Marketing

4P trong Marketing là gì? Bước phát triển các yếu tố trong chiến lược 4P

Có ít nhất một lần các bạn đã từng nghe đến cụm từ 4P trong Marketing rồi phải không? Một vấn đề khác chúng tôi đặt ra, cho dù kế hoạch Marketing của bạn có hoàn hảo đến đâu đi nữa nhưng nếu bạn không thường xuyên xem xét, đánh giá lại các yếu tố như sản phẩm, thị trường, giá bản để thích nghi với môi trường biến đổi hay sự thay đổi của khách hàng thì kế hoạch đó của bạn coi như không tiềm năng. Chiến lược Marketing 4P từ đó được chú trọng rất nhiều. Ngay sau đây, chúng ta cùng đi tìm hiểu và phân tích 4P nhé!

4P trong Marketing là gì?

Tên gọi đầu tiên của 4P được giới thiệu dưới thuật ngữ  Marketing Mix hay Marketing hỗn hợp. Nhưng dưới tên Marketing mix đó, nó bao gồm khá nhiêu yếu tố như sản phẩm, kế hoạch, phân phối, giá cả, thương hiệu, bao bì, quảng cáo, khuyến mãi…

Sau đó, chúng được E. Jerome McCarthy gộp lại thành 4 nhóm yếu tố cơ bản là sản phẩm, giá, địa điểm, xúc tiến.

Như vậy, 4P trong Marketing là mô hình Marketing bao gồm 4 yếu tố cơ bản là Product, Price, Place, Promotion. 4 yếu tố này có tầm ảnh hưởng rất lớn đến doanh thu của doanh nghiệp bạn.

4p trong marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược 4p, phân tích 4p, kiến thức, marketing, 4p trong marketing là gì? bước phát triển các yếu tố trong chiến lược 4p

Chiến lược 4p rất quan trong trong sự phát triển của doanh nghiệp

Các yếu tố cơ bản trong chiến lược Marketing 4P

1. Product (Sản phẩm)

Bạn sẽ bán sản phẩm là gì?

Đây là 1 trong 4P Marketing, khi phân tích chiến lược 4P thì bạn cần phân tích yếu tố này đầu tiên. Bạn cần xác định xem mình bán những gì, bạn phải hiểu nhu cầu của khách hàng của mình mong muốn những gì từ mình để từ đó điều chỉnh sản phẩm mà bạn bán để đáp ứng được những nhu cầu đó.

Bạn nên nhớ, nếu chúng ta đáp ứng được mong đợi của khách hàng thì bạn càng có nhiều cơ hội để người mua mua hàng của bạn, giới thiệu bạn với những người khác và sẽ chọn bạn là sản phẩm trung thành trong tương lai.

Sản phẩm của bạn sản xuất phải là sản phẩm:

– Hàng tiện dụng: Đây là sản phẩm thường xuyên, có chi phí thấp.

– Hàng mua sắm: Người dùng sẽ so sánh với những sản phẩm khác.

– Mặt hàng đặc biệt: Người dùng chỉ mua một vài lần vì quá đắt tiền.

– Mặt hàng thụ động: Loại hàng mà người tiêu dùng không hề biết đến và không mong muốn sử dụng như bảo hiểm tai nạn, dịch vụ mai táng.

Khi lên chiến lược 4P trong Marketing thì bạn cố gắng hiểu rõ sản phẩm của mình để định giá bán, địa điểm và xúc tiến nó ở những bước tiếp theo.

4p trong marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược 4p, phân tích 4p, kiến thức, marketing, 4p trong marketing là gì? bước phát triển các yếu tố trong chiến lược 4p

Hãy hiểu rõ về sản phẩm của bạn trước khi xây dựng chiến lược 4p

2. Price (giá)

Bạn định giá bán sản phẩm của mình bao nhiêu trên thị trường?

Trước khi định giá bán, bạn cần tính chi tiết chi phí, giá thành làm ra sản phẩm.

– Nếu bạn để giá thấp, điều đó khiến khách hàng nghĩ sản phẩm của bạn kém chất lượng và bạn sẽ có lợi nhuận ít.

– Nếu bạn để giá quá cao thì khách hàng có thể mua ít đi và mua với số lượng nhỏ.

Khi xác định chi phí, bạn sẽ xét đến chi phí cố định, chi phí biến đổi, giá sản phẩm của những đối thủ cạnh tranh, số tiền khách hàng sẵn sàng thanh toán cho sản phẩm của bạn.

Sau khi xem xét đủ những yếu tố đó, thì bạn sẽ xác định lợi nhuận thu về từ nguồn hàng hoặc dịch vụ của mình.

Bạn cần cố gắng phân tích P này một cách chuẩn xác vì lợi nhuận bạn đem về cho doanh nghiệp phụ thuộc hết vào giá bán.

4p trong marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược 4p, phân tích 4p, kiến thức, marketing, 4p trong marketing là gì? bước phát triển các yếu tố trong chiến lược 4p

Có những chính sách giá bán phù hợp

3. Place (Địa điểm)

Mọi người sẽ tìm đến mua sản phẩm của bạn ở đâu? Địa điểm sẽ là nơi để bạn bán sản phẩm và cách bạn phân phối nó. Bạn cần đặt câu hỏi trước khi lập chiến lược 4P về yếu tố Place như sau:

– Bạn sẽ bán sản phẩm trực tiếp cho khách hàng  hay bạn sẽ phân phối nó.

– Bạn sẽ tự bán hay đi thuê người bán, hay bạn sẽ bán qua các sàn thương mại điện tử.

– Địa điểm bán hàng trực tiếp của bạn có thực sự dễ tìm hay không?

Dù bạn là doanh nghiệp lớn hay người bắt đầu kinh doanh thì việc lựa chọn và thiết lập địa điểm rất quan trọng, nó giúp bạn ổn định được địa điểm kinh doanh của mình.

4p trong marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược 4p, phân tích 4p, kiến thức, marketing, 4p trong marketing là gì? bước phát triển các yếu tố trong chiến lược 4p

Địa điểm bán ảnh hưởng rất nhiều đến lượng mua của người tiêu dùng

4. Promotion (Xúc tiến)

Xúc tiến trong Marketing bạn có thể hiểu đó là hình thức quảng bá để cho nhiều người biết đến, khách hàng tìm đến bạn và muốn mua ngay sản phẩm của bạn.

Để làm được điều đó thì người dùng cần phải biết đến sản phẩm của bạn, có ấn tượng tích cực và tin tưởng vào sản phẩm của bạn.

Một số hình xúc tiến như quảng cáo trên báo chí, mạng internet, social, tham gia triển lãm, hội chợ, marketing trực tiếp…

Khi xác định hình thức xúc tiến thì bạn cần phải xem hình thức đó có phù hợp với doanh nghiệp và ngân sách không? Và chắc chắn rằng bạn đang quảng cáo sản phẩm của mình ở nơi mọi người nhìn thấy.

4p trong marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược 4p, phân tích 4p, kiến thức, marketing, 4p trong marketing là gì? bước phát triển các yếu tố trong chiến lược 4p

Dùng xúc tiến bán để thu hút khách hàng

Ngoài ra, bạn đọc cũng có thể tham khảo những khóa học online marketing để có được nhiều kiến thức về marketing cũng như các bước triển khai kế hoạch cụ thể cho doanh nghiệp của mình.

5 bước phát triển các yếu tố trong chiến lược Marketing 4P

Xác định sản phẩm bán một cách rõ ràng

Sản phẩm là yếu tố đầu tiên và không thể thiếu trong chiến lược Marketing mix. Khi phát triển sản phẩm, các bạn cần xác định rõ ràng các vấn cơ bản về sản phẩm như: Khách hàng sẽ nhận lại được gì từ sản phẩm/dịch vụ của bạn? Kích cỡ, màu sắc, tên gọi sản phẩm của bạn sẽ như thế nào? Làm thế nào để chúng trở nên khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Chuỗi cửa hàng phục vụ thức ăn nhanh của KFC với menu có đầy đủ đồ ăn lẫn thức uống để phục vụ khách hàng với sản phẩm chủ yếu là gà rán và các sản phẩm khác như salad, hamburgers, sandwiches, nước uống…

Trong 4P, việc xác định rõ sản phẩm mình muốn bán là yếu tố cơ bản quyết định đến thương hiệu, cũng như hình ảnh của KFC. Khi nhắc tới chiến lược sản phẩm trong tổng thể chiến lược Marketing 4P, chúng ta phải kể đến sự kết hợp tuyệt vời của tẩm ướt 11 hương vị thảo mộc. Bên cạnh đó, công ty xác định được rõ món ăn chủ đạo mình bán là gì, khi nhắc đến KFC người tiêu dùng sẽ phải nghĩ ngay tới gà rán. Không những thế, KFC còn không ngừng tạo ra sự khác biệt và đa dạng hóa sản phẩm, kích thước và mẫu mã sản phẩm điều phù khác biệt với đối thủ khác.

Xác định điểm bán hàng độc đáo

Để doanh nghiệp của thể bán được nhiều hay ít hàng phụ thuộc rất nhiều vào địa điểm bán. Trước khi lựa chọn địa điểm bán hàng, bạn cần khảo sát nhu cầu của người dân ở đó trước để có phương pháp điều chỉnh chiến lược 4P.

KFC đã rất thành công khi nghiên cứu kênh phân phối của mình trải dài từ Bắc vào Nam với các cửa hàng lớn tập trung ở thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh. Chiến lược phân phối nằm trong chiến lược Marketing 4P của KFC đã tạo ra nhiều thuận tiện cho khách hàng khi muốn tìm kiếm một cửa hàng gà rán gần mình nhất.

Không những thế, các cửa hàng của KFC được đặt ở vị trí phân phối trong các siêu thị, trung tâm mua sắm, các ngã tư, ngã ba khu dân cư.

Thấu hiểu đối thủ

4p trong marketing, chiến lược marketing 4p, chiến lược 4p, phân tích 4p, kiến thức, marketing, 4p trong marketing là gì? bước phát triển các yếu tố trong chiến lược 4p

Doanh nghiệp cần tính các chi phí và các lợi ích đi kèm về giảm giá, bảo hành, ưu đãi, giá cả, sản phẩm… của đối thủ để từ đó xác định và phân tích được các bước đi tiếp theo của đối thủ.

Đối thủ nặng ký phải kể đến của KFC có lẽ là chuỗi cửa hàng của McDonald. Trong việc định giá và tính chi phí, McDonald khá khôn ngoan khi đi kết hợp chiến lược định giá gói và định giá tâm lý. Cụ thể, định giá gói, Mcdonald chuyên cung cấp các combo món ăn và định giá tâm lý thì bán với giá 49k, 99k thay vì là 50k hay 100k.

Phát triển chiến lược truyền thông

Dựa trên tập khách hàng tiềm năng, doanh nghiệp sẽ thiết lập cho mình một mức giá sản phẩm. Tuy nhiên, sau khi đã thiết lập xong mức giá, bạn cần phát triển chiến lược truyền thông Marketing. KFC đã chi tiền cho truyền thông và quảng cáo vô cùng mạnh mẽ. Hãng sử dụng rất nhiều kênh khác nhau trong Promotion như khuyến mãi, quảng cáo và PR.

Chiến lược Marketing 4P của KFC khi tung ra những TVC quảng cáo thương hiệu để người Việt Nam nhận thức thương hiệu gà rán với thông điệp “vị ngon trên từng ngón tay”. Không dừng ở lại đó, trong thời đại số phát triển như vũ bão, KFC còn sử dụng Facebook, Instagram, Twitter… hay nhưng banner quảng cáo để quảng bá, phủ sóng sản phẩm trên toàn thế giới.

Kết hợp 4P và kiểm tra tổng thể

Đến bước cuối cùng trong quá trình quá trình học quản trị kinh doanh online thực hiện chiếc dịch phát triển 4P, doanh nghiệp bạn cần phải xem xét các yếu tố trên kết hợp với nhau như thế nào. 4 yếu tố trong 4P Marketing phụ thuộc và liên quan rất mật thiết với nhau, nên bạn cần phải có cái nhìn thật tổng thể để xem xét chiến lược Marketing 4P có thực sự thành công hay không? Các kênh phân phối, kênh Marketing có đem lại được lượng bán cho doanh nghiệp không? Các chương trình quảng cáo có phù hợp với kênh phân phối không?

Lưu ý khi phát triển 4P trong Marketing Mix

Bạn có biết không, óc sáng tạo và khả năng nắm bắt được xu hướng là hai yếu tố yêu cầu phải có một Marketing. Nhưng chúng ta nên biết rằng, chỉ dựa vào 2 yếu tố này thì chưa đủ để doanh nghiệp của bạn phát triển mạnh trên thị trường, chính vì thế, bạn cần phát triển thêm cả chiến lược 4P trong marketing mix.

Với những chia sẻ về 4p trong Marketing ở trên, chúng tôi tin rằng các bạn sẽ có thêm cho mình những kiến thức có ích khi xây dựng các chiến lược Marketing cho doanh nghiệp của mình và biết vận dụng nó một cách thông minh.

Cảm ơn bạn và chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Phạm Bằng Giang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก