Huế Thừa Thiên Huế

Đôi nét giới thiệu về Kinh thành Huế

Cố đô Huế là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam hàng năm thu hút rất nhiều du khách trong và ngoài nước. Đến du lịch Đà Nẵng – Huế, Du khách không chỉ được tham quan những thắng cảnh nơi đây mà còn được chiêm ngưỡng và tìm hiểu những nét kiến trúc văn hóa, lịch sử đi cùng năm tháng. Bài viết này, Saigon Star Travel sẽ giới thiệu về kinh thành Huế- một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới, để giúp bạn có thêm những thông tin bổ ích cho chuyến đi của mình.

Giới thiệu về Kinh thành Huế

Kinh thành Huế hay Thuận Hóa kinh thành là một tòa thành ở Cố đô Huế. Đây là nơi đóng đô của triều đại nhà Nguyễn suốt 143 năm từ 1802 đến khi thoái vị vào năm 1945. Kinh thành Huế được vua Gia Long tiến hành khảo sát từ năm 1803, khởi công xây dựng từ 1805 và hoàn chỉnh vào năm 1832 dưới triều vua Minh Mạng. Hiện nay, Kinh thành Huế là một trong số các di tích thuộc cụm Quần thể di tích Cố đô Huế được UNESCO công nhận là Di sản Văn hoá Thế giới.

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Kinh thành Huế.

Khoảng cách từ Đà Nẵng đi Huế là bao xa

Cố đô Huế nằm cách trung tâm thành phố Đà Nẵng 100km về phía Bắc. Từ Đà Nẵng di chuyển đi Huế tốn khoảng hơn 2 giờ đi xe ô tô. Nếu Du khách tham quan theo tour sẽ tham quan từng điểm một trên đường nên không có cảm giác đường xa.

Đường đi từ Đà Nẵng đến Kinh Thành Huế

Kiến trúc kinh thành Huế

Vị trí

Kinh Thành Huế được quy hoạch bên bờ Bắc sông Hương, xoay mặt về hướng Nam, với diện tích mặt bằng 520 ha. Kinh Thành và mọi công trình kiến trúc của Hoàng Thành, Tử Cấm Thành đều xoay về hướng Nam, hướng mà trong Kinh Dịch đã ghi “Thánh nhân nam diện nhi thính thiên hạ” (ý nói vua quay mặt về hướng Nam để cai trị thiên hạ). Hiện nay, Kinh thành Huế có vị trí trong bản đồ Huế như sau: phía nam giáp đường Trần Hưng Đạo và Lê Duẩn; phía tây giáp đường Lê Duẩn; phía bắc giáp đường Tăng Bạt Hổ; phía đông giáp đường Phan Đăng Lưu.

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Toàn cảnh Kinh Thành Huế từ trên cao

Kiến trúc

Kinh thành Huế có mặt bằng gần hình vuông (mặt trước uốn hơi cong theo dòng sông Hương). Thành có chu vi hơn 10km, diện tích khoảng 520ha. Cấu trúc thành được xây kiểu Vauban của phương Tây với 24 pháo đài nhô ra phía ngoài. Thành được đắp bằng đất xây bó gạch trong và ngoài với độ dày trung bình là 21,5m. Có tất cả 10 cổng thành; mặt trước (hướng Nam) có 4 cổng, 3 mặt còn lại mỗi mặt có 2 cổng.

Hệ thống sông đào (Hộ Thành Hào) có chiều dài hơn 7 km. Hào vừa có chức năng bảo vệ, vừa có chức năng giao thông đường thủy. Phía Tây là sông Kẻ Vạn, đoạn phía Bắc là sông An Hòa, đoạn phía Đông là sông Đông Ba, riêng đoạn phía Nam dựa vào sông Hương.

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Một đoạn Hộ Thành Hào

Về tổng thể, đây là một hệ thống phức hợp với nhiều hạng mục liên quan. Có thể kể đến như tường thành, cổng thành – vọng lâu, kỳ đài, pháo đài, hệ thống hào hộ thành, sông hộ thành, hệ thống cầu cống… Toàn bộ được thiết kế và xây dựng cực kỳ khoa học, thẩm mỹ, có giá trị kỹ thuật và nghệ thuật cao.

Kinh thành Huế có bao nhiêu cửa?

Thành có 10 cửa chính gồm:

  • Cửa Chính Bắc (còn gọi cửa Hậu, nằm ở mặt sau Kinh Thành).
  • Cửa Tây-Bắc (còn gọi cửa An Hòa, tên làng ở đây).
  • Cửa Chính Tây
  • Cửa Tây-Nam (cửa Hữu, bên phải Kinh Thành).
  • Cửa Chính Nam (còn gọi cửa Nhà Đồ, do gần đó có Võ Khố – nhà để đồ binh khí, lập thời Gia Long).
  • Cửa Quảng Đức.
  • Cửa Thể Nhơn (tức cửa Ngăn, do trước đây có tường xây cao ngăn thành con đường dành cho vua ra bến sông).
  • Cửa Đông-Nam (còn gọi cửa Thượng Tứ do có Viện Thượng Kỵ và tàu ngựa nằm phía trong cửa).
  • Cửa Chính Đông (tức cửa Đông Ba, tên khu vực dân cư ở đây).
  • Cửa Đông-Bắc (còn có tên cửa Kẻ Trài)

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Cửa chính Bắc

Ngoài ra kinh thành còn có 1 cửa thông với Trấn Bình Đài (thành phụ ở góc Đông Bắc của Kinh Thành, còn gọi là thành Mang Cá). Cửa có tên gọi là Trấn Bình Môn. Hai cửa bằng đường thủy thông Kinh Thành với bên ngoài qua hệ thống Ngự Hà là Đông Thành Thủy Quan và Tây Thành Thủy Quan. Chính giữa mặt trước thành có cột cờ, được gọi là Kỳ Đài.

Bên trong kinh thành Huế có gì?

Bên trong Kinh thành, có nhà dân, nhà các quan lại ở và phần quan trọng nhất là Khu vực Hoàng Thành – nơi ở và làm việc của vua và hoàng gia.

Hoàng thành

Là vòng thành thứ hai bên trong kinh thành Huế. Đây nơi ở của Vua và Hoàng gia, cũng là nơi làm việc của triều đình. Ngoài ra Hoàng thành Huế còn là nơi thờ tự tổ tiên và các vị vua nhà Nguyễn.

Hoàng Thành được xây dựng năm 1804. Tuy nhiên để hoàn chỉnh toàn bộ hệ thống cung điện với khoảng hơn 100 công trình thì phải đến thời vua Minh Mạng vào năm 1833 mới được hoàn tất. Hoàng Thành có 4 cửa được bố trí ở 4 mặt, trong đó cửa chính (ở phía Nam) là Ngọ Môn.

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Hoàng Thành Huế

Di tích bên trong Hoàng thành gồm Ngọ Môn, Điện Thái Hoà và Sân Đại Triều Nghi, Cung Diên Thọ, Cung Trường Sanh, Hưng Tổ Miếu, Triệu Tổ Miếu, Thái Tổ Miếu, Hiển Lâm Các, Cửu Đỉnh, Điện Phụng Tiên

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Quang cбєЈnh phГ­a trЖ°б»›c Дђiện ThГЎi HoГ

Tử Cấm thành

Là vòng thành trong cùng, nằm trong Hoàng thành. Tử Cấm thành nguyên gọi là Cung Thành, được khởi công xây dựng từ năm Gia Long thứ 2 (1803). Vào năm Minh Mạng thứ 2 (1821) đổi tên thành Tử Cấm Thành.

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Khu vực hành lang tại Tử Cấm Thành

Thành có hình chữ nhật, cạnh nam và bắc dài 341m, cạnh đông và tây dài 308m, chu vi 1298m. Ở mặt trước, phía nam là cửa chính là Đại Cung Môn.

  • Mặt bắc có 2 cửa Tường Loan và Nghi Phụng. Thời Bảo Đại, sau khi xây lầu Ngự Tiền Văn phòng mở thêm cửa Văn phòng.
  • Mặt đông có hai cửa Hưng Khánh và Đông An. Về sau lấp cửa Đông An, mở thêm cửa Duyệt Thị ở phía đông Duyệt Thị Đường.
  • Mặt tây có 2 cửa: Gia Tường và Tây An.
  • Bên trong thành bao gồm hàng chục công trình kiến trúc với quy mô lớn nhỏ khác nhau, được phân chia làm nhiều khu vực.

Di tích bên trong Tử Cấm thành gồm: Tả Vu và Hữu Vu, Vạc đồng, Lầu Kiến Trung, Điện Cần Chánh, Điện Càn Thành, Thái Bình Lâu, Duyệt Thị Đường

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Vạc đồng tại Điện Cần Chánh

Đại Nội Huế

đôi nét giới thiệu về kinh thành huế

Sơ đồ Đại Nội Huế (Nguồn: ST)

Xét về tổng quan, tuy mỗi cung điện có quy mô lớn nhỏ khác nhau nhưng nhìn chung đều được xây dựng theo kiến trúc triểu “trùng lương trùng thiềm”. Đây là kiểu cung điện nhà kép có hai mái trên cùng một nền. Nhà được xây trên nền đá cao. Nền nhà lát gạch tráng men xanh hoặc vàng của Bát Tràng. Mái lợp bằng ngói hình ống có tráng men, thường gọi là ngói Hoàng lưu ly hay Thanh lưu ly. Các cột trụ đều được sơn thếp với hoa văn long vân là chủ yếu. Phần nội thất của mỗi cung có sự bày trí khác nhau theo từng chức vị. Tất cả đều tuân thủ phong cách “nhất thi nhất họa”, trang trí phòng bằng các bài thơ văn chữ Hán.

Đăng bởi: Nguyễn Thị Nga

YOLO! Khám phá các huyện ở Thừa Thiên Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก