Kiến Thức Marketing

Những lý do khiến Google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục

Lý do thực sự giết chết các SEOer là việc trang Web đột ngột mất thứ hạng, sụt giảm nghiêm trọng. Biểu hiện của nó như sau:
1. Trang web của bạn không thể tìm thấy trong kết quả tìm kiếm.
2. Hoàn toàn mất khả năng hiển thị trang Web
3. Trang web của bạn bị mất rất nhiều lưu lượng.

Nếu bạn không được xếp hạng tốt trong tìm kiếm, rất có thể Google đang “ghét” trang web của bạn. Điều này không có nghĩa là nó sẽ luôn đánh giá thấp trang web của bạn, nhưng điều đó có nghĩa là bạn cần phải làm gì đó để nhận lại sự ưu ái của Google, cải thiện thứ hạng trang Web của bạn. Bạn phải kiểm tra trang web của bạn thường xuyên để đảm bảo lợi ích SEO tối đa.

google đánh giá thấp website, kiến thức, marketing, những lý do khiến google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục

Vậy, những lý do phổ biến nhất khiến Google ghét trang web của bạn là gì và bạn có thể làm gì để khắc phục chúng?

1. Thiết kế trang web của bạn đã hết hạn

Nhiều yếu tố xếp hạng được xây dựng dựa trên thiết kế trang web của bạn. Điều đó có nghĩa là trước khi bạn bắt đầu tham gia vào SEO, thiết kế tổng thể được xem xét để xếp hạng 
Ví dụ: 
Google đánh giá cực kỳ thấp các trang web vì giao diện không thân thiện với thiết bị di động. Nếu bạn sở hữu trang web cũ với thiết kế cổ lỗ sĩ, không đáp ứng hoặc thân thiện với thiết bị di động, bạn sẽ không được xếp hạng cao. Trên thực tế, bạn có thể mất từ 5-30% khách hàng tiềm năng chỉ vì điều này.

Các yếu tố bổ sung cần ghi nhớ là thẻ title tags và dữ liệu meta. Đây là những mô tả cho Google biết thứ hạng của bạn. Không có những thứ này, Google không thể nào biết được hay đánh giá được. Nếu bạn không xây dựng những thứ này vào phần thiết kế trang web của mình, đừng hy vọng Google sẽ ‘tử tế’ với bạn.

Một trong những yếu tố xếp hạng tôi sẽ nói về sau là phần tương tác với trang web. Để có xếp hạng cao hơn, Google muốn thấy mọi người chia sẻ nội dung của bạn, điều này chứng tỏ bạn phải tốt như nào thì người ta mới chia sẻ đúng không nào? Để giúp họ làm điều đó dễ dàng, bạn cần đảm bảo trang web của bạn có các nút chia sẻ phương tiện truyền thông xã hội.

google đánh giá thấp website, kiến thức, marketing, những lý do khiến google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục

Ảnh minh họa: Nguồn: internet

2. Cấu trúc liên kết của bạn có vấn đề

Liên kết là rất quan trọng để đánh giá xếp hạng. Khi chúng ta nghĩ về các liên kết, các liên kết ngược backlinks là yếu tố đầu tiên bạn nên nghĩ tới,và đương nhiên các liên kết bên trong và các liên kết bên ngoài cũng rất quan trọng.

Trước tiên, hãy nghĩ về các backlinks đến trang web của bạn. Nếu bạn đang xây dựng các liên kết một cách không phù hợp, thì Google sẽ thông báo và xếp hạng bạn (hoặc loại bỏ bạn khỏi kết quả xếp hàng hoàn toàn luôn). Hãy đảm bảo bạn sử dụng các kỹ thuật điều hướng liên kết để làm cho cấu trúc liên kết đến của bạn dễ dàng hơn với Google.

Google cũng muốn thấy bạn liên kết với các trang web Uy tín, chính thống. Khi đăng nội dung, bạn hãy cố gắng liên kết ra các trang web chính thống, có đăng ký tên miền cao. Điều này sẽ cho Google thấy rằng à, trang Web của bạn có các nội dung chất lượng trên trang web của bạn và Google có cơ sở để xếp hạng bạn cao hơn các trang Web khác.
Liên kết nội bộ (Internal links) thì sao? Vâng làm ơn hãy làm đầy đủ tất cả các phần này!

Sử dụng các Internal links với TẤT CẢ nội dung của bạn. Đó là một cách để Google hiểu được nội dung của bạn là gì, vì đơn giản Google là máy robot mà. Liên kết đến các trang đích từ bài đăng trên blog của bạn và ngược lại. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng các liên kết có liên quan đến nội dung  của bạn.

3. Nội dung của bạn cung cấp ít giá trị

google đánh giá thấp website, kiến thức, marketing, những lý do khiến google đánh giá thấp website của bạn và cách khắc phục

Ảnh minh họa: Nguồn: internet

Nội dung đơn giản, không chất lượng mà lại có được xếp hạng cao? Nghĩ lại bạn ạ. Viết chỉ để cho mục xếp hạng không còn khả thi khi nói đến thứ hạng tìm kiếm. Bạn cần có nội dung thực sự có giá trị cho người đọc, cho độc giả của bạn. Google sẽ biết liệu trang web của bạn có đáng để hiển thị cho người khác hay không bằng cách người dùng tìm kiếm, tương tác với nó .

Các yếu tố xếp hạng cho trang web của bạn bao gồm: thời gian trên trang web và sự tương tác từ độc giả (bao gồm cả số lượt chia sẻ lên các phương tiện truyền thông…)
Nếu nội dung của bạn thực sự có giá trị, mọi người sẽ đọc nó từ đầu đến cuối. Google thấy mọi người ở trên trang của bạn bao lâu và xếp hạng bạn sao cho phù hợp nhất. Nếu mọi người ở trên trang web của bạn càng lâu, điều đó chứng tỏ nội dung của bạn rất tốt. Nếu họ chỉ lướt qua nhanh chóng, thì chứng tỏ nội dung của bạn nhàm chán hoặc là không hữu ích với họ.

Hãy sáng tạo các nội dung trả lời các vấn đề nóng hổi, mang tính thời sự, được nhiều người quan tâm hoặc đưa ra lời khuyên hữu ích. Đừng chỉ viết một cái gì đó tràn lan cho có.

Kết luận

Nếu trang web của bạn không được xếp hạng cao trong kết quả tìm kiếm, rất có thể bạn đã làm điều gì đó để khiến Google đánh giá thấp trang Web của bạn. Tuy nhiên cũng đừng quá lo lắng.

Chúng ta cần bình tĩnh và tìm ra nguyên nhân, sau đó khắc phục từ từ. Hãy chắc chắn kiểm tra lại giao diện trang web của bạn thường xuyên. Đảm bảo thiết kế trang web của bạn thân thiện với SEO và nội dung của bạn đáng để đọc và chia sẻ. Kiểm tra cấu trúc liên kết links của bạn, vì đây là một trong những yếu tố xếp hạng lớn nhất.

Chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Huyền Lê

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก