Kiến Thức Marketing

Mô hình SMART là gì? Cách xác định mục tiêu kinh doanh theo SMART

SMART là một khái niệm được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, trong đó có cả marketing. Trong marketing, SMART được hiểu như một nguyên tắc để định hình và xây dựng mục tiêu dựa trên những thông tin thu thập được. Vậy thì chính xác mô hình SMART là gì? Những tiêu chí SMART cụ thể như thế nào, mời bạn đọc đón đọc trong bài viết này nhé!

Mô hình SMART là gì?

Nguyên tắc SMART là gì? Như đã nói ở trên đây là nguyên tắc thông minh được dùng để định hình và xây dựng mục tiêu trong tương lai dựa trên những tiêu chí có sẵn và những thông tin thu thập được trên những tiêu chí đó. Trong marketing, SMART được dùng để thu thập dữ liệu, thông tin về thị trường, khách hàng, đối thủ,… để giúp doanh nghiệp có được những dữ liệu quan trọng cần thiết hỗ trợ cho công việc lên chiến dịch marketing.

mô hình smart là gì, smart là gì, nguyên tắc smart, tiêu chí smart, smart la gi, phương pháp smart, một vài ví dụ về mục tiêu smart, kiến thức, marketing, mô hình smart là gì? cách xác định mục tiêu kinh doanh theo smart

SMART la gi?

Cụ thể SMART là viết tắt của 5 cụm từ tiếng anh, cũng là 5 tiêu chí SMART cơ bản cần có, đó là:

– S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu

– M – Measurable: Đo lường được

– A – Atainable: Tính khả thi

– R – Realistic: Tính thực tế

– T – Time bound: thiết lập thời gian

Cùng tìm hiểu chi tiết từng tiêu chí trong phương pháp SMART là gì này nhé.

Hướng dẫn xác định mục tiêu marketing theo mô hình SMART

Mô hình SMART ra đời nhằm giúp các doanh nghiệp xác định được mục tiêu kinh doanh của mình sao cho đi đúng hướng và đạt hiệu quả cao. Cùng tìm hiểu 5 yếu tố trong mô hình SMART

1. S – Specific: Cụ thể, dễ hiểu

mô hình smart là gì, smart là gì, nguyên tắc smart, tiêu chí smart, smart la gi, phương pháp smart, một vài ví dụ về mục tiêu smart, kiến thức, marketing, mô hình smart là gì? cách xác định mục tiêu kinh doanh theo smart

Tiêu chí S – Specific trong mô hình SMART

Tiêu chí SMART đầu tiên này còn có thể là simple, sensible, significant, tức chỉ sự đơn giản, dễ hiểu, cụ thể và dễ hình dung. Một mục tiêu, một kế hoạch đặt ra cần phải đảm bảo tiêu chí đầu tiên đó là cụ thể và dễ hình dung, để bất cứ ai ở các bộ phận nào cũng hiểu được, đồng thời thể hiện sự quyết tâm đạt được mục tiêu đó.

Trong marketing, Specific đặt ra yêu cầu mục tiêu của bạn có cụ thể không, đo lường được bằng con số không, chẳng hạn như mục tiêu của chiến dịch marketing quý IV là 2 tỷ đối với phòng Kinh doanh. Như vậy 2 tỷ kia chính là mục tiêu mà phòng Kinh doanh cần đạt được trong thời gian tới. Thế nhưng như thế vẫn chưa hoàn toàn là cụ thể, phòng Kinh doanh phải hình dung được 2 tỷ này sẽ là doanh thu từ đâu, từ việc bán theo hình thức B2B hay B2C, doanh thu đó là tất cả của phòng Kinh doanh hay còn chia % cho các phòng ban khác (Sales, CTV,…).

Tóm lại khi mục tiêu của bạn càng rõ ràng cụ thể, càng dễ dàng hình dung ra được thì  bạn sẽ biết chính xác được bạn và doanh nghiệp của mình cần phải làm gì để đạt được những mục tiêu đó.

2. M – Measurable: Đo lường được

mô hình smart là gì, smart là gì, nguyên tắc smart, tiêu chí smart, smart la gi, phương pháp smart, một vài ví dụ về mục tiêu smart, kiến thức, marketing, mô hình smart là gì? cách xác định mục tiêu kinh doanh theo smart

Tiêu chí M – Measurable trong mô hình SMART

Muốn đo lường được thì phải có các con số cụ thể. Càng cụ thể, chính xác thì càng có được những kế hoạch kinh doanh hiệu quả, sát thực tế và thành công tốt hơn. Các con số đó phải đảm bảo được sức nặng của mình và có thể sử dụng được các thuộc tính định lượng, định tính để tính toán chính xác mục tiêu đã đặt ra.

Ví dụ khi bạn đặt ra mục tiêu là 2 tỷ cho phòng Kinh doanh, lúc này bạn sẽ cần phải tính toán chi tiết trong quý IV đó phòng kinh doanh sẽ cần phải thực hiện những công việc gì để đạt được 2 tỷ đó, cụ thể mục tiêu bán cho đối tác với hình thức B2B là 1 tỷ, B2C là 1 tỷ trong tổng 3 tháng của quý IV. Trong từng mục tiêu nhỏ đó, bạn sẽ cần phải “chẻ” thêm những tiêu chí nhỏ hơn như mỗi tuần phải đạt được khoảng 80 triệu, mỗi cá nhân phải đạt 10 triệu/tuần,…

3. A – Atainable: Tính khả thi

Đặt ra mục tiêu đủ sức nặng sẽ tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc, tuy nhiên nếu nặng quá sẽ thành áp lực lớn cho mọi người. Đó là lý do vì sao mục tiêu của bạn đặt ra phải có tính khả thi. Điều này yêu cầu bạn phải nắm rõ được năng lực làm việc và khả năng hoàn thành công việc của các nhân viên, chia nhỏ mục tiêu để phù hợp với năng lực từng người.

4. R – Realistic: Tính thực tế

Mục tiêu của bạn phải khả thi, và THỰC TẾ.  Tất nhiên doanh nghiệp nào, nhà quản lý nào cũng muốn những mục tiêu của mình đề ra có thể thúc đẩy nhân viên cố gắng từng ngày, tuy nhiên cũng cần phải nhìn vào tổng quan chung của thị trường và thực tế khách quan của doanh nghiệp hiện tại.

5. T – Time bound: thiết lập thời gian

mô hình smart là gì, smart là gì, nguyên tắc smart, tiêu chí smart, smart la gi, phương pháp smart, một vài ví dụ về mục tiêu smart, kiến thức, marketing, mô hình smart là gì? cách xác định mục tiêu kinh doanh theo smart

Tiêu chí T – Time bound trong mô hình SMART

Thời gian là yếu tố cuối cùng bạn cần phải quan tâm khi thực hiện phương pháp SMART.  Đặt ra mục tiêu khả thi và thực tế rồi mà không rõ ràng về thời gian cũng rất phiền phức, vừa tốn nguồn lực vừa mất thời gian, ảnh hưởng đến tất cả các bộ phận khác liên quan. Thời hạn đạt mục tiêu của bạn sẽ tạo thêm động lực để bạn và nhân viên của mình cùng cố gắng đạt được mục tiêu đã đặt ra bằng những hành động thiết thực.

Lợi ích doanh nghiệp khi sử dụng SMART trong kinh doanh

1. Cụ thể hóa mục tiêu

Khi sử dụng mô hình SMART trong doanh nghiệp sẽ giúp các doanh nghiệp có thể cụ thể hóa mục tiêu bằng những chỉ số đo lường cụ thể để các nhà quản lý đánh giá được tiến độ thực hiện mục tiêu, từ đó mục tiêu của doanh nghiệp sẽ hiện ra một bức tranh cụ thể và rõ ràng nhất.

2. Tăng mức độ phù hợp, chính xác của mục tiêu

Khi đã đáp ứng được những tiêu chí của mô hình SMART, các nhà quản lý sẽ loại bỏ được những mục tiêu chưa phù hợp với sự phát triển của doanh nghiệp mình. Tất cả mọi người trong doanh nghiệp sẽ có một hướng đi đúng đắn và chính xác hơn về việc xác định mức độ chính xác, phù hợp và mức độ ưu tiền với các mục tiêu.

Ngoài ra, các mục tiêu theo mô hình SMART sẽ có một số yếu tố giới bạn về mặt thời gian, do đó doanh nghiệp cần biết cách sắp xếp cũng như ưu tiên những công việc có thời hạn gấp để làm trước sao cho phù hợp nhất.

3. Cải thiện tính đo lường của mục tiêu

Có rất nhiều doanh nghiệp gặp phải tình trạng họ đã xác định được mục tiêu đề ra nhưng nhiều nhà quản lý lại mơ hồ trong việc xác định nhân viên của mình đã hoàn thành mục tiêu đã đề ra chưa. Vì vậy, việc sử dụng mô hình SMART có thể giúp các nhà quản lý cải thiện khả năng đo lường mục tiêu.

mô hình smart là gì, smart là gì, nguyên tắc smart, tiêu chí smart, smart la gi, phương pháp smart, một vài ví dụ về mục tiêu smart, kiến thức, marketing, mô hình smart là gì? cách xác định mục tiêu kinh doanh theo smart

Khi bắt đầu thiết lập mục tiêu, SMART cần nhấn mạnh vào yếu tố đo lường. Những nhân viên cần phải biết và xác định những công việc cũng như hiệu quả công việc mà mình cần đạt được sẽ như thế nào, tiến hộ ra sao… Tất cả các câu hỏi này đều đã được giải quyết ngay từ khi thiết lập mục tiêu với SMART.

4. Phù hợp với mục tiêu công ty

Tất cả những phòng ban của doanh nghiệp cần có mục tiêu riêng rõ ràng, khi ssos sử dụng mô hình SMART sẽ là giúp liên hết mục tiêu riêng của từng phòng ban với mục tiêu chung của doanh nghiệp. Nó như sợi dây liên kết giúp doanh nghiệp tăng sức mạnh thực hiện các mục tiêu lớn.

5. Giúp tăng hiệu suất làm việc của nhân viên

Khi áp dụng mô hình SMART trong doanh nghiệp giúp các nhân viên định hướng rõ ràng về một mục tiêu cụ thể hơn. Khi đặt mục tiêu theo mô hình SMART tất cả những kết quả làm việc của nhân viên sẽ được đo lường và đánh giá chính xác. Họ sẽ biết các kết nối công việc và hiểu rõ được những điều mình đang làm và cố gắng cho thành công chung của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, các đầu công việc của họ có giới hạn thời gian, tuy những giới hạn đó sẽ tạo cảm giác áp lực nhưng cũng giúp họ đạt được hiệu suất công việc tốt hơn

Một vài ví dụ về mục tiêu SMART

1. Mục tiêu cho kênh Digital của doanh nghiệp phải đạt được 500.000 lượt truy cập /năm.

2. Mục tiêu doanh thu của Digital phải đạt được 2% doanh thu từ các kênh mạng xã hội so với năm trước trong vòng 1 năm

3. Mục tiêu của phòng marketing phải đạt KPI là 1,2 tỷ trong vòng 6 tháng từ tháng 6/2020

4. Mục tiêu của telesales là đạt tỷ lệ chốt 55% / tháng, đạt được doanh thu 1 tỷ trong vòng 4 tháng kể từ tháng 8/2020…

Như vậy Unica đã cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản nhất về mô hình SMART là gì, về các tiêu chí SMART cũng như những ví dụ cho mô hình này. Có thể nhận thấy một điều rằng, trong Marketing, mục tiêu Smart đóng một vai trò vô cùng quan trọng giúp đo lường hiệu quả của chiến dịch. Bên cạnh đó, chúng tôi còn mang đến bạn đọc những kiến thức học marketing nâng cao dành cho những ai muốn nâng cao kiến thức cho bản thân mình lên một tầm mới. Mời bạn đọc truy cập Unica để tham khảo.

Unica gợi ý cho bạn: Khóa học “9 bước xây dựng chiến lược Marketing”

XEM TRỌN BỘ KHÓA HỌC TẠI ĐÂY

Đăng bởi: Tình Nguyễn Thị

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก