Huế Thừa Thiên Huế

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Cố đô Huế là một trong số ít những tỉnh thành hiện tại vẫn còn lưu giữ rất nhiều nét đẹp truyền thống văn hóa đặc sắc của người Việt Nam. Trong đó, thể hiện rõ nhất chính là các làng nghề truyền thống ở Huế. Các làng nghề ở Huế này gây ấn tượng với khách tham quan bởi sự mộc mạc, đơn giản. Nhưng lại ẩn chứa nhiều giá trị văn hóa, truyền thống. Nếu sắp tới bạn đi tour du lịch ở Huế và tìm kiếm các festival làng nghề truyền thống để tham quan. Bài viết top 14 các làng nghề truyền thống ở Huế dưới đây sẽ là một kinh nghiệm du lịch bổ ích mà bạn không nên bỏ qua đấy!

1. Làng nghề làm hương Thủy Xuân của xứ Huế

Làng nghề ở Cố đô Huế đầu tiên mà Phượt muốn giới thiệu đến bạn chính là làm hương Thủy Xuân. Làng nghề làm hương Thủy Xuân cách trung tâm thành phố Huế khoảng 7km về hướng Tây Nam. Tính đến hiện tại, Thủy Xuân đã có tuổi đơn hơn 700 niên đại. Nơi đây được xem là một trong các làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở Huế – Việt Nam.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Kinh nghiệm đi festival làng nghề truyền thống ở tour du lịch Huế bạn đừng bỏ qua làng nghề làm hương Thủy Xuân nổi tiếng này nhé. (Hình ảnh: Internet)

Đến với làng nghề làm hương, hình ảnh đầu tiên mà bạn sẽ được thấy chính là những bó hương chụm lại. Tựa như những bó hoa với nhiều màu sắc rực rỡ. Những bó hương này xòe ra trong nắng và có hương trầm thơm dễ dịu mà không quá nồng nàn. Ngoài ra, bạn cũng sẽ dễ dàng tìm hiểu về các công đoạn làm hương theo phương pháp thủ công. Ngoài ngắm nhìn, bạn cũng có thể tham gia vào các công đoạn làm nên một que hương. Cùng với đó, bạn còn được khám phá cuộc sống của những người dân cư bản địa ở nơi đây.

Có thể nói, ở làng nghề Thủy Xuân này, dù là bất kỳ ai cũng đều hành nghề làm hương. Mới sáng tinh mơ khi ánh nắng còn chưa kịp lan tỏa khắp mọi nơi. Người dân đã bắt đầu một ngày với việc sắp hương ra để phơi. Và làm rực rỡ cả một con đường Huyền Trân Công Chúa. Dù bao thế sự đổi thay, người dân vẫn trung thành với phương pháp làm hương truyền thống thay vì dùng máy. Mặc dù vất vả nhưng chính sự yêu thích của những khách du lịch ghé thăm đã giúp họ có thêm phần động lực.

Các loại hương nổi bật nên mua làm quà

Có nhiều loại hương ở Thủy Xuân mà bạn có thể lựa chọn để mua về làm quà. Nổi bật nhất là hương trầm, hương quế, hương thơm tẩy mùi, hương dầu sả,… Bạn có thể dạo quanh các cửa hàng trên đường nhỏ để chọn mua cho mình một loại hương phù hợp nhất để làm quà tặng hay lưu niệm. Nơi đây không chỉ trưng bày các sản phẩm về hương mà còn có trình diễn chằm nón. Sự trình diễn này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về kinh nghiệm đi tour du lịch Huế thông qua những sản phẩm của cố đô.

Thông tin hấp dẫn: Khám phá Bạch Mã Village – ngôi làng Hobbit tựa xứ sở thần tiên ở Huế

2. Làng nghề đúc đồng ở xứ Huế – Phường Đúc

Làng nghề ở xứ Huế tiếp theo mà Phượt muốn gợi ý cho bạn chính là đúc đồng Phường Đúc. Đúc đồng từ lâu đã là một trong các làng nghề truyền thống lâu đời của người Huế ở Việt Nam. Đến xứ Huế, bạn có thể ghé qua làng nghề Phường Đúc tọa lạc ở ven bờ Nam sông Hương. (Đoạn từ cầu Giã Viên lên phía Long Thọ). Và cách thành phố Huế 3km về phía Tây Nam để tham quan.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Kinh nghiệm đi festival làng nghề truyền thống trong tour du lịch Huế: Hãy ghé làng nghề đúc đồng Phường Đúc để ngắm nhìn các tác phẩm nghệ thuật được làm từ đồng bắt mắt. (Hình ảnh: Internet)

Làng nghề Phường Đúc ở Huế có nguồn gốc chính xác từ tổ chức của những người thợ truyền thống cùng làm nghề đúc dưới thời Chúa Nguyễn. Chính vì lòng yêu nghề và cái tâm trong việc chế tác sản phẩm đã giữ cho làng nghề Phường Đúc tồn tại đến ngày nay.

Dựa vào lịch sử, theo gia phả của dòng họ Nguyễn. Thủy tổ của nghề đúc đồng là cụ Nguyễn Văn Lương. Cụ có quê ở làng Đồng Xá, Siêu Loại. (Thuộc tỉnh Bắc Ninh ngày nay). Những tác phẩm được làm bằng đồng của ông vẫn được lưu giữ cẩn thận. Và được lưu truyền qua biết bao thế hệ cho đến ngày nay. Đây chính minh chứng rõ ràng nhất cho sự tài hoa của các nghệ nhân thời giờ. Những tác phẩm nổi tiếng như: chuông chùa Thiên Mụ (1710), khánh, Diệu Đế (1864), vạc đồng,…

3. Làng nghề thếp vàng, sơn mài Tiên Nộn ở xứ Huế 

Làng ở xứ Huế tiếp theo mà Phượt muốn gợi ý cho bạn đó chính là làm nghề thếp vàng, sơn mài Tiên Nộn. Cũng giống như các công trình kiến trúc hay sản phẩm điêu khắc. Sơn mài cũng là một nghề có mặt ở khắp mọi nơi. Bạn có thể dễ dàng bắt gặp các đình chùa, làng xã. Cho đến đài lăng tẩm hay cung điện Vua chúa đều được sơn thếp vàng son cực kỳ lộng lẫy. Ngoài ra, các vật dụng từ trong dân dã thuộc các gia đình quyền quý. Hay các nhà thờ họ cũng được sơn mài tô điểm vô cùng công phu. Cụ thể như: hoành phi, câu đối, kiệu võng, án thư, hộp, sạp tử,….

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Làng nghề thếp vàng , sơn mài Tiên Nôn là cái tên tiếp theo trong danh sách festival các làng nghề truyền thống ở Huế mà bạn nên tham quan khi thực hiện tour du lịch. (Hình ảnh: Internet)

Nguồn gốc của thếp vàng, sơn mài Huế là ở các làng Triều Sơn, Địa Linh, Tiên Nộn. Tiên Nộn cách thành phố Huế khoảng 10km thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang là địa điểm nổi tiếng nhất. Sơn mài truyền thống của xứ Huế được chia làm 3 loại chính. Đó là: sơn quang, sơn son thếp vàng và sơn mài đắp nổi. Còn về phầm gam màu cổ truyền và căn bản nhất của những tác phẩm mà bạn thường thấy. Đó là cánh dán, đỏ, đen, vàng, bạc nguyên chất. Những gam màu này được pha dưới dạng bột hay được dát mỏng thành những chiếc lá. Hiện tại, hệ màu sắc này đã được thêm rất nhiều sắc độ bắt mắt shown như xám, trắng, xanh, hồng vỏ cua, vỏ trai, vỏ ốc,…

4. Làng nghề làm nón lá Tây Hồ ở Cố đô Huế

Làm nón lá là nghề được lưu giữ và bảo tồn suốt bao thế hệ ở xứ Huế. Trong đó, làng nghề làm nón lá Tây Hồ ở Huế thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang. Làng có vị trí cách trung tâm thành phố khoảng 12km là nổi tiếng nhất. Đến với làng nghề Tây Hồ, bạn sẽ cảm thấy cực kỳ kinh ngạc bởi vẻ đẹp sáng tạo và độc lạ của từng chiếc nón ở nơi đây. Đặc biệt nhất chính là trên nón có những bài thơ hay những nàng thiếu nữ đội nón lá cực kỳ tinh tế.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Hãy ghé làng nghề làm nón lá Tây Hồ trong dịp festival làng nghề truyền thống trong tour du lịch Huế để ngắm nhìn quá trình các nghệ nhân làm ra chiếc nón lá. (Hình ảnh: Internet)

Để làm nên những chiếc nón mang giá trị truyền thống như vậy. Người nghệ nhân cần có đôi bàn tay khéo léo để có thể đan đều, đẹp cho từng chiếc nón. Dù đã quen tay nhưng đôi lần người nghệ nhân cũng có thể đan lệch và không đều. Nhưng dù thế nào, mỗi chiếc nón đều mang trên mình những nét đẹp riêng biệt không lẫn vào đâu được.

Quá trình làm nên chiếc nón lá

Để có những chiếc nón đẹp, người thợ sẽ bắt đầu chọn những chiếc lá vẫn giữ được màu xanh nhẹ trước. Tiếp đó, họ đem lá đi ủi nhiều lần cho phẳng và láng để dễ làm khi kết hợp. Với mỗi chiếc nón, họ sẽ chuốt từng sợi tre thành 16 nan vành rồi uốn thành những vòng tròn bóng bẩy để đan vào nón. Sau đó, người nghệ nhân sẽ làm 2 lớp lá, ở giữa chiếc nón được thêm những câu thơ. Hoặc danh lam thắng cảnh xứ Huế mộng mơ tạo sự nổi bật. Cuối cùng, khi lợp lá lên khung, người thợ phải hết sức tỉ mỉ để cho những lớp lá đều, mỏng và thanh. Thành phẩm chiếc nón lá sẽ vô cùng đa dạng. Và bạn sẽ dễ dàng bắt gặp những sản phẩm này khi đi dạo chơi ở xứ Huế.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Kinh nghiệm đi tour du lịch Huế: Hãy chiêm ngưỡng quá trình các làm nên một chiếc nón lá ở festival làng nghề truyền thống. (Hình ảnh: Internet)

5. Làng nghề đan lát Bao La ở Cố đô Huế 

Làng nghề đan lát Bao La có vị trí cách thành phố Huế khoảng 15km về hướng Bắc. Làng Bao La trực thuộc xã Quảng Phú, huyện Quảng Điền. Là đoạn trung lưu bờ Bắc của con sông Bồ. Làng nghề truyền thống ở xứ Huế này đã được hình thành từ thời xa xưa. Cho đến thời của chúa Nguyễn trị vị thì mới thành lập thêm một làng Bao La mới. Làng này hiện nay thuộc thôn Thủy Lập, xã Quảng Lợi, huyện Quảng Điền cạnh bờ Nam của phá Tam Giang. Cả hai ngôi làng này đều làm chung một nghề thủ công đan lát với các sản phẩm cực kỳ đơn giản nhưng công phu. Cụ thể như: rổ, rá sàng, chõng tre, nôi trẻ em, dần, giường ngủ,… Tất cả đều được làm bằng chủ yếu vật liệu mây và tre.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Các tác phẩm được làm từ làng nghề đan lát Bao La ở Huế. (Hình ảnh: Internet)

Vào thời gian đầu, người dân ở đây chỉ làm nghề này nhằm “giết” thời gian nhàn rỗi. Và tạo ra những vật dụng trong gia đình. Nhưng dần dần, chính những sản phẩm này đã phát triển rộng rãi và ưa chuộng nên đã hình thành nên nhu cầu mua sắn trên thị trường.

5 xóm sản xuất các sản phẩm khác nhau như:

  • Xóm Chợ: chuyên làm giàn, sàng. 
  • Xóm Đông: chuyên làm thúng, mủng. 
  • Xóm Chùa: chuyên làm xuất rá. 
  • Xóm Cầu: chuyên làm nong, nia.
  • Xóm Đình và Xóm Hóp: chuyên làm rổ.  

Ngày nay, vì nhu cầu đa dạng và phát triển hơn. Nên có nhiều sản phẩm bày bán trên thị trường với nhiều chất liệu khác nhau. Cũng vì đó mà làng nghề đan lát Bao La cũng gặp không ít khó khăn trong việc cạnh tranh. Dù vậy, với bàn tay khéo léo và sự tài hoa của mình. Những người dân nơi đây đã sáng tạo thêm rất nhiều loại sản phẩm độc đáo hơn. Ví dụ như: giá sách, giá treo đèn, đèn treo trang trí, lẵng cắm hoa,….

6. Làng nghề rèn Hiền Lương ở xứ Huế 

Tiếp nối những địa điểm trên chính là làng nghề rèn Hiền Lương ở xứ Huế. Làng Hiền Lương trước đây còn được biết đến là làng “Hoa Lang”. Nhưng vì nơi đây đã đào tạo ra rất nhiều hiền tại phục vụ cho triều đình. Nên đã được Vua Minh Mạng đổi tên thành “Hiền Lương” như hiện tại.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Kinh nghiệm đi festival làng nghề truyền thống trong tour du lịch ở Huế: Hãy ghé làng nghề rèn Hiền Lương để xem các sản phẩm được rèn thủ công như cuốc, liềm,… (Hình ảnh: Internet)

Làng nghề rèn Hiền Lương là nơi chuyên sản xuất những sản phẩm, công cụ như cuốc, liềm, rựa, dao,… Vật liệu để chế tác nên những sản phẩm này chủ yếu chỉ từ sắt thép mà nên. Vào những năm dưới triều đại của Vua nhà Nguyễn ở thời Tây Sơn. Làng rèn Hiền Lương chính là địa điểm sản xuất nên những binh khí vật dụng phục vụ chủ yếu cho quân đội triều đình.

Cho đến những năm hiện tại, làng nghề rèn Hiền Lương ở Cố đô Huế đang đứng trước nguy cơ “mai một”. Bởi ít ai còn sử dụng những dụng cụ này. Do đó, làng nghề Hiền Lương đang trải khai kế hoạch và chủ trương “đỏ lò” để bảo tồn và giữ gìn những giá trị lẫn kỹ thuật rèn. Việc này nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất. Cũng như tham quan của khách du lịch từ thập phương tìm đến đây.

7. Làng nghề làm hoa giấy Thanh Tiên ở xứ Huế

Làng hoa giấy Thanh Tiên có vị trí thuộc xã Phú Mậu, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên Huế. Làng nghề làm hoa giấy này có địa thế khá đặc biệt nằm bên bờ Nam của hạ lưu dòng sông Hương. Nếu bạn xuôi theo dòng sông Hường đi đến ngã ba Sình, bạn sẽ tìm thấy con đường đi vào làng hoa giấy Thanh Tiên.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Kinh nghiệm đi tour du lịch Huế vào dịp festival làng nghề truyền thống: Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên. (Hình ảnh: Internet)

Làng nghề hoa giấy Thanh Tiên ở xứ Huế có sự đặc biệt hơn ở nhiều nơi khác. Đó là bởi vì nơi đây có triết lý Nho học phương Đông trong mỗi một bông hoa giấy. Mỗi cành sẽ bao gồm 8 bông hoa chính, trong đó, 3 cành hoa giữa có ý nghĩa đặc biệt hơn. Đó là hình ảnh tượng trưng cho quân – sư – phụ, hoặc bạn cũng có thể hiểu là thiên – địa – nhân hay trung – hiếu – nghĩa.

Nguyên liệu làm hoa giấy

Trong mỗi bó hoa giấy luôn có một bông màu đỏ hoặc màu vàng được làm to nhất. Đây chính là sự tượng trưng cho mặt trời hoặc đấng minh quân. Điều đặc biệt làm nên thương hiệu của làng hoa giấy Thanh Tiên. Đó là người dân không hề sử dụng hóa chất công nghiệp. Họ chủ yếu sử dụng các loại nhựa cây. Hoặc lá cây để chế tạo nên nhiều loại thuốc nhuộm theo kiểu gia truyền. Vì vậy mà màu của hoa giấy được giữ lâu hơn các nơi khác.

Đến với làng hoa giấy Thanh Tiên, bạn có thể tìm thấy được rất nhiều loại hoa được làm rất công phu. Nổi bật nhất chính là hoa lan, hoa mai, hoa cúc,…. Trong số đó, hoa sen được làm vô cùng xinh đẹp và thể hiện được đặc trưng của loài quốc hoa Việt Nam. Với sự tỉ mỉ trong từng khâu chế tác như vậy. Làng hoa giấy Thanh Tiên đã trở thành một “đại sứ thương hiệu”. Và mang sản phẩm đến các quốc gia khác như: Pháp, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan,… Đây chính là một chiến lược marketing đem hình ảnh tươi đẹp của Việt Nam đến với bạn bè Quốc tế đẹp đẽ nhất.

8. Làng nghề làm tranh Sình ở Cố đô Huế 

Nếu bạn có ghé ngang qua làng hoa giấy Thanh Tiên. Bạn có thể kết hợp thêm làng nghề tranh Sình chỉ cách khoảng 2km. Làng nghề tranh Sình có vị trí dọc theo hạ lưu dòng sông Hương. Làng được xem là một trong các làng nghề truyền thống lâu đời nhất ở xứ Huế. Làng nghề tranh Sình là nơi đã tạo ra không biết bao nhiêu tác phẩm dân gian nổi tiếng của xứ Huế. Và làm đẹp hơn cho văn hóa của vùng đất Cố đô này.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Kinh nghiệm đi tour du lịch Huế: Làng Sình – làng nghề làm tranh truyền thống nổi tiếng. (Hình ảnh: Internet)

Làng Sình này có tên gọi chữ Nôm của làng Lại Ân. Và là một trong những nơi được hình thành khá sớm ở khu vực Đàng Trong. Người dân sân cơ bản sống bằng nghề nông nghiệp trước. Nhưng bởi vì vị trí địa lý thuận tiện nên nhiều người đã đổi sang buôn bán và làm nghề thủ công in tranh.

Nguyên liệu làm tranh Sình

Để chế tác nên một tác phẩm tinh tế, người nghệ nhân sẽ chọn phần giấy in giống báo. Còn phần màu sẽ được mua ở chợ gồm có các màu. Ví dụ như vàng, tím, đỏ sen, xanh. Và với màu trắng thì không cần tô vẽ mà chỉ sử dụng phần giấy mộc. Đối với bản in sẽ được làm từ loại gỗ mít và được chính tay những nghệ nhân tự khắc. Các bản khắc này sẽ có công dụng làm khuôn và in màu chính. Còn những màu sắc còn lại sẽ được người nghệ nhân vẽ thủ công. Vì vậy mà tác phẩm khi “ra lò” sẽ chẳng có sự tương đồng nào giống nhau.

Hiện tại, làng nghề làm tranh làng Sình vẫn còn được lưu truyền. Nhưng bởi vì một vài biến cố mà đã có sự mai một. Dù đã dần bị cho là “đồ cổ” nhưng người dân làng Sình vẫn rất cố gắng trong việc bảo tồn. Cũng như phát huy nét đẹp văn hóa này cho những khách du lịch ghé thăm.

9. Làng nghề dệt zèng A Đớt ở Cố đô Huế

Nghề dệt zèng là một hoạt động văn hóa. Nhưng cũng được xem là hình thức tạo ra kinh tế của nhiều dân tộc trong những năm gần đây. Trong số những làng nghề làm nghề dệt zèng, làng A Đớt ở Huế được xem là một trong các làng nghề truyền thống lâu đời nhất được bảo tồn các giá trị văn hóa cho đến hiện nay.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Kinh nghiệm du lịch Huế: Hình ảnh các nghệ nhân đang dệt những tấm zèng tinh xảo và tỉ mỉ. (Hình ảnh: Internet)

Nghề dệt zèng được truyền qua cho các thế hệ mới. Người mẹ sẽ dạy cho người con gái của mình cách dệt nên những tấm zèng tinh xảo và tỉ mỉ nhất. Và chỉ từ một tấm zèng, đôi bàn tay tinh hoa của người nghệ nhân đã chế tác ra rất nhiều sản phẩm độc đáo khác nhau. Cụ thể như túi xách, khăn quàng cổ hay quần áo.

10. Làng nghề làm liễn làng Chuồn ở xứ Huế

“Chuồn” được biết đến là tên nôm của ngôi làng An Truyền thuộc xã Phú An, huyện Phú Vang. Mặc dù là một ngôi làng nông nghiệp nhưng lại có rất nhiều người học lên cao và đỗ đạt làm quan to trong triều đình. Chính vì tính hiếu học đã một phần nào ảnh hưởng đến nghề làm liễn. Để làm nên một bức liễn, bạn cần phải có tài hoa viết chữ đẹp và biết nghệ thuật viết chữ. Những bức liễn chính là một sự nổi bật thường được treo trong những ngày Tết hoặc tặng cho nhau.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Hình ảnh tác phẩm liễn đã hoàn thành. (Hình ảnh: Internet)

Để làm nên liễn, giấy in phải là loại dùng để in báo. Và khi mua về phải nhuộm các màu đỏ, vàng hoặc xanh. Đối với phần màu thường là bột được mua ở chợ và đem về pha chung với hồ cho kết dính. Vì có hai đoạn liễn với kích thước khác nhau nên người chế tác sẽ phải sử dụng hai lối in ngửa hay úp ván. Đối với liễn hoa sẽ gồm bốn con toàn cảnh họa tiết dài như bộ tranh tứ quý. Còn đối với liễn chữ sẽ bao gồm đại tư và những câu đối nhau.

Tác phẩm được hoàn thành thường sẽ được trưng bày trên tường hay trên các chiếc cột và được đặt nằm dọc. Việc đặt nằm dọc này là để thể hiện hết câu đối hay theo hình tứ quý sao cho trọn vẹn. Riêng đối với những liễn đại tự, người chủ có thể treo riêng hoặc để giữa hai liễn câu đối trông cũng rất đẹp mắt.

11. Làng nghề kim hoàn Kế Môn ở xứ Huế 

Làng Kim hoàn Kế Môn là địa điểm tiếp theo trong danh sách mà bạn không nên bỏ qua. Kim hoàn Kế môn có vị trí thuộc xã Điền Môn, huyện Phong Điền. Nơi đây cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về hướng Đông Bắc. Kim hoàn là nơi gia công cổ truyền lại các món đồ trang sức và trang trí bằng chất liệu vàng hoặc bạc. Cụ thể bao gồm:

  • Ngành trơn: các sản phẩm đơn giản và không cần phải chạm trổ nhiều. 
  • Ngành đậu: thường làm các hình hoa văn kỷ hà để gắn lên mặt của các sản phẩm. 
  • Ngành chạm: sẽ chạm trổ các hình và hoa văn trên các sản phẩm. 

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Đôi hài tinh xảo được sáng tác ở làng nghề kim hoàn Kế Môn ở Huế. (Hình ảnh: Internet)

Những sản phẩm kim hoàn đều do những người thợ Kế Môn có tài hoa hơn người làm nên. Họ sẽ chế tác ra rất nhiều sản phẩm đa dạng từ mẫu mã cho đến kiểu dáng. Nổi bật nhất chính là nhẫn, bông tai, khuyên, xuyến, kiềng, vòng, dây chuyền, lắc,…. Những sản phẩm này sẽ được chạm trổ tinh xảo và có cả nạm ngọc. Hoặc đá saphia óng ánh để làm món đồ trở nên độc đáo hơn bao giờ hết.

12. Làng nghề điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên ở xứ Huế 

Làng nghề cổ truyền mạng đậm giá trị văn hóa tiếp theo ở xứ Huế mà Phượt muốn giới thiệu cho bạn là làng điêu khắc gỗ Mỹ Xuyên. Làng Mỹ Xuyên có vị trí ở huyện Phong Điền. Nơi này cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40km về phía Bắc. Vào những năm giữa thế kỷ 19, làng Mỹ Xuyên đã cho tập trung những người thợ chạm tài hoa. Họ bắt đầu chế tác ra được rất nhiều công trình nổi tiếng cho triều đình và nhân dân.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Nghệ nhân đang điêu khắc những tác phẩm mỹ nghệ từ gỗ. (Hình ảnh: Internet)

Hầu hết những tác phẩm mỹ nghệ mà họ đã làm nên đều đạt giá trị cao cấp. Đã có rất nhiều sản phẩm của làng Mỹ Xuyên giành được huy chương vàng, bạc tại những triển lãm ở tỉnh và toàn quốc. Thị trường của làng Mỹ Xuyên cũng cực kỳ rộng rãi và cho ra rất nhiều sản phẩm mỗi năm. Bởi vì người nghệ nhân của làng Mỹ Xuyên có thể làm được đa dạng mọi mẫu mã. Từ điêu khắc người, thú cho đến đồ vật. Dù bất kỳ sản phẩm nào cũng thể hiện rõ sự sống rộng và tinh tế trong từng đường nét.

Thông tin hấp dẫn: Đầm Chuồn Phá Tam Giang – địa điểm ngắm hoàng hôn đẹp nhất ở Huế

13. Làng nghề gốm Phước Tích ở xứ Huế 

Làng nghề gốm Phước Tích có vị trí cách trung tâm thành phố Huế khoảng 45km và thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong Điền. Phước Tích được biết đến là một trong các làng nghề có sản phẩm gốm cổ truyền thống nhất ở Huế. Vào những ngày trước, sản phẩm gốm Phước Tích thường sẽ được cống nạp cho các triều đại ở nhà Nguyễn để nấu cơm cho Vua ăn. Còn ở hiện tại, sản phẩm gốm Phước Tích đã có mặt trong mọi nơi ở cuộc sống của người dân. Các sản phẩm truyền thống đặc sắc nhất của làng nghề gốm Phước Tích. Cụ thể là: lu, ghè, chum, thạp, om, thống, tu huýt, bùng binh,….

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Các tác phẩm gốm tinh xảo, đẹp mắt. (Hình ảnh: Internet)

Nét nổi bật nhất làm nên thương hiệu cho sản phẩm gốm của Phước Tích chính là điêu khắc và chạm trổ. Với những đôi bàn tay tài hoa, người nghệ nhân đã chế tác trên sản phẩm muôn vàn hình dạng làm đậm nét văn hóa dân gian và bản sắc của làng quê xứ Huế. Đó cũng chính là lý do, khi đến đây, bạn không chỉ có thể tìm hiểu về làng nghề gốm. Mà còn được tham quan những ngôi nhà cổ cùng nhiều di tích cổ xưa được lưu truyền cho đến ngày nay.

14. Làng nghề đệm bàng Phò Trạch ở xứ Huế 

Làng Phò Trạch có vị trí cách trung tâm thành phố Huế khoảng 50km, thuộc xã Phong Bình, huyện Phong Điền. Nơi đây là một trong số ít nơi có làng nghề truyền thống lâu đời về nghề đan đệm bàng. Có thể nói, nơi đây đã trải qua hàng trăm năm tuổi nghề. Nhưng vẫn giữ được nét đẹp truyền thống và được lưu truyền cho đến hiện tại.

Top 14 làng nghề truyền thống ở Huế – nơi lưu giữ văn hóa Việt

Người dân đang chuẩn bị nguyên liệu để đan đệm bàng. (Hình ảnh: Internet)

Đệm bàng được đan chủ yếu từ cây cỏ bàng hay còn biết đến là cây cói bàng. Đây là một loại cây có thân mọc thẳng đứng với chiều cao khoảng 1m. Cây cỏ bàng khi mang đi phơi khô thường sẽ rất dai và chắc chắn. Nên ngoài làm đệm, người dân còn lấy cây này bện thành túi hoặc các vật dụng khác.

Để làm nên một sản phẩm đệm chắc chắn không phải là một việc đơn giản. Bạn sẽ phải trải qua rất nhiều bước từ khâu cắt cỏ, phơi khô cho đến bước cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm. Dù khá mất thời gian và công sức mới có thể hoàn thành được một sản phẩm tỉ mỉ cao. Nhưng giá bán cho một chiếc đệm này cho thị trường lại cực kỳ rẻ. Bởi sự cạnh tranh gay gắt của nhiều sản phẩm đa dạng với công nghệ hiện tại, tiên tiến hơn. Dù vậy, làng nghề đệm bàng Phò Trạch ở xứ Huế vẫn quyết tâm giữ vững tinh thần. Và bảo tồn được nét đẹp truyền thống không bao giờ bị phai mòn.

Kết luận

Cho đến hiện tại, 14 làng nghề truyền thống này ở xứ Huế vẫn còn giữ đậm nét những giá trị văn hóa và hiện vật được bảo tồn qua biết bao nhiêu thế hệ. Nếu như đến với Cố đô Huế mà không ghé 1 trong 14 làng nghề này sẽ là một sự thiếu sót. Vì vậy, bạn nên thiết kế lịch trình kèm những làng nghề ở Huế này vào để tìm hiểu về văn hóa cũng như truyền thống mà ông bà ta đã để lại. Ngoài ra, bạn cũng nên chọn thời điểm có festival làng nghề truyền thống ở Huế để tham gia vào những hoạt động cực kỳ náo nhiệt. Đừng quên kết hợp đọc thêm nhiều bài blog, kinh nghiệm, dịch vụ du lịch để có tour hành trình du lịch Huế trọn vẹn nhất cùng với chúng mình nhé!

Đừng bỏ lỡ các tips du lịch tiết kiệm:

Xem tại bài viết: Hướng dẫn lập kế hoạch du lịch tự túc giá rẻ để biết các bí quyết lên kế hoạch, đặt vé máy bay, đặt tour và đặt khách sạn tiết kiệm nhất. Đặt tour du lịch tự túc Đà Lạt giá rẻ hơn hoặc miễn phí bằng cách tham gia chương trình referral khi mời bạn bè đăng ký tài khoản và đặt tour tại Phuotvivu. Sau khi người mời hoàn tất bất kỳ hoạt động du lịch nào trên Phuotvivu, bạn sẽ nhận được 50k/ 1 người mời. Xem hướng dẫn

Đăng bởi: Quý Đinh

YOLO! Khám phá các huyện ở Thừa Thiên Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก