mặt đất căn cứ là bê tông, đổ cái nóng 100 độ F của New York tháng 7 lên những người tham dự. Ước tính khoảng 1200 người tham dự đã bị sốc nhiệt, mất nước và suy hô hấp do sốc nhiệt, đây chỉ là con số được đưa đi cấp cứu.

Có thể nói Woodstock ’99 là một cuộc bạo động. Với hơn 400,000 người thàm dự, bị giày vò dưới cái nóng New York lên đến khoảng 100 độ F (37-38 độ C) và bị thổi giá thức ăn ước uống, chưa kể đến mùi xú uế và chất thải không được dọn rửa. Nhưng mà khoan, còn nhiều nữa.

Độn giá

Năm 1999, một chai nước lọc dung tích 500ml có giá khoảng 0.60 xu (khoảng 1.07 đô hiện tại), nhưng lại được bán với giá 4 đô (khoảng 7.11 đô hiện tại) tại sự kiện. Trước đó tại lối check in vào khu vực sân khấu, ban tổ chức đã thu hồi hết tất cả thức ăn và nước uống của người tham dự.

Họ kiếm ra được tiền, rất nhiều tiền. Chi phí trung bình hơn 100 đô cho mỗi người để đến đây. Nếu làm một phép tính đơn giản, vị chi mỗi chiếc vé vào Woodstock ’99 là 100 đô không tính tiền đi lại và thức ăn nước uống, với số lượng hơn 400,000 người tham dự, số tiền họ thu được là vào khoảng 40,000,000 đô (khoảng 71,143,097.24 đô hiện tại). Chia cho chi phí, trả tiền line up, họ vẫn lời.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Dàn khán giả xếp hàng để được vệ sinh cá nhân, hình ảnh được cho là vào sáng ngày thữ ba của chương trình, Chủ Nhật 25.07.1999. Được biết, nguồn nước tại sự kiện lúc này đã trở nhiễm bẩn, gián tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của người tham dự.

Ấy vậy mà còn ăn bớt tiền catxe nghệ sĩ. Mở màn tiết mục đầu tiên của Woodstock ’99, James Brown đem lại được một set diễn đầy cảm xúc, những không ai biết chỉ suýt soát vài phút trước, quản lý của ông đã ngăn ông lên diễn vì ban tổ chức chưa hề cho cho họ một đồng nào.

Dành cho những cá nhân không xem được chương trình, Woodstock ’99 đồng ý phát sóng cả 3 ngày của Woodstock ’99 trên truyền hình với giá 59.95 đô cho một đăng ký xem, giá năm 1999. Và họ đã thu được gần như hòa vốn từ đó.

Đỉnh điểm của sự thù ghét là một cuộc bạo động diễn ra vào tối Chủ Nhật 25.07, ngày cuối cùng của sự kiện và chỉ ngay khi Red Hot Chilli Pepper diễn xong.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Peace Patrol, đơn vị bảo an của chương trình đang phải chật vật với khán giả quá khích.

Lineup hủy diệt

Những năm 90 của thế kỷ trước, Rock, Punk, Metal, tạo được một làn sóng cực kỳ mạnh trong giới trẻ Mỹ, nhóm người sau này là khán giả chính của WS 99. Những cái tên nổi trội như Korn, Limp Bitzkit, Red Hot Chilli Pepper, Push đều xuất hiện trên sân khấu của Woodstock ’99.

Sự bùng nổ trong âm nhạc của các ban nhạc trên đã khiến tình thế mất kiểm soát hơn bao giờ hết. Fred Durst, giọng ca chính của Limp Bitzkit, “Không thể đổ lỗi cho tôi được”, dù cho trước đó vài phút, anh đã nhảy lên một tấm ván với mong muốn được khán giả bên dưới đưa tay đẩy đi trong sự can ngăn của đội bảo an.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

RHCP cùng mông của Flea.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Flea, bassist của RHCP.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Klendis (cởi trần giữa khung hình) đang phân trần với thị trưởng Grffin (góc phải), “Họ không lắng nghe tôi đâu”.

Anthony Kledis, vocal chính của Red Hot Chilli Pepper đã từ chối mong muốn giảm sự căng thẳng của đám đông trong nỗ lực chờ dập lửa. “Họ không có nghe tôi đâu”, Kledis lặp lại vài lần trước khi bước ra sân khấu và chơi một bản cover ca khúc ‘Burn’ của Jimi Hendrix, rất trào phúng. Còn Flea thì đã lõa thể từ đầu set đến tận lúc chơi ‘Burn’. Sau bản cover, dưới khán giả đã bùng lên hằng hà sa số ngọn lửa khác.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Fred Durst, giọng ca chính của Limp Bitzkit, đang “rất muốn” được khán giả crowd surf đi. “Không thể đổi lỗi cho tôi được”, cũng là Durst.

Không thể cứu vãn

Với số lượng người cấp cứu do mất nước và kiệt sức lên tới hơn 1,200 người, sự kiện vẫn được diễn ra dưới mùi thối của chất thải người, với “bùn” làm từ chính chất thải đó và một đám đông nam giới thô thiển và bạo lực.

Những pit để mosh lên tới 3-40 người. Những đám lửa được bồi lên mỗi lúc mỗi lớn và “can xăng” cuối cùng của ban tổ chức đã làm cho mọi thứ sụp đổ.

Chuyện là đã có rất nhiều người rời đi từ ngày thứ Bảy và sáng Chủ Nhật, nhưng với sự hứa hẹn một “nhân vật/tập thể đặc biệt” sau RHCP, hơn 250,000 người vẫn ở lại đến khuya và chịu đựng.

Và rồi không hề có ai xuất hiện.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Rác thải tại sự kiện, địa điểm được chụp cách chưa đến 10m sân khấu. Chúng ta có thể thấy rất rõ hướng của khán giả và các khung xà.

Mọi nỗ lực ở lại và chịu đựng buổi diễn với trạng thái mệt mỏi, giá thành thực phẩm tại sự kiện cao hơn gấp 8 lần. Chưa kể càng về Chủ Nhật thì hàng hóa lại càng ít đi, khiến cho một chai nước càng đắt hơn. Một chiếc burrito có giá 8 đô. Để đổi lại vài phút của Jimi Hendrix trên màn hình led khu vực DJs.

Cao trào khiến cho 250,000 thanh niên kiệt sức, mất nước và bạo lực đó phá tan hết bất kỳ thứ gì liên quan đến ban tổ chức chương trình. Trụ âm thanh bị đập nát, thùng rác và rác thải ném vào phía sân khấu. Khu vực tường bao quang bị kéo đổ và dùng làm mồi cho những ngọn lửa đang trở nên dữ dội.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Sau khi RHCP, những ngọn lửa “trại” giữa New York như thế này được cháy lên, cùng những khán giả quá khich với hành động tương tự.

Tấn công vào khu vực quầy bán hàng

Ước tính vào khoảng 60-70,000 đô tiền mặt đang được giữ trong khu vực quầy bán hàng, 3 chiếc ATM và nhiều merch khác của nghệ sĩ. Tấn cả đều bị đàn “châu chấu” cướp sạch. Thiệt hại kéo lan sang khu vực nhà ở của nhân viên, khiến họ thậm chí phải chốt khóa cửa từ bên trong chịu trận.

12 xe tải container đã bị thiêu, trong số 12 chiếc, một vài chiếc vì bình xăng và các nhiên liệu khác vẫn còn nên những vụ nổ đều gây thiệt hại lớn cho cả người và vật.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

12 xe tải bị thiêu rụi, một vài chiếc vì bình xăng và các nhiên liệu khác vẫn còn nên những vụ nổ đều gây thiệt hại lớn cho cả người và vật.

Và đó là kết thúc của Woodstock ‘99, đã không còn một sự kiện nào được diễn ra nữa.

Số lượng người chết vào khoảng 5 người trong và về sau sự kiện. Số lượng bị thương do các cuộc tấn công, do mosh pit, do ngộ độc nguồn nước vì không đảm bảo được vệ sinh, kiệt sức, mất nước, gãy chân, quá liều do chất kích thích, bị thương do tấn công tình dục, bỏng nặng được chữa trị tại các trung tâm sức khỏe và bệnh viện là 253 người; chữa trị tại khu vực y tế của sự kiện là khoảng 4000 – 4500 người. Tuy nhiên con số chưa chính thức có thể lên tới 8000 – 10000 người.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Một trong những ngọn lửa cháy trong khu vực quầy bán hàng.

Hậu quả do đâu?

Michael Lang và John Scher là những người theo chủ nghĩa tích cực, trong những buổi họp báo trước, trong và sau chương trinh, họ vẫn đồng ý và khẳng định “mọi thứ đang diễn ra rất tốt”. Và ý niệm tích cực đó vẫn được nêu lên ngay cả khi phóng viên đề cập “Các ông nói thế nào về tin tức hàng hào đã bị đám đông đạp đổ? Họ muốn giữ lại một thứ gì đó để gợi nhớ đến Woodstock ‘99, cũng không trách được khi hàng rào đã được chúng tôi trang trí rất đặc sắc.”

Lang biết rõ là mọi thứ đã “về mo” và không hề có cách nào cứu vãn nữa. Vì nếu không, ông là một người đần độn. Nên cố đấm ăn xôi, cố gắng ăn xổi từ khán giả và chương trình.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Hình ảnh đặc trưng trên các một sắt dựng sân khấu. Khán giả quá khích sau khi tấn công sân khấu đã quyết đánh sập các tháp nâng đỡ.

Về phần khán giản, năm 1999 những thanh niên sinh ra vào khoảng 1970 đều ở đó. Thế hệ “baby boomers”, ám chỉ những người sinh ra trong thập kỷ 70s ở Mỹ, đều có một đặc trưng và văn hóa, “frat boys”. Nôm na là văn hóa kỳ thị và tấn công, lăng mạ phụ nữ của một số lượng đàn ông trưởng thành. Văn hóa frat này dễ thấy nhất trong các môi trường công sở, đại học và các ngành nghề chiếm tỉ lệ nam giới cao hơn nữ giới.

Văn hóa frat boy này tấn công trực tiếp vào cơ thể và tâm lý phụ nữ. Những hành động tiêu biểu của năm giới Woodstock ’99 đã hành động có thể kể đến như chạm vào cơ thể phụ nữ, tấn công và lăng mạ bằng lời nói. Rất dễ để thấy những cô gái trẻ được đám đông khiêng trên tay và đẩy về phía khán đài, nhưng những bàn tay đó xen lẫn hành động xâm phạm cơ thể.

Nếu Woodstock ‘99 được ví như một thành phố nhỏ bởi số lượng người tham dự lên đến hàng trăm nghìn, thì số tai nạn và nạn nhân khai báo về tấn công tình dục cao hơn bất kỳ thành phố có thực nào trên Thế Giới. Sau khi Woodstock ’99 kết thúc, ước tính có khoảng 4 nạn nhân về xâm hại tình dục, hàng số về những cuộc khai báo đã được ghi nhận không rõ số lượng và khoảng 44 cá nhân đã bị bắt sau sự kiện vì tội xâm hại và quấy rối tình dục.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Một người phụ nữ được cõng trên vai trong tư thế bán khỏa thân.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Đơn vị cảnh sát khu vực và trung ương đều xuất hiện.

Những số lượng nữ giới khoe thân cũng nhiều đến bất ngờ. Nhiều đến mức nào? Dave Matthew nói trong lúc ở trên sân khấu rằng: “Quá nhiều ngực!”. Chi tiết tôi sẽ không đề cập, tuy nhiên nhiều báo các cả về nạn nhân lẫn thủ phạm tấn công đều cho rằng nguyên nhân ở việc quá nhiều người tự động cởi áo của họ cho nên “nam giới có quyền đụng vào và yêu cầu họ cởi ra”. Việc bị yêu cầu, ép buộc cởi áo tại Woodstock ’99 cũng ảnh hưởng đến Rosie Perrez và Sheryl Crow khi họ liên tục bị catcall và la mắng, chửi bới.

âm nhạc, woodstock, woodstock ’99: một trong những sự kiện âm nhạc tệ nhất lịch sử

Làn sóng tẩy chay boy band trên sân khấu của WS99 cực kỳ lớn. The Offspring lúc bấy giờ đã dựng lên 4 hình nộm các thành viên Backstreet Boys và lần lượt dùng vật đạp nát tất cả.

Woodstock lấy cảm hứng từ quê nhà của vị nhạc sĩ vĩ đại Bob Dylan, với khẩu hiệu “tình yêu và hòa bình”. Mặc dù đã trải qua 3 mùa Woodstock Music & Art Fair lớn nhất từ trước đến nay, và cả việc 3 mùa đều có một thứ gì đó tệ-nhất-từ-trước-đến-nay, chúng ta cũng không thể phủ nhận việc WS đã truyền cảm hứng và làm bài học cho nhiều bên khác nhau về việc tổ chức sự kiện cũng như truyền bá thông điệp lớn nhất về TÌNH YÊU VÀ HÒA BÌNH.

Dù cho càng về cuối chương trình thì ý nghĩa nó càng bị hao mòn đi.

Thông tin bài viết được chắt lọc và biên soạn trên các nguồn sau:

  • Phi tài liệu ‘Trainwrck: Woodstock ‘99’, sản xuất bởi Netflix.
  • ‘Tản mạn (ep. 3): Woodstock 1969 và rặt những điều kỳ quặc’ của blog EmoodziK.
  • ‘Tản mạn (ep. 4): Woodstock 1994 và rặt những bổn cũ soạn loại’ của blog EmoodziK.
  • ‘The Wildest Comments Made by Woodstock 99 Promoter John Scher’ của tạp chí Esquire .
  • ‘Rome, N.Y., Mayor Says Woodstock ’99 Troubles Are Not His Problem’ của kênh MTV.
  • ’19 Worst Things About Woodstock ’99′ của tạp chí Rolling Stone.

Đăng bởi: Thảo Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก