Marketing

Marketing dịch vụ là gì? Vai trò và các công cụ hữu ích

“Dịch vụ” đang trở thành một ngành công nghiệp đem về giá trị hàng tỷ đô la cho bất cứ doanh nghiệp nào nếu biết khai thác, có bao nhiêu ngành nghề lĩnh vực thì có bấy nhiêu kiểu dịch vụ tương ứng: Dịch vụ viễn thông, dịch vụ y tế, dịch vụ bảo hiểm, dịch vụ tư vấn… Và những hoạt động đem “dịch vụ” trên tới khách hàng tiềm năng được gọi là Marketing dịch vụ. Vậy chính xác Marketing dịch vụ là gì? Có những lời khuyên nào cho hoạt động marketing đó tốt nhất?

1. Marketing dịch vụ là gì?

Quá trình thu thập thông tin, tìm hiểu, phân tích thị trường và nhu cầu khách hàng để doanh nghiệp đem đến cho họ những giải pháp nào đó được gọi là marketing. Các giải pháp để giải quyết làm thỏa mãn nhu cầu, vấn đề của khách hàng chính là những hệ thống chính sách, biện pháp nào đó tác động trực tiếp vào toàn bộ quá trình nào đó. Và đặc biệt dịch vụ không thể bán được ngay trên thị trường vì chúng vô hình, không rõ ràng như hàng hóa vật lý có thể cầm/nắm và sở hữu được.

marketing dịch vụ, kiến thức, marketing, marketing dịch vụ là gì? vai trò và các công cụ hữu ích

Khái niệm Marketing dịch vụ

2. Hoạt động của marketing dịch vụ

– Thực hiện công việc nghiên cứu nhu cầu, đặc điểm của phân khúc khách hàng mục tiêu, đồng thời phân tích những yếu tố có lợi – hạn chế trong thị trường mục tiêu.

– Cung cấp giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn cần giải quyết của khách hàng sao cho chúng có hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh

– Thực hiện và triển khai sự cân bằng động các yếu tố như loại hình, số lượng, chất lượng của dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp sao cho tương ứng với sự thay đổi của khách hàng tiềm năng.

– Thực hiện cân bằng ba lợi ích cốt lõi của marketing dịch vụ: lợi ích doanh nghiệp, lợi ích khách hàng và lợi ích xã hội bền vững.

3. Đặc điểm của Marketing dịch vụ

Về cơ bản, ngành Marketing dịch vụ bao gồm 4 đặc điểm như sau:

– Về sản phẩm: Do tính vô hình của nhiệm vụ nên nhiệm vụ cốt lõi của ngành này là làm cho chúng trở nên hữu hình, dễ hiểu đối với khách hàng, từ đó tạo niềm tin kho khách hàng khi tiêu dùng dịch vụ. Để làm được điều này, bạn cần tiêu chuẩn hóa quy trình phục vụ, xây dựng đội ngũ nhân viên trách nhiệm, chuyên nghiệp.

– Về đánh giá dịch vụ: Do tính vô hình nên người dùng khó có thể đánh giá dịch vụ một cách chính xác, khách quan bởi họ cũng không biết được chất lượng cũng như chi phí dịch vụ trước khi sử dụng. Về phía người cung cấp dịch vụ, ngoài dựa vào chi phí, việc định giá còn dựa vào cảm nhận, phản hồi của khách hàng. Do vậy, việc định giá cần phải linh hoạt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

– Phân phối dịch vụ: Tùy vào đặc thù của từng loại dịch vụ mà chúng ta sẽ lựa chọn những kênh phân phối khác nhau.

– Marketing hỗn hợp: Hình thức Marketing hỗn hợp là sự kết hợp giữa Marketing truyền thống và Online, Marketing trực tiếp và gián tiếp.

4. Chức năng của Marketing dịch vụ

Marketing dịch vụ là một bộ phận của hình thức Marketing, với các chức năng như sau:

– Phân tích và nghiên cứu thị trường: Nghiên cứu sự phát triển của thị trường, phân tích đối thủ cạnh tranh và tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để lựa chọn thị trường phù hợp. Với chức năng này, Marketing dịch vụ sẽ là cầu nối giữa thị trường và doanh nghiệp, gắn hoạt động doanh nghiệp với sự vận động của thị trường.

– Hoạch định chiến lược: Trên cơ sở phân tích, nghiên cứu, đánh giá, Marketing dịch vụ sẽ xây dựng các kế hoạch, chiến lược, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp như: chiến lược định giá, chiến lược sản phẩm, chiến lược phân phối.

– Tổ chức thực hiện: Triển khai các kế hoạch và thực hiện các mục tiêu chiến lược Marketing đã đề ra.

– Giám sát, kiểm sát: Tiến hành theo đõi, kiểm tra, đánh giá và đo lường kết quả thực hiện mục tiêu và điều chỉnh những chiến lược cho phù hợp với sự biến động của thị trường.

5. Vai trò của Marketing dịch vụ

– Marketing dịch vụ có vai trò chỉ đạo, dẫn dắt và phối hợp với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp dịch vụ.

Marketing cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn vững chắc cho việc ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp dịch vụ. Thông qua việc nghiên cứu, phân tích thị trường, Marketing dịch vụ sẽ xác định rõ được các vấn đề như: dịch vụ gì, cung cấp dịch vụ như nào để có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng.

– Marketing dịch vụ thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và đổi với dịch vụ để thích ứng với sự biến đổi của thị trường.

6. 7+ gợi ý dành cho chiến dịch marketing dịch vụ của doanh nghiệp

Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày càng có nhiều hơn những công cụ và hình thức tiếp thị hỗ trợ rất đắc lực cho các chiến dịch marketing dịch vụ, trong đó có 7+ gợi ý dưới đây. Cùng tìm hiểu chi tiết từng hình thức nhé.

Email marketing

marketing dịch vụ, kiến thức, marketing, marketing dịch vụ là gì? vai trò và các công cụ hữu ích

Sử dụng email marketing cho chiến dịch tiếp thị dịch vụ hiệu quả

Email đang là một trong những công cụ phát động chiến dịch marketing nói chung và marketing dịch vụ nói riêng mạnh mẽ nhất, đem lại lượt chuyển đổi rất cao và chất lượng. Đặc biệt nền tảng này đã tối ưu hiển thị hơn các hiển thị trên cả máy tính và trên điện thoại di động, càng giúp khách hàng dễ dàng đến gần hơn với dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp. Do đó bạn nên ưu tiên sử dụng công cụ Email marketing để phát động và triển khai các chiến dịch marketing dịch vụ hiệu quả.

Sử dụng blog, website doanh nghiệp

marketing dịch vụ, kiến thức, marketing, marketing dịch vụ là gì? vai trò và các công cụ hữu ích

Sử dụng blog, website để cung cấp nhiều hơn thông tin cần thiết cho chiến dịch marketing dịch vụ

Khách hàng ngày càng có nhiều sự lựa chọn, do đó họ cũng rất “khát” thông tin để có được những đánh giá và so sánh tốt nhất giữa các lựa chọn đó. Bạn có thể đẩy mạnh viết blog hoặc viết thông tin dịch vụ , tính năng, công dụng hoặc giải pháp mà doanh nghiệp cung cấp để đem đến giá trị thông tin cho khách hàng. Đây cũng được coi là một cách marketing rất tốt và hiệu quả.

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm – SEO

Tối ưu hóa quảng cáo Google

marketing dịch vụ, kiến thức, marketing, marketing dịch vụ là gì? vai trò và các công cụ hữu ích

Nên tối ưu hóa quảng cáo và công cụ tìm kiếm SEO để đạt hiệu quả hơn

Quảng cáo Google (hay Google Ads) cũng là một lựa chọn không tồi để bạn khẳng định thương hiệu và chất lượng dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Tuy rằng so với SEO việc chạy Google Ads sẽ tốn chi phí nhất định, nhưng sẽ có thể đem đến cho bạn những khách hàng quan tâm ngay tức thì.

Khai thác triệt để mạng xã hội

Mạng xã hội đã ngày càng lan rộng trong cộng đồng con người, trong đó bao gồm cả những vị khách hàng tiềm năng có nhu cầu sử dụng dịch vụ của bạn. Nếu bạn muốn hoạt động marketing dịch vụ của mình có được nhiều quan tâm nhất, nhiều tương tác và tìm ra được nhiều khách hàng có nhu cầu nhất bạn cần có kế hoạch để triển khai các chiến dịch trên mạng xã hội.  Ví dụ như Facebook, G+, Twitter, Instagram…

Giữ chân khách hàng

Marketing dịch vụ là ngành công nghiệp đặc thù với “sản phẩm” cũng rất riêng biệt. Tuy nhiên sức cạnh tranh trong ngành công nghiệp tỷ đô này lại rất lớn. Làm thế nào để khiến khách hàng hài lòng là một chuyện, nhưng khiến khách hàng ưu ái và tin tưởng bạn lại là một chuyện khác. Hãy luôn biết cách làm mới các hình thức marketing phổ biến một cách độc đáo, ấn tượng, những chương trình khuyến mãi, ưu đãi dành cho khách hàng như lời tri ân…

Như vậy bạn đã có được những thông tin cơ bản nhất về marketing dịch vụ và 7+ gợi ý tuyệt vời để triển khai marketing ngành công nghiệp dịch vụ tốt nhất. Có thể nói rằng marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, vậy nên bạn cần phải thường xuyên trau dồi những kiến thức cũng như kỹ năng để áp dụng những kiến thức đã học marketing vào trong doanh nghiệp hiệu quả hơn.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

– 4 ưu điểm tuyệt vời của khóa học “Chiến lược Marketing dịch vụ hoàn hảo”

– 5 Mẹo giữ chân khách hàng trên Fanpage bạn buộc phải nhớ

– Các công cụ Marketing được sử dụng trong thời đại 4.0

– 3 công cụ Marketing quảng cáo du lịch thúc đẩy kinh tế sau COVID 19

Đăng bởi: Quyên Nguyễn Thị

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก