Tâm Sự Tình Yêu

Cái cách mà bạn đang sống “nó có đáng không”?

lối sống, phát triển bản thân, tình yêu, cái cách mà bạn đang sống “nó có đáng không”?

Đôi lúc, những bước chuyển lớn của đời người vẫn thường được bắt đầu bằng ba chữ “Có đáng không?”. Dù bạn có là ai, thì trong đời sẽ có nhiều lúc phải đối mặt với những hoàn cảnh cực kỳ khó đưa ra lựa chọn.

Bạn rất yêu một người, nhưng người ấy lại vẫn thường làm bạn cảm thấy tổn thương và đau khổ. Bạn không thích công việc hiện tại nhưng lại sợ rằng nếu bỏ việc thì sẽ không có tiền. Giữa một hội bạn thân chơi với nhau, tự nhiên có một người thay đổi và bạn không chắc được là người ấy có còn là bạn của mình hay không nữa…

lối sống, phát triển bản thân, tình yêu, cái cách mà bạn đang sống “nó có đáng không”?

Cuộc sống không thiếu những hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan như thế. Mà thường thì đối với tâm thế của người trong cuộc, việc lựa chọn từ bỏ lại là một việc chẳng hề dễ dàng. Từ bỏ là chuyện mà người ta chỉ làm được khi đã thực sự hiểu thông được về mọi thứ. Còn khi vẫn đang phải lấn cấn giữa những lựa chọn thì họ chưa thể có được thứ can đảm ấy.

Cuộc đời của con người nào cũng có chung những vấn đề lớn là công việc, tình cảm và hướng đi của bản thân. Bài viết này sẽ nói về lần lượt chuyện “Có đáng không?” ở trong những hoàn cảnh ấy.

Hy vọng rằng, những điều chia sẻ này sẽ giúp các bạn tự mình tìm được điều gì mới là thật sự “đáng”.

Yêu một người không nên yêu

Thật ra thì, người mà bạn yêu nhất mới chính là người mà bạn cho họ quyền làm tổn thương mình nhiều nhất.

Mãi sau này tôi mới biết rằng trên đời có một thứ mang tên “chủ nghĩa lãng mạn”. Bạn có thể thấy điều này ở trong những bộ phim cổ tích của Disney, hoặc những chuyện tình cảm lãng mạn đốn tim biết bao thiếu nữ. Chủ nghĩa lãng mạn là một thứ ra đời từ thời trung cổ và sự tồn tại của nó giống như một thứ thôi miên về tinh thần để giúp con người chạy trốn thực tại tàn nhẫn.

Rất nhiều người trong xã hội bây giờ đang là nạn nhân của chủ nghĩa lãng mạn mà không hề hay biết. Họ tin rằng đến một ngày mình sẽ tìm được một thứ tình yêu đích thực của bản thân, rằng con người đó sẽ là người hiện thân của tất cả những thứ ảo tưởng mình tìm kiếm, cả hai sẽ cùng nhau trở thành cặp đôi hạnh phúc nhất và… này nọ này nọ.

Chuyện ấy có thể đúng với một số ít người may mắn. Nhưng thật ra thì cuộc đời vốn chưa bao giờ là như vậy. Khi không còn ở trong cơn phê của những kẻ mới yêu, tình yêu trở thành một thứ tàn khốc hơn thế nhiều.

Sau cùng thì đó là mối quan hệ giữa hai con người và mọi thứ vẫn không nằm ngoài quy luật cung – cầu. Nếu bạn có thứ mà người kia đang tìm kiếm, người đó sẽ thích bạn và ngược lại.

Chỉ có điều, giống như trailer quảng cáo của mỗi bộ phim, những thứ diễn ra sau đấy vẫn thường hay gây ra thất vọng. Thành hay bại hoàn toàn nằm ở việc bạn đã tìm được đúng người hay chưa và cả hai có đã đủ trưởng thành về tâm lý để xử lý những vấn đề mà các cặp đôi sẽ gặp phải hay không.

Thứ tình yêu mà bạn hy vọng thật ra vốn chỉ là thứ tình yêu nằm trong trí tưởng tượng. Chẳng ai dám nói rằng điều ấy là có thật. Thậm chí, chính bạn cũng tự hiểu điều ấy, chỉ là bạn không muốn tin.

Thế rồi, một khi tìm thấy người mà bạn ngộ nhận rằng đó là tình yêu của đời mình, bạn sẵn sàng đau khổ, kiên trì chịu đựng, quyết tâm đi tới bằng được điểm cuối của con đường, chỉ để rồi một ngày khi tỉnh lại, bạn ước gì mình đã đừng chọn như thế từ nhiều năm trước.

lối sống, phát triển bản thân, tình yêu, cái cách mà bạn đang sống “nó có đáng không”?

Thật ra yêu vốn là một giai đoạn tìm hiểu để hai người bắt đầu gắn bó cuộc đời của họ với nhau. Bạn nên tự gạch chân, in đậm và tô màu hai chữ TÌM HIỂU. Trong giai đoạn này, mỗi người đều được quyền tự nhìn lại và đánh giá mối quan hệ của cả hai mỗi ngày. Nếu mọi thứ không diễn ra suôn sẻ và bạn không cảm thấy hạnh phúc thì nên thẳng thắn trao đổi để kết thúc.

Cố gắng kéo dài tiếp cũng chỉ là sự điên rồ của những người cho rằng bằng sự cố gắng, họ có thể biến sai thành đúng. Nếu bạn không phải trả giá vì chuyện đấy trong năm nay, cái giá phải trả của nhiều năm tới, sau hôn nhân sẽ còn lớn hơn rất nhiều. Lựa chọn bước đi sớm sẽ là tiết kiệm thời gian cho cả hai.

Chọn một người để yêu cũng chính là chọn một người để sống cuộc đời của mình cùng với họ. Trong lựa chọn ấy, nhất định là bạn phải được sống cuộc đời của mình một cách thoải mái nhất. Đồng thời, người đó cũng có thể làm một thứ tương tự khi gắn bó với bạn. Cuộc sống của cả hai rồi sẽ có gặp nhiều những chuyện khó khăn bất trắc, từ bây giờ, cả hai sẽ học cách để xử lý chúng cùng với nhau.

Khi tìm được một người phù hợp, dù cho cuộc sống của cả hai đơn giản chỉ là cùng nhau trôi qua những ngày bình lặng, người đó vẫn sẽ ở bên bạn từ giao thừa năm nay tới một ngày mùa đông năm khác. Còn nếu người đó không phù hợp, cuộc sống sẽ gửi tín hiệu lại cho bạn biết bằng những lần cãi vã, bằng những lúc bạn cảm thấy tổn thương và đau khổ.

Mọi thứ thật ra vẫn luôn rất rõ ràng, chỉ là bạn có chịu tỉnh táo để nhìn vào những tín hiệu ấy hay không. Và hãy nhớ câu này:

“Yêu say đắm giống như tự đái vào chân. Tất cả mọi người đều thấy việc đó là sai trái. Chỉ có một mình bạn là thấy ấm”.

Tự cắn răng thôi miên bản thân chấp nhận những ngày tháng như vậy, liệu có đáng không?

lối sống, phát triển bản thân, tình yêu, cái cách mà bạn đang sống “nó có đáng không”?

Chọn một công việc mà mình không nên chọn

Khi đang phải làm một công việc mà bạn không thích thì trọng tâm của vấn đề thường nằm ở hai việc. Một là áp lực về tài chính, hai là bạn không đủ năng lực để được làm công việc/vị trí mà mình thích.

Thường thì trong tâm lý của đám đông, mọi người thường hay chấp nhận ngay khi nhìn vào áp lực về tài chính và không còn nghĩ đến lựa chọn khác nữa. Trong khi điều mà lẽ ra họ phải làm lại là nâng cấp bản thân mình lên để xứng đáng với công việc mơ ước và tìm cách thoát khỏi áp lực tài chính.

Trong hai năm covid vừa rồi, rất nhiều người đã bắt đầu dùng số tiền nhàn rỗi của mình để đầu tư và họ bắt đầu tìm hiểu về các kỹ năng tài chính. Bản thân tôi cũng nghĩ rằng tài chính là một trong những kỹ năng cần thiết nhất trên đời và thật khó hiểu là người ta lại không dạy nó ở trong trường học.

Nó cũng tương tự như chuyện nếu bạn muốn có một cơ thể 6 múi thì bạn phải trở thành một chuyên gia về dinh dưỡng của bản thân và tự kỷ luật trong việc tập hùng hục mỗi tuần trong suốt nhiều năm. Một người giàu có cũng đồng nghĩa với việc có kỹ năng quản lý tài chính rất tốt. Khi xã hội có quá nhiều người theo đuổi khát vọng làm giàu mà họ lại không hiểu gì về tài chính thì đó mới là viển vông.

Thậm chí, bạn có thể dùng công việc mình không thích để kiếm tiền, tiết kiệm và chuẩn bị cho bản thân một số vốn dự phòng để nghỉ việc, học về chính thứ mình thích và bắt đầu đầu tư trong con đường sự nghiệp ấy.

Một vế ít được nói ra trong cuộc đời của những người đang phải làm những công việc mình không thích chính là việc họ vẫn còn nhiều thói quen tiêu tiền không hợp lý.

Chính vì thế mà họ vẫn luôn bị lệ thuộc vào nguồn tiền từ công việc khó chịu kia. Đó là một vòng tròn luẩn quẩn mà để càng lâu sẽ càng trở thành một thứ ung thư. Bạn chắc chắn sẽ không còn trẻ khỏe mãi để có thể bắt đầu lại. Thế nên hãy học về tài chính từ bây giờ. Nếu bạn không thích làm việc thì sau khi có tự do tài chính, bạn sẽ có thể nghỉ hưu một cách an nhàn.

Một người thường ghét rất nhiều thứ bên lề khác trong công việc mà họ đang làm. Họ không thích từ sếp đến đồng nghiệp, thậm chí là cực kỳ ghét những khách hàng khó tính. Nếu bạn không thích cách nhìn nhận và ra quyết định của sếp mình, bạn nên đủ giỏi để tự làm chủ bản thân. Khi đã làm chủ rồi thì bạn cũng đẽ được quyền tự chọn những đồng đội mà mình sẽ đi cùng.Nếu bạn đủ giỏi, bạn thậm chí còn có quyền chọn cả khách hàng.

Xã hội luôn dành rất nhiều ưu ái cho những con người tài giỏi. Họ đã cố gắng rất nhiều để đạt tới trình độ vượt lên hàng triệu con người khác. Họ làm được những điều mà người khác không thể nên họ cũng xứng đáng được nhận lại nhiều thứ hơn. Những con người như thế chính là động lực để nhiều con người khác cố gắng phát triển bản thân.

Tại sao bạn lại cứ phải tự thuyết phục chính mình hàng ngày rằng mình không có khả năng, mà không dùng thời gian ấy để học để làm những gì sẽ khiến mình trở nên giỏi giang hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn và một ngày kiếm được nhiều tiền hơn?

Nếu như bạn không thích tất cả những gì quanh mình lúc này thì lựa chọn khả dĩ nhất dành cho bạn chính là trở nên tài giỏi. Học cách chấp nhận không làm cho mọi thứ tốt lên, việc ấy chỉ làm bạn chai lỳ và vô cảm hơn trước những điều đáng chán ở xung quanh.

Mỗi ngày một người chỉ thức có 16 tiếng, chỉ riêng công việc đã là 60% khoảng thời gian đó, dành nó cho một thứ mà mình không muốn chọn, liệu có đáng không?

lối sống, phát triển bản thân, tình yêu, cái cách mà bạn đang sống “nó có đáng không”?

Kết

“Người không vì mình thì trời chu đất diệt”.

Tôi thích câu nói trên, dù cho nhiều người có thể nghĩ rằng nó thực dụng.

Giống như cách mà một cái cây cần phải được trồng ở nơi có nhiều dinh dưỡng, được chăm tưới mỗi ngày, được tận hưởng khí hậu phù hợp. Bạn là một con người, cũng cần phải chọn cho mình một con đường sự nghiệp với mỗi bước đi đều là để học, môi trường để học hỏi ít nhất cũng phải là nơi để bạn có thể tập trung mà say mê làm việc.

Nếu có yêu ai, thì hãy chọn một người mà họ cho bạn được là bản thân. Đồng thời người ấy cũng phải trân trọng bạn và không làm những việc như nhục mạ, bạo hành, vô tâm, ngoại tình… Dù cho bạn yêu ai thì mỗi ngày cũng đều là đang sống cuộc đời của mình.

Nếu trong cuộc đời đó mà bạn không cảm thấy hạnh phúc thì đó liệu có phải là một cuộc đời đáng sống hay không?

Đăng bởi: Đỗ Đức Đan

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก