Gia Đình Tâm Sự

Phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Quần áo "bó" đã vô hình kiểm soát và giới hạn phụ nữ trong mọi hoạt động của đời sống nhưng đó có phải là điều tự nhiên?

Kiểm soát trang phục của phụ nữ vẫn luôn là một trong những cách hiệu quả để hạn chế quyền lực kinh tế, xã hội, văn hoá của phụ nữ, thường dưới những danh hiệu như “nét đẹp dịu dàng, đằm thắm, kín đáo, duyên dáng, truyền thống”, những hình ảnh minh họa ấn tượng trên các tạp chí thời trang hay trang phục của các ngôi sao trên màn ảnh.

Đặc tính “bó” của trang phục nữ có tác dụng kiểm soát hiệu quả không ngờ: vận động khó khăn, giới hạn cơ hội tham gia hoạt động tập thể, bắt buộc phải quan tâm đến cân nặng để tránh lộ khuyết điểm, ảnh hưởng chế độ ăn để lượng năng lượng nạp vào chỉ luôn vừa đủ, dễ bị đánh giá bởi các tiêu chuẩn đoan chính, mực thước hơn.

Sự đoan chính này đôi khi được trả giá bằng mạng sống: Đa số nạn nhân bị chết do các cơn sóng thần ở Nam Á vào năm 1991, 2004 là nữ, vì họ không biết bơi, từ nhỏ không được dạy bơi vì trang phục bơi phải phô bày da thịt, họ cũng gặp lúng túng, khó khăn khi chạy thoát lên cây, mái nhà do trang phục không phù hợp với việc leo trèo.

Trong những thời kì lịch sử, văn hoá mà nữ giới đóng vai trò tương đối bình đẳng với nam giới thì quần áo của nam và nữ lại càng tiến gần với nhau.

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Trang phục Hai Bà Trưng trong tranh Đông Hồ so với trong những dự án của các bạn trẻ luôn đơn giản hơn.

Trang phục truyền thống người Kinh: Ở nơi mà phụ nữ cũng tham gia sản xuất, lao động nông nghiệp như đàn ông, thì trang phục đó phải phục vụ tối đa cho vận động: áo yếm, váy đụp. Phải tới khi Pháp vào, họ mới áp đặt những thứ “đoan trang, đứng đắn” dành cho phụ nữ.

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Ngày nay chúng ta vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng thực dân này để quay về truyền thống giải phóng phụ nữ của ông cha mình.

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Áo dài nữ hiện đại là thứ khiến phụ nữ bất tiện, hạn chế vận động khi bóp lại ở hầu hết những bộ phận cần cử động, lại còn không có cái túi nào, nguy hiểm khi lái, ngồi xe hai bánh.

Trang phục phụ nữ thời chiến tranh: Phụ nữ thành lực lượng lao động, sản xuất chính khi đàn ông đánh trận.

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Nếu nhìn từ góc độ lấy cuộc chiến làm trung tâm với “tiền tuyến – hậu phương” thì có vẻ phụ nữ đang làm công việc hỗ trợ, nhưng nếu nhìn từ góc độ gia đình, xã hội thì phụ nữ đang là người quản lý, duy trì xương sống của xã hội Việt Nam bấy giờ.

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Ở phương Tây trong Thế Chiến, phụ nữ ngập tràn trong các công xưởng, nhà máy mà cách mạng trang phục xảy ra ngay trước đó để phụ nữ sẵn sàng vai trò điều hành xã hội.

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?
chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Ở Nam Bộ, áo bà ba nam và nữ rất giống nhau, rất “unisex”, mặc dù hay được hiểu là sự đơn giản, tiết kiệm nhưng vẫn chưa được nhìn nhận như một sự giải phóng và phát huy tiềm năng tối đa của nữ giới. Sau chiến tranh, áo bà ba nữ không rộng và thẳng áo như trước mà được chít eo hơn để “thể hiện rõ các đường cong trên cơ thể.”

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Nhiều dân tộc thiểu số hiện nay trang phục của nữ cũng rất thoải mái, nhưng vẫn có xu hướng bị ảnh hưởng bởi gu thẩm mỹ đàn ông dân tộc đa số và củng cố lại bằng truyền thông: Các váy truyền thống của phụ nữ vốn rộng rãi dài qua đầu gối thì nay lại bó sát, dài tận tới chân. Khi search “trang phục truyền thống…” thì hầu hết hình ảnh hiện ra là trang phục nữ, vì trang phục nam thì đã được giải phóng cho phù hợp cuộc sống hiện đại.

chuyện phái đẹp, nhận định, thế giới thời trang, top stories, phụ nữ đã bị hạn chế quyền lực thông qua trang phục như thế nào?

Ý tưởng về Luật Quốc phục bị mâu thuẫn ở chỗ nó hay chỉ được thảo luận trong phạm vi áo dài nữ, và khi có ý kiến đề xuất nam sinh phải mặc áo dài thì một hiệu trưởng (nam) lập tức phản đối vì “thời tiết hiện nay rất khắc nghiệt, mật độ cây xanh che phủ không còn nhiều, không phải trường học nào cũng có máy lạnh, các em năng động, luôn chạy giỡn hoặc chơi thể dục thể thao, các em sẽ bị hạn chế và làm ảnh hưởng tới các hoạt động của nhà trường.” Thầy chốt lại là “nếu cần gìn giữ trang phục nét đẹp truyền thống áo dài, theo tôi nên duy trì ở nữ giới.”

Hệ thống giá trị ăn mặc đã kết hợp việc “tưởng thưởng” cho những cá nhân tuân theo chuẩn mực (duyên dáng, xinh đẹp, quyến rũ) và “trừng phạt” những cá nhân lệch chuẩn (lôi thôi, phản cảm, chơi bời) để lôi kéo chính phụ nữ vào tiến trình kiểm soát lẫn nhau.

Xin kết lại bằng câu chuyện tôi hay kể, trích trong hồi kí Phạm Duy:

“Rồi lúc đó lại có thêm một biến động nữa làm cho dân Hà Thành nhốn nháo cả lên. Đó là một phong trào do cô Hoàng Thị Nga khởi xướng, với một nhóm thiếu nữ mặc quần áo chẽn, biểu dương tinh thần bình đẳng với nam giới bằng cách phăng phăng đi bộ trên đường cái, từ Bạch Mai tới Vạn Thái, vượt được con đường “chông gai” dài những… 4 cây số! Đây cũng là một chủ trương biến đổi phong hoá. Thanh niên bây giờ phải khoẻ mạnh, phải ham chuộng thể thao. Con gái cũng không thua con trai đâu nhé!

Người Hà Nội gọi phong trào này là “Tiểu Thư Đi Bộ”. Ai cũng lắc đầu le lưỡi bảo nhau: “Con gái nhà ai vô phúc hay sao mà dám mặc quần đùi đi bộ như thế kia nhỉ?” Một ông giáo dạy tiếng La Tinh tên Pétrus Lê Công Đắc — người mà cả Hà Nội cho là “gàn bát sách” — còn viết một vở hài kịch để chế nhạo các tiểu thư đi bộ này.”

Đăng bởi: Nguyễn Thị Bảo Chăm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก