Khám Phá Trải Nghiệm

Đừng chủ quan với sức khỏe tâm thần của mỗi chúng ta

Trầm cảm là một rối loạn tâm thần thường gặp bao gồm nhiều triệu chứng, nhưng đặc trưng hay gặp nhất là sự buồn bã sâu sắc (nhớ là “sâu sắc” nhé, còn mấy đứa dở hơi vui – buồn theo trend thì next, bài viết này không viết về mấy đứa đâu).

Người “bệnh” không còn quan tâm hay thích thú đối với tất cả những gì xảy ra chung quanh hoặc đối với bản thân mình. Một cảm giác trống rỗng thật sự mà nếu chưa từng trải qua sẽ khó mà thấu hiểu.

Nói đến đây, ai cũng thấy giật mình vì dấu hiệu này mình cũng có đôi khi mắc phải. Tuy nhiên, không nên quá nghiêm trọng hóa vì vấn đề không nằm ở triệu chứng mà nằm ở cách thức đối diện với triệu chứng đó.

Kiểu như anh, chị đang đi trên cầu thang cao, bỗng dưng xuất hiện con rắn làm anh chị giật mình kêu lên 3 tiếng “U là trời” sau đó rơi luôn xuống đất, thì tai họa là do cách anh chị phản ứng với con rắn chứ con rắn không làm anh chị vỡ đít.

“Trầm cảm” chính là “con rắn” tôi vừa kể. Căn bệnh này không trực tiếp giết người, mà có tác động gián tiếp khiến người bệnh có thể chết bất kỳ lúc nào. Trong đó, nổi bật nhất chính là nguy cơ tự sát.

bệnh trầm cảm, lối sống, tâm lý học, đừng chủ quan với sức khỏe tâm thần của mỗi chúng ta

Không phải riêng ai mà đa số chúng ta dường như rất xem thường sức khoẻ tâm thần, thậm chí xem những người có biểu hiện trầm cảm, căng thẳng chỉ là sướng quá hoá rồ, bày đặt tâm tư để thu hút sự chú ý…

Hãy nhớ rằng trầm cảm là bệnh, cần được quan tâm và điều trị. Hàng ngày cứ trêu đùa nhau “trầm cảm lên mọi người”, “nhìn mày tao mún trầm cảm thực sự”… không hay ho, vui vẻ gì lắm đâu. Khi bị rồi mới hiểu nó kinh khủng như thế nào.

Vì vậy anh chị hãy thôi cái lý luận kiểu đạo đức nửa mùa rằng vì cha mẹ ép con cái học hành nên con cái mới phải tự sát, nào là đừng bắt con cái làm trang sức cho cha mẹ, vì sĩ diện mà hại con bla bla… nghe nó ngứa đít lắm.

Việc cha mẹ kỳ vọng và luôn nhắc nhở con cái học hành là điều đương nhiên và gần như nhà nào cũng thế. Áp lực mỗi gia đình khác nhau nhưng quan trọng nhất vẫn là cách đối mặt với áp lực ấy.

Cháu bé vắn số đêm qua là một trong hàng triệu học sinh cũng đang ngày đêm dùi mài kinh sử nhưng tại sao chỉ có cháu chọn cách này để giải thoát?

Rõ rằng không hề có mối quan hệ nhân quả giữa học hành và nhảy lầu ở đây. Ấy là vì cách đối mặt với khó khăn, mệt mỏi trong cuộc sống của cháu vốn dĩ đã có vấn đề từ rất lâu.

Nói cách khác là sức khoẻ tâm lý, tinh thần của cháu có lẽ đang vô cùng bất ổn mà không được quan tâm, điều trị. Đã bất ổn thì dù chơi game, nhậu nhẹt, cày film hay học tập đến 3h sáng thì cũng đều là bất ổn.

Hôm nay vì lý do này em không nhảy thì ngày mai vì chuyện khác em cũng sẽ nhảy. Vì đó là cách cuối cùng em nghĩ rằng có thể giải thoát bản thân. Cái sai của cha mẹ, người thân trong trường hợp này là xem thường các biểu hiện bất thường này để nó tích luỹ và cuối cùng hậu quả kinh khủng đã xảy ra.

Khi đứa con của mình qua đời thì người đau đớn nhất chính là cha mẹ cháu bé chứ không phải là bất cứ ai trên mạng.

Vì vậy việc thút thít tiếc thương, đau lòng online cũng chỉ nên có giới hạn của mình chứ đừng nhẫn tâm share clip vụ việc, câu like bằng cách chửi bới, mạt sát người bố, người mẹ không biết lắng nghe, cảm thông nên gây ra cái chết của con mình chỉ vì họ không kịp níu vạt áo của con khi con phi thân qua ban công lầu 28.

Nhân danh cái thiện để phun ra toàn lời ác là sở trường của không ít anh chị sở hữu khẩu hình “đi nhai, đứng ngậm, ngồi cười” ở xứ này.

Trầm cảm không buông tha bất cứ ai, có thể là cậu học sinh đang ôn thi, là một người doanh nhân thành đạt, là diễn viên nổi tiếng, là một triệu phú đô la… điều cần làm làm hãy quan tâm đến nhau khi người thân có dấu hiệu bất thường về tâm lý.

Không ai có thể bắt một người bị trầm cảm ngoài chính bản thân họ. Hãy nhớ điều này và đừng nói lời ác nghiệt đổ lỗi cho những người đang tận cùng đau đớn vì mất đi người thân do trầm cảm.

bệnh trầm cảm, lối sống, tâm lý học, đừng chủ quan với sức khỏe tâm thần của mỗi chúng ta

Sự việc đau thương một lần nữa nhắc nhở tất cả chúng ta về cách đối mặt với áp lực của cuộc sống.

Mỗi người đều có giới hạn riêng của mình và hãy chọn đúng nấc thang để hạnh phúc. Bạn có đang thật sự hạnh phúc không? Câu hỏi này tôi đã hỏi rất nhiều người và cũng rất nhiều lần tự hỏi chính mình.

Nếu liên tục nhiều ngày mà câu trả lời vẫn là “Không” – đó chính là dấu hiệu đầu tiên cho một tương lai gần bạn sẽ bước ra ban công vào 3 giờ sáng.

    Đăng bởi: Nhẫn Trần Thị

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก