Kiến Thức Marketing

Brief là gì? Những yếu tố tạo nên một bản Brief “chuẩn - chất”

Để các chiến dịch truyền thông đảm bảo được những gì mà doanh nghiệp mong muốn thì việc hiểu một bản brief là vô cùng quan trọng. Đưa ra một bản brief “chuẩn” sẽ giúp các agency/nhân viên marketing đưa ra sản phẩm nhanh và đúng ý bạn nhất. Đừng mất thời gian vào việc sửa đi sửa lại từng phần của kế hoạch chỉ vì hai bên không hiểu rõ ý nhau. Như vậy, brief là gì sẽ được bật mí ngay sau đây?

Brief là gì?

Brief nói ngắn gọn chính là bản tóm tắt dưới dạng văn bản những thông tin cần thiết, những yêu cầu về kế hoạch/chiến dịch/chiến lược marketing của client/cấp trên/đối tác, dựa vào đó mà agency/nhân viên marketing có thể hiểu và lập được kế hoạch đúng đắn.

Tùy vào mục đích và mục tiêu của kế hoạch, những thông tin trong brief sẽ có sự thay đổi. Ngắn hơn hay dài hơn, chi tiết hơn hay chỉ có vài đầu mục cơ bản điều đó hoàn toàn tùy thuộc vào nhu cầu doanh nghiệp.

Một bản Brief tốt không chỉ truyền tải được đầy đủ nội dung thông tin cần thiết về client và vấn đề client muốn giải quyết mà nó còn phải có sự sáng tạo, cảm hứng mà Agency muốn truyền vào.

brief là gì, kiến thức, marketing, brief là gì? những yếu tố tạo nên một bản brief “chuẩn - chất”

Birief hiểu đơn giản là bản tóm tắt kế hoạch marketing

Phân loại Brief

Communication brief: Là bản Brief sử dụng giữa Client và bộ phận Account trong Agency

– Project: Mục đích của của chiến dịch.

– Client: Tên đơn vị/công ty chủ đầu tư.

– Brand: Thông tin thương hiệu (Giới thiệu, đặc trưng, các hoạt động quảng bá trong quá khứ.

– Project Description: Mô tả những yêu cầu của dự án.

– Brand Background: Thông tin nền tảng (Thị trường/tình hình thương hiệu, các vấn đề mà thương hiệu đang gặp phải hiện nay, đối thủ cạnh tranh, điểm mạnh yếu của đối thủ..)

– Objectives: Mục đích truyền thông (Tăng độ nhận diện thương hiệu, tăng doanh thu, tái định vị thương hiệu…).

– Target Audience: Đối tượng mục tiêu (Thông tin nhân khẩu học, tâm lý, hành vi…).

– Message: Thông điệp truyền thông chính (Khơi dậy/ truyền tải thông điệp nào đến đối tượng mục tiêu).

– Coverage: Địa bàn thực hiện project.

– Budget: Ngân sách dành cho chiến dịch.

– Timing: Thời gian hai bên gặp nhau để trình bày ý tưởng lần đầu tiên.

Creative brief: Bản brief để Creative team làm việc

– Sau khi đã có được bản Communication brief trong tay, account sẽ chọn lọc được những thông tin quan trọng một cách ngắn gọn và súc tích đầy đủ nội dung rồi chuyển lại cho Creative team.

– Communication brief bao gồm rất nhiều thông tin về đối thủ, thị trường, tình hình kinh doanh…và không phải cái nào cũng cần thiết trong quá trình sáng tạo. Việc viết Creative brief sẽ giúp đội ngũ sáng tạo nắm bắt được các thông tin quan trọng, được định hướng chiến lược truyền thông và khơi nguồn cảm hứng sáng tạo qua các “keyword” đinh của chiến dịch.

Một Creative brief gồm có

– Job Description: Hạng mục công việc cụ thể của bộ phận Creative.

– Target Audience: Thông tin về khách hàng mục tiêu.

– Single – Minded – Proposition (SMP): Điểm khác biệt nhất của sản phẩm có khả năng tác động đến hành vi, tâm lý của khách hàng mục tiêu.

– Key Response: Mục tiêu hành động của khách hàng sau chiến dịch (VD: Họ sẽ bàn tán về sản phẩm, họ đến địa điểm mua hàng,họ dùng thử dịch vụ…)

– Desired Brand Character: Mong muốn cảm nhận khách hàng về sản phẩm/dịch vụ.

– Budget: Ngân sách dành cho chiến dịch.

Các yếu tố tạo nên một bản Brief “chuẩn – chất”

Việc các bạn  nhận một brief  nào đó mà không rõ ràng nguồn gốc và  kèm thêm có rất nhiều thay đổi sau đó khiến cho người agency bị xoay vòng chóng mặt  và không còn tính chuyên nghiệp của riêng mình. Thế nhưng đã bao giờ chúng ta tự hỏi rằng không phải ai cũng có thể lên được một bản tóm tắt hoàn chỉnh.

Thông tin doanh nghiệp ngắn gọn, xúc tích

brief là gì, kiến thức, marketing, brief là gì? những yếu tố tạo nên một bản brief “chuẩn - chất”

Một trong những thách thức lớn nhất là giữ cho bản  Brief tóm tắt của bạn phải vừa ngắn gọn, dễ hiểu và thật sự xúc tích. Để việc thực hiện chiến dịch một cách tốt nhất bạn nên bắt đầu với các khối thông tin quan trọng cần thiết và cho vào trong bản Brief. Tiếp đó đặt mục tiêu và trách nhiệm cụ thể cho từng nội dung.

Tất cả những điều này cho thấy hiểu được bản Brief là gì rất quan trọng liên quan đến việc tạo ra nội dung hoàn chỉnh. Bao gồm những câu hỏi như:

– Vấn đề gì cần được giải quyết?

– Các đối tượng mục tiêu là ai?

– Sản phẩm, dịch vụ hoặc giải pháp nào sẽ giải quyết được vấn đề cốt lõi?

– Giải thích mục tiêu của bạn là gì?

Đây được coi là phần quan trọng nhất của bản Brief, bạn cần xác định mục tiêu cũng như chiến lược mà mình sẽ thực hiện trong dự án đó.

Liệt kê các bên liên quan chính

Xác định đối thủ cạnh tranh

Việc xác định đối thủ cạnh tranh giúp bạn xác định được đối thủ cạnh tranh với mình đang có những điểm mạnh và điểm yếu gì so với mình, họ có những gì khác so với mình… từ đó bạn có được cái nhìn cũng như biết mình sẽ làm gì để có thể cạnh tranh mạnh hơn so với đối thủ của mình. Chính việc phân tích đối thủ cạnh tranh trong một bản brief của bạn cũng sẽ là hướng đi tích cực trong việc tạo ra một kế hoạch hoàn chỉnh ngay từ đầu.

Thời gian hợp lý (Deadline)

Thời gian chính là xương sống của một sự án và cần được trình bày rõ ràng tỏng một bản tóm tắt. Bạn nên đưa ra những khoảng thời gian chứ không nên đưa ra một thời gian cụ thể bởi dự án nào thực hiện cũng cần có dealine. Những điều này sẽ là tín hiệu cho đồng đội cần hoàn thành để kịp Deadline và nếu một bước gì đó bị trì hoãn thì sẽ ảnh hưởng tới cả quá trình trong giai đoạn phát triển tiếp theo như thế nào.

Ngân sách phải chủ động và hợp lý

Khi lập một Brief ngân sách đóng vai trò không hề nhỏ, bạn nên nhớ rằng trong quá trình làm việc sẽ phát sinh một số điều ngoài dự định vậy nên bạn cần thiết kế ngân sách dư lên so với kế hoạch.

Nếu bạn có một ngân sách thiết lập cho dự án, hãy bao gồm nó trong phần tóm tắt và thảo luận với các đối tác của mình. Nếu ngân sách của bên đối tác vượt quá ngân sách của bạn thì bạn hãy thảo luận về điều đó và đồng ý với các kỳ vọng thực tế, phân phối và chi phí dự án trước khi bắt đầu.

3 bước hoàn thành một brief chuyên nghiệp

Bản định hướng sáng tạo được coi là một nền tảng của mọi chiến dịch quảng cáo hoặc tiếp thị. Nhưng để làm được một bản tóm tắt hoàn hảo thì bạn cần phải làm những gì.

brief là gì, kiến thức, marketing, brief là gì? những yếu tố tạo nên một bản brief “chuẩn - chất”

Cần xác định đúng các bước khi lên kế hoạch cho brief

Bước 1: Nghiên cứu khách hàng

Nghiên cứu khách hàng sẽ giúp bạn hiểu được mong muốn của khách hàng? Điểm mạnh và điểm yếu của sản phẩm, dịch vụ? Ai được lợi từ nó? Khách hàng của bạn gặp những vấn đề gì? Khai thác từng “giọt” thông tin từ khách hàng.

Bước 2: Viết tất cả mọi suy nghĩ

Hãy cầm bút và viết hết tất cả những gì bạn biết sau khi nói chuyện với khách hàng, ghi lại mục tiêu của khách hàng, ngân sách, trở ngại…

Sau khi bạn có những thông tin trên, đến lúc bạn bắt đầu biến nó thành những thông tin hữu ích, một bản định hướng sáng tạo là khác nhau.

Bước 3: Trình bày định hướng

Bạn cần trình bày cho khách hàng những điều quan trọng, bởi vì bạn cần sự chấp thuận của họ về hướng đi trong chiến dịch. Sau khi client chấp thuận thì bạn hãy gửi email phác thảo và được ký bởi client để bản Brief của bạn được chốt và bạn không bị lãng phí thời gian.

Như vậy, chúng tôi đã giới thiệu tất tần một Brief là gì. Trước khi doanh nghiệp của bạn thực hiện bất cứ một chiến dịch Marketing nào thì hãy cố gắng làm một bản tóm tắt sáng tạo để có định hướng đúng đắn. Bên cạnh đó việc học marketing nâng cao sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong công việc và áp dụng vào các chiến dịch cho doanh nghiệp mình.

Đăng bởi: Thơm Vũ

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก