Kiến Thức Marketing

Bộ máy tìm kiếm của Google vận hành như thế nào?

Các công cụ tìm kiếm của Google có chức năng thu thập dữ liệu, xây dựng các chỉ mục và xác định những trang web mà nó cho là phù hợp nhất theo danh sách thứ hạng theo trang kết quả của Google khi người dùng tìm kiếm. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ về bộ máy tìm kiếm vận hành như thế nào trong Google để giúp bạn có các phương pháp định hướng website của mình một cách tốt nhất.

Cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm Google

Để website được lên top và quyết định được thứ hạng sắp xếp của các website trên trang kết quả tìm kiếm thì Google có rất nhiều các công cụ, kỹ thuật để nghiên cứu, phân tích và đánh giá nội dung website của bạn. Nếu bạn đang làm SEO và bạn muốn đứng Top trong kết quả tìm kiếm của người dùng, bạn cần hiểu cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm Google để có thể xác định phương hướng xây dựng website doanh nghiệp của bạn sao cho hiệu quả.

Các bộ phận của Google bạn cần biết

Google có những kỹ thuật, công cụ để phân tích, đánh giá và chỉ mục được các website mà bạn cần nắm rõ như sau:

– Thu thập dữ liệu (Spider) 
– Phân tích dữ liệu và lập chỉ mục
– Mã hóa – thuật toán

Công cụ tìm kiếm của Google hoạt động như thế nào?

Đầu tiên, Spider tìm kiếm tới các website đã và đang hoạt động trên Google và có những cập nhập nội dung mới hoặc những website mới hoạt động, sau đó spider sẽ bắt đầu tìm kiếm với một site nào đó theo các liên kết có trong trang, nó bắt đầu đọc sơ đồ website của bạn một cách rộng rãi, tổng quan nhất và nó sẽ lưu ý những từ mà nó nhìn thấy trong nội dung website của bạn và nơi nó nhìn thấy những từ đó. Những từ đó chính là những từ khóa (keyword) mà sau này người dùng sẽ tìm đến website của bạn khi gõ từ khóa lên thanh công cụ tìm kiếm của Google.

bộ máy tìm kiếm của google, vận hành bộ máy tìm kiếm của google, cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm google, kiến thức, marketing, bộ máy tìm kiếm của google vận hành như thế nào?

Spider tìm kiếm tới các website đã và đang hoạt động trên Google

Tiếp theo, từ các dữ liệu thu thập được, Google tiếp tục xây dựng các chỉ mục. Các website thì luôn thay đổi thông tin và cập nhập thông tin một cách liên tục và điều này có nghĩa là các Spider luôn luôn không ngừng crawling và Google cũng cần phải lưu trữ các thông tin tìm được theo một cách nào đó có hiệu quả nhất, các dữ liệu đó là các chỉ mục mà Google đã xây dựng.

Cuối cùng, dựa trên các dữ liệu mà Google thu thập được, Google tiếp tục mã hóa các thông tin để dự trữ trong CSDL và bảo mật các thông tin đó. Sau đó nó sẽ tiếp tục xây dựng các chỉ mục liên quan đến nhau vào cùng nhau để có thể giúp đáp ứng nhanh nhất, liên quan nhất khi người dùng tìm kiếm một thông tin nào đó trên Google thông qua từ khóa. Các chỉ này giúp mô tả nội dung về website dựa trên từ khoá, các chi tiết liên quan và vị trí của website của bạn (URL) và giúp website của bạn có thể tiếp cận người dùng một cách nhanh chóng. Ví dụ nếu website của Unica chưa các thông tin về khóa học tiếng anh online, marketing online, học yoga online,…là những khóa học trực tuyến thì chỉ mục website của Unica về phần các khóa học trực tuyến.

Google trả lời các kết quả tìm kiếm như nào?

Khi người dùng tìm kiếm các thông tin trên công cụ tìm kiếm của Google thông qua các từ khóa, các công cụ của Google sẽ bắt đầu quét và tìm các website phù hợp với tiêu chí liên quan và phổ biến để trả kết quả cho người dùng. Các website đạt yêu cầu đó là những website có những từ khóa, nội dung liên quan và phù hợp với từ khóa tìm kiếm của Google hay những website có thương hiệu uy tín và lượt truy cập vào website của người dùng cao.

bộ máy tìm kiếm của google, vận hành bộ máy tìm kiếm của google, cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm google, kiến thức, marketing, bộ máy tìm kiếm của google vận hành như thế nào?

Google thông qua các từ khóa bắt đầu tìm các website phù hợp

Các yếu tố quyết định xếp hạng website của bạn trên Google

Mục tiêu cuối cùng của các SEOer đó là có thể đưa website doanh nghiệp của mình lên vị trí đứng đầu trong trang kết quả tìm kiếm của Google. Những yếu tố quyết định thứ hạng website của bạn như sau:

– Keywords: Điều đầu tiên mà bạn cần quan tâm đó là xây dựng và xác định được từ khóa của trang web doanh nghiệp của bạn. Từ khóa hiệu quả là những từ khóa liên quan đến lĩnh vực kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp và phổ biến với truy vấn của người dùng.

– Nội dung website: Đây chắc chắn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu mà bạn cần lưu ý khi xây dựng một website chất lượng. Nội dung website của bạn cần liên quan đến từ khóa bởi nó chính xác là mang đến những thông tin cung cấp, giải đáp các vấn đề người dùng đang cần tìm kiếm. Bên cạnh đó, bạn cũng cần xây dựng một nội dung chuẩn SEO, rõ ràng để Google dễ dàng hơn trong việc hiểu được website của bạn.

– Các link trong website: Link trong website là một yếu tố quan trọng giúp thứ hạng website của bạn được tăng cao. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý là Google sẽ đánh giá website của bạn hiệu quả thông qua những link chất lượng chứ không phải số lượng link.

bộ máy tìm kiếm của google, vận hành bộ máy tìm kiếm của google, cơ chế hoạt động của bộ máy tìm kiếm google, kiến thức, marketing, bộ máy tìm kiếm của google vận hành như thế nào?

Những yếu tố quyết định thứ hạng website

Với những chia sẻ trên, bài viết hi vọng đã mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích về cách vận hành trong bộ máy tìm kiếm của Google cũng như cơ chế hoạt động của Google trong việc đánh giá thứ hàng của Website. Vậy đâu là cách giúp Website của bạn thành công leo lên top google và trụ vững trong các cuộc chơi của các ông lớn? Tuyệt đối đừng bỏ lỡ những bí quyết giúp bạn lập kế hoạch SEO, tối ưu Onpage và thành công đưa Website của mình lên Top Google với các khóa học SEO

Chúc các bạn tìm ra được phương pháp xây dựng website của mình hiệu quả và thành công!

Đăng bởi: Nguyệt Hoàng Thị Minh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก