Kiến Thức Marketing

Bật mí từ A đến Z mô hình SWOT bạn đã biết chưa?

Bán hàng online đang rất phát triển và nó là hình thức kinh doanh được rất nhiều tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp lựa chọn để gia tăng doanh số. Với những bạn marketer đang làm việc cho những doanh nghiệp đang bắt đầu kinh doanh, startup thì việc phân tích được SWOT rất quan trọng. Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ giới thiệu tất tần tất những điều cần biết về mô hình SWOT.

Mô hình SWOT là gì?

Các cụ ngày xưa có câu biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng quả không bao giờ sao. Khi bạn biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân mình để từ đó tìm ra những cơ hội và thách thức khi kinh doanh, vượt mặt đối thủ.

mô hình swot, kiến thức, marketing, bật mí từ a đến z mô hình swot bạn đã biết chưa?

Mô hình SWOT giúp doanh nghiệp định hướng

Một vấn đề thực tế chúng tôi muốn đặt ra để bạn hiểu rõ về SWOT. Vừa qua, đất nước Việt Nam ta bị đại dịch Covid 19 càn quét, chỉ sau vài tháng ngắn ngủi nó đã khiến cho hàng trăm nghìn doanh nghiệp lớn nhỏ phải dừng cuộc chơi. Nhưng bên cạnh đó, có rất nhiều doanh nghiệp vẫn chiến thắng và xoay sở được qua đại dịch khủng khiếp này. Vậy, lý do là ở đâu?

Câu trả lời đơn giản bởi vì họ biết phân tích SWOT.

SWOT là từ viết tắt 4 từ: Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây là mô hình phân tích kinh doanh dành cho tất cả mọi doanh nghiệp muốn cải thiện công việc kinh doanh của mình đi đúng hướng, phát triển một cách toàn diện.

Phân tích mô hình SWOT

Phân tích SWOT là một công cụ cực kỳ đơn giản nhưng hiệu quả để giúp công ty của bạn phát triển các chiến lược kinh doanh, cho dù bạn đang xây dựng một công ty khởi nghiệp đi chăng nữa.

Điểm mạnh và điểm yếu là 2 yếu tố bên trong của công ty,  những thứ mà bạn có quyền kiểm soát và có thể thay đổi. Ví dụ, trong công ty những thứ như bằng cấp, thương hiệu, tài sản là điểm mạnh.

Cơ hội và mối đe dọa là bên ngoài, những thứ đang diễn ra bên ngoài công ty của bạn, trong thị trường lớn hơn. Bạn có thể tận dụng các cơ hội và bảo vệ khỏi các mối đe dọa, nhưng bạn không thể thay đổi được chúng. Ví dụ bao gồm các đối thủ cạnh tranh, giá nguyên liệu thô và xu hướng mua sắm của khách hàng.

mô hình swot, kiến thức, marketing, bật mí từ a đến z mô hình swot bạn đã biết chưa?

Phân tích SWOT là một công cụ cực kỳ đơn giản

Điểm mạnh(Strengths)

Điểm mạnh là những thứ mà công ty bạn có đê có thể tự tin vượt qua được đối thủ cạnh tranh. Nó là những tác nhân bên trong của doanh nghiệp có tính tích cực, có lợi để doanh nghiệp của bạn đạt được mục tiêu.

Cụ thể những lợi thế về nguồn lực, tài sản, con người, kinh nghiệm, dữ liệu, tài chính, giá, chất lượng sản phẩm… Nguồn lực nội bộ như kỹ năng nghề nghiệp, kiến thức chuyên môn…

Điểm yếu(Weaknesses)

W – là một yếu tố cần phân tích trong mô hình SWOT. Đây là những tác nhân bên trong doanh nghiệp mang tính chất tiêu cực hoặc gây hại cho doanh nghiệp để doanh nghiệp không thể đạt được mục tiêu mình đã đặt ra. Cụ thể, đó là những công việc làm chưa tốt, đội ngũ nhân viên không đoàn kết, đấu đá nhau, nội bộ công ty gặp trục trặc.

Cơ hội (Opportunities)

Là những tác nhân bên ngoài doanh nghiệp mang tính  tích cực giúp doanh nghiệp làm bàn đạp để phát triển, đạt được lợi thế kinh doanh như thị trường thuận lợi, phúc lợi…

Nguy cơ (Threats)

Là những tác nhân bên ngoài của doanh nghiệp  như thị trường kinh doanh, đối thủ cạnh tranh mạnh, chính sách, rào cản pháp luật, thuế quan là những  tác nhân gây khó khăn cho doanh nghiệp trong việc đạt được mục tiêu.

Qua việc phân tích SWOT chúng ta phần nào xác định được điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ, thách thức của doanh nghiệp sẽ đương đầu trong tương lai để từ đó có những khắc phục, hạn chế rủi ro gặp phải.

Ai nên thực hiện việc phân tích mô hình SWOT

Để phân tích SWOT có hiệu quả, những người sáng lập và lãnh đạo công ty cần phải tham gia sâu. Đây không phải là nhiệm vụ mà người quản lý có thể được giao cho nhân viên khác.

Tuy nhiên, ban lãnh đạo công ty cũng không nên tự mình thực hiện công việc. Để có kết quả tốt nhất, bạn sẽ muốn tập hợp một nhóm người có quan điểm khác nhau về công ty. Chọn những người có thể đại diện cho các khía cạnh khác nhau của công ty cụ thể: bán hàng, dịch vụ khách hàng đến tiếp thị và phát triển sản phẩm.

mô hình swot, kiến thức, marketing, bật mí từ a đến z mô hình swot bạn đã biết chưa?

Những nhà quản lý cấp cao nên biết cách phân tích SWOT

Các công ty đổi mới thậm chí còn nhìn ra bên ngoài cấp bậc nội bộ của chính họ khi họ thực hiện phân tích SWOT và lấy ý kiến ​​đóng góp từ khách hàng để thêm tiếng nói độc đáo của họ vào hỗn hợp.

Nếu bạn đang bắt đầu hoặc tự mình điều hành một doanh nghiệp, bạn vẫn có thể thực hiện phân tích SWOT. Tuyển dụng các quan điểm bổ sung từ những người bạn biết một chút về doanh nghiệp của bạn, kế toán của bạn, hoặc thậm chí các nhà cung cấp và nhà cung cấp. Điều quan trọng là có những quan điểm khác nhau.

Các doanh nghiệp hiện tại có thể sử dụng phân tích SWOT để đánh giá tình hình hiện tại của họ và xác định chiến lược để hướng tới. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mọi thứ liên tục thay đổi và bạn sẽ muốn đánh giá lại chiến lược của mình, bắt đầu với một phân tích SWOT mới sau mỗi sáu đến 12 tháng.

Như vậy, chúng tôi đã chia sẻ cũng như phân tích cho các bạn mô hình SWOT, thông qua đó, là một nhà quản lý cấp cao các bạn có thể định hướng được cho doanh nghiệp của mình phát triển toàn diện.

Đối với các công ty khởi nghiệp, phân tích SWOT là một phần của quá trình lập kế hoạch kinh doanh. Nó sẽ giúp hệ thống hóa một chiến lược để bạn bắt đầu đi đúng hướng và biết được hướng đi mà bạn định đi.

Ngoài ra, bạn đọc muốn hiểu rõ hơn những kiến thức hữu ích về cách lập kế hoạch kinh doanh, tối ưu chiến dịch quảng cáo hãy truy cập vào trang web Unica.vn để tham khảo các khoá học marketing đang hot nhất hiện nay.

– Kinh nghiệm bán hàng Online – Học hỏi để thành công

– Chiến lược là gì? Bật mí chiến lược kinh doanh thành công

Đăng bởi: Trần Thắng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก