Kiến Thức Marketing

Thị phần là gì? Công thức tính thị phần chuẩn xác nhất

Trong kinh doanh hay bất cứ hoạt động trao đổi hàng hóa mua bán nào việc xác định được thị trường phù hợp với mình là điều vô cùng cần thiết, và thị trường mà doanh nghiệp đang nắm giữ trong tay được gọi là thị phần. Vậy Thị phần là gì? Phương pháp để đánh giá được thị phần của doanh nghiệp là gì? Mời bạn đọc quan tâm cùng tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!

1. Thị phần là gì?

Trong tiếng Anh thì Thị phần là Market Share, dùng để chỉ thị trường mà doanh nghiệp đó đang chiếm hữu, ở đây cũng tập trung đông nhất nhóm khách hàng mục tiêu mà doanh nghiệp hướng tới nhằm tiêu thụ sản phẩm/dịch vụ của mình.

thị phần là gì, kiến thức, marketing, thị phần là gì? công thức tính thị phần chuẩn xác nhất

Khái niệm thị phần là gì?

Hay nói một cách ngắn gọn, bản chất khái niệm thị phần chính là sự phân chia thị trường giữa doanh nghiệp và đối thủ của mình, chính là thị trường mà doanh nghiệp đang chiếm lĩnh.

Vậy thị phần có tầm quan trọng như thế nào? Việc xác định thị phần của doanh nghiệp không chỉ giúp chủ doanh nghiệp xác định được những chiến lược kinh doanh hiệu quả cho riêng mình mà còn có thể nghiên cứu và đưa ra những quyết định để cạnh tranh với đối thủ như các chính sách giá, chính sách ưu đãi, chương trình khuyến mãi, các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

Và để thị phần của mình không bị thu hẹp theo thời gian, các chủ doanh nghiệp cũng cần rất quan tâm tới các chiến lược kinh doanh làm sao để bảo vệ hoặc mở rộng thị phần của mình.

2. Cách tính thị phần

Thị phần có hai cách tính, tương ứng với hai loại thị trường của doanh nghiệp phổ biến hiện nay đó là:

Thị phần:

– Thị phần = Tổng nguồn lợi nhuận thu về được của doanh nghiệp/tổng doanh thu thị trường

– Thị phần = Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/tổng sản phẩm tiêu thụ của thị trường.

Thị phần tương đối:

– Thị phần tương đối (A)= Tổng nguồn lợi nhuận thu về được của doanh nghiệp/ Tổng nguồn lợi nhuận của đối thủ cạnh tranh họ thu về trong thị trường.

Thị phần tương đối (A)= Tổng sản phẩm bán ra của doanh nghiệp/ Tổng sản phẩm bán ra của đối thủ.

Lúc này sẽ xuất hiện các trường hợp sau:

– Nếu thị phần tương đối A > 1 ==> lợi thế cạnh tranh thị trường của doanh nghiệp lớn hơn so với đối thủ và ngược lại

– Còn nếu A = 1, điều đó có nghĩa lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và của đối thủ là tương đương nhau.

3. Vai trò của thị phần là gì?

thị phần là gì, kiến thức, marketing, thị phần là gì? công thức tính thị phần chuẩn xác nhất

Vai trò của thị phần đối với doanh nghiệp

Bạn đã hiểu thị phần là gì chưa? Việc thấu hiểu và xác định được thị phần của doanh nghiệp không chỉ giúp doanh nghiệp nắm được tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp mà còn giúp doanh nghiệp có các cơ sở thông tin cần thiết quan trọng để có những quyết định kinh doanh đúng đắn như mở rộng thị trường cạnh tranh với đối thủ, các kế hoạch tiếp thị cụ thể để thu hút và mở rộng thị phần của mình, xác định rõ lợi thế và điểm yếu của doanh nghiệp cũng như của đối thủ…

Có thể nói đến một số vai trò rất quan trọng của thị phần như:

– Là một trong những dấu hiệu cạnh tranh giữa doanh nghiệp và đối thủ: So sánh tương quan theo cách thức tính như trên, chúng ta thấy được rằng lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ tỉ lệ thuận với lợi nhuận của tổng thị trường nếu doanh nghiệp bằng hoặc lớn hơn 1, điều đó có nghĩa khi doanh nghiệp phát triển và có các chiến lược kinh doanh đúng đắn sẽ thì sẽ có được thị phần mở rộng tăng trưởng theo tổng thị trường, tạo ra sức cạnh tranh mạnh mẽ hơn với đối thủ của mình.

– Đánh giá được một phần tốc độ phát triển của doanh nghiệp: Thông thường các doanh nghiệp lớn sẽ có được thị phần tăng trưởng lớn hơn và cạnh tranh mạnh mẽ với các đối thủ của mình.

– Là cơ sở dữ liệu để doanh nghiệp xác định và bổ sung các nguồn lực cần thiết: tài chính, đối tác, nhân sự, … từ đó làm tăng thêm tốc độ phát triển của doanh nghiệp trên thị trường.

– Thị phần giúp tăng thêm quy mô hoạt động và phát triển của doanh nghiệp: thị phần càng lớn, tốc độ phát triển của doanh nghiệp càng cao, khả năng sinh lời cũng lớn hơn.

4. Xác định thị phần tăng trưởng thông qua mô hình BCG

Việc nắm rõ thị phần là gì cũng như vai trò của thị phần cho doanh nghiệp sẽ giúp các chủ doanh nghiệp có được các quyết định xác định thị phần hiệu quả hơn. Ngày nay để đánh giá được chính xác tương quan thị phần tăng trưởng của một doanh nghiệp các nhà quản lý chiến lược thị trường thường sẽ ứng dụng ma trận BCG – ma trận Boston. Trong đó hai trục tung và trục hoành là thước đo cho sự tăng trưởng doanh thu và thị phần tăng trưởng của doanh nghiệp.

Ma trận này chia thành 4 ô lớn với các ô là ô Ngôi Sao, ô Bò sữa, ô Dấu hỏi, và ô Con chó.

thị phần là gì, kiến thức, marketing, thị phần là gì? công thức tính thị phần chuẩn xác nhất

Ma trận BCG trong thị phần của doanh nghiệp

Dựa vào 4 ô này bạn sẽ có thể xác định được những vấn đề nhỏ bên trong. Cụ thể:

– Nhóm Ngôi sao: Đây là nhóm đang đi lên và đang rất cần được đẩy mạnh để có thể nhanh chóng chiếm được thị phần riêng và đem về cho doanh nghiệp doanh thu càng cao càng tốt.

– Nhóm Dấu hỏi: Nhóm này sẽ khiến chúng ta liên tưởng đến các yếu tô chưa thật sự rõ ràng. Thường dấu hỏi sẽ được dùng để dùng cho các sản phẩm mới ra mắt của doanh nghiệp, chưa biết thị trường có chấp nhận và tiêu thụ hay không, do đó doanh nghiệp có những chiến lược kinh doanh phù hợp để khai thác, nghiên cứu và test phản ứng của khách hàng cũng như test các kênh truyền thông hiệu quả.

– Nhóm Bò sữa: Đây là nhóm còn mang trong mình nhiều tiềm năng lợi nhuận lớn dù khả năng tăng trưởng đã không còn mạnh mẽ như nhóm Ngôi Sao, doanh nghiệp cần biết cách khai thác làm sao đem về được nhiều nguồn lợi nhuận tốt nhất từ nhóm này.

– Nhóm Con chó: Đây là nhóm 'tốn tiền”của doanh nghiệp khi đã không còn mang được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp. Với nhóm này doanh nghiệp nên tìm cách loại bỏ các sản phẩm/dịch vụ đi xuống đó để dồn nguồn lực cho các nhóm tiềm năng hơn.

5. Một số cách giúp bạn tăng thị phần cho doanh nghiệp

Làm mới sản phẩm

Một trong những phương án để làm mới và tăng lượng thị phần cho doanh nghiệp đó chính là làm mới sản phẩm. Việc làm mới sản phẩm ngoài do doanh nghiệp muốn thay đổi còn phải dựa và xu hướng thị trường mới lạ, độc đáo mà đối thủ của bạn chưa làm trên thị trường, nghĩa là bạn phải dẫn đầu xu hướng thị trường mới có thể thu hút được lượng Market Share cho mình.

Chiến lược làm mới sản phẩm được coi là một trong những chiến lược hiệu quả nhất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên không thể đột nhiên thay đổi và làm mới sản phẩm ngay được, doanh nghiệp cần có thời gian để lắng nghe ý kiến phản hồi từ khách hàng của mình, nghiên cứu thật kỹ những gì mà khách hàng mục tiêu của bạn mong muốn. Điều  này sẽ đem đến cho doanh nghiệp những thông tin vô cùng quý báu để tạo ra những thay đổi tích cực phù hợp với xu thế thị trường, tạo sự độc đáo khác biệt của riêng mình và bật xa hơn so với đối thủ cạnh tranh.

Tuy nhiên nếu là đối với các ngành dịch vụ, doanh nghiệp rất cần sự tính toán chi tiết và cẩn thận về nhu cầu của thị trường cũng như đối tượng khách hàng mục tiêu, bởi đây vẫn là một chiến lược mạo hiểm và tốn kém.

Quan tâm khách hàng cũ (remarketing)

Rất nhiều doanh nghiệp vì mong muốn nhanh chóng đẩy mạnh và mở rộng thị phần của mình lan ra thị trường mà đã dồn hết nguồn lực cho việc này, vô tình để lại những khách hàng cũ từng mua sản phẩm của doanh nghiệp không có sự quan tâm hay chăm sóc phù hợp. Đây thật sự là một thiếu sót rất lớn! Thị phần của doanh nghiệp không nên chỉ là những khách hàng mới, những nhóm khách hàng mục tiêu mới mà còn bao gồm cả những khách hàng cũ, người đã từng mua sản phẩm của bạn, đã từng trải nghiệm và có đánh giá tốt về sản phẩm của bạn.

Thế nhưng vì một lý do nào đó họ đã quay lưng lại với doanh nghiệp của bạn. Công việc lúc này mà bạn cần phải thực hiện đó là làm sao để có thể giành lại được nhóm khách hàng cũ tiềm năng đó: Đem đến cho khách hàng cũ những ưu đãi mới, chương trình giảm giá, ưu đãi chiết khấu, hoặc cung cấp những thông tin tốt nhất đến cho họ để tạo dựng lại ấn tượng thương hiệu đối với khách hàng. Bạn cũng có thể dùng bảng khảo sát để tìm ra nguyên nhân vì sao khách hàng họ từ bỏ doanh nghiệp của bạn và đến với sản phẩm khác, từ đó có những kế hoạch thay đổi và chiến lược phù hợp hơn.

Đa dạng hóa kênh truyền thông

Các kênh truyền thông ngày nay có rất nhiều, đặc biệt là khi internet ra đời, các kênh truyền thông kỹ thuật số ngày càng lên ngôi và chiếm lĩnh thị trường, trở thành một phần không thể thiếu đối với hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống. Là một người làm kinh doanh, bạn và doanh nghiệp của mình cũng  phải chuyển mình để theo kịp và nắm bắt nhanh xu thế thị trường để tiếp cận và mở rộng hơn thị phần của mình.

Trước kia các kênh truyền thông truyền thống mà doanh nghiệp thường sử dụng có thể là Telesales, marketing trực tiếp, PR sản phẩm tại các điểm bán hàng, hoặc mời chào sản phẩm ngay tại nhà riêng của khách hàng, gửi thư giới thiệu, quảng cáo banner…

Để làm đa dạng hóa các kênh truyền thông của doanh nghiệp mở rộng Market Share của mình bạn có thể sử dụng thêm các kênh như mạng xã hội, truyền hình, báo đài điện tử, radio vừa kết hợp các kênh truyền thông truyền thống – kỹ thuật số vừa có chiến lược tối ưu và hướng đến các đối tượng khách hàng mục tiêu khác nhau, từ đó làm tăng và mở rộng hơn thị phần của mình.

Tiến nhập vào thị trường mới

Việc tiến nhập vào thị trường mới được xem là chiến lược tốt nhất nên được bắt đầu từ nền tảng vững chắc của thị trường cũ với một mạng lưới thông tin có sự liên kết với thị trường tiềm năng. Doanh nghiệp cần phải dựa trên sự nghiên cứu thị trường cũng như phân tích chi tiết để đưa ra những chiến lược quyết định đúng đắn.

Từ đó đưa ra được chiều hướng tiếp cận khách hàng hợp lý bằng các kênh truyền thông như tiếp thị email, truyền hình, mạng xã hội.

Như vậy Unica đã giới thiệu tới bạn đọc khái niệm thị phần là gì, vai trò và phương pháp xác định thị phần dành cho doanh nghiệp. Hi vọng rằng những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình khai thác và mở rộng thị phần tăng trưởng của riêng mình.

Có thể nói rằng marketing đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp trong thời điểm hiện tại, vậy nên bạn cần phải thường xuyên trau dồi những kiến thức cũng như kỹ năng cho bản thân bằng việc tham gia các khoá học marketing online trên Unica bạn nhé.

Xin cảm ơn và chúc bạn thành công!

Đăng bởi: Đặng Trần Duyệt

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก