Kiến Thức Marketing

Tuyệt chiêu cách viết bài PR theo công thức 3s

Thực tế, có hàng trăm công thức viết bài PR khác nhau, nhưng viết bài PR theo công thức 3s luôn được nhiều người làm Marketing lựa chọn. Vậy, bài viết theo công thức này có gì đặc biệt, cách triển khai như thế nào, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để có được những kiến thức hữu ích nhất bạn nhé!

1. Các bước viết bài PR hay nhất

Bước 1: Tìm hiểu mục đích viết bài PR là gì?

Trước khi bắt tay vào viết bài PR, bạn phải xác được mục tiêu viết bài của mình là gì, quảng cáo sản phẩm/dịch vụ, đánh vào tâm lý khách hàng hay bắt trend để quảng cáo. Và bước này trong cách viết bài PR hay sẽ được thực hiện theo quy trình sau: mục tiêu của bài viết – tìm kiếm thông tin – lập dàn ý – viết nội dung. Nếu thực hiện theo quy trình này, bài PR sẽ được hoàn chỉnh và logic hơn, tránh tình trạng thông tin mang tính lồi lõm.

viết bài pr theo công thức 3s, công thức 3s, kiến thức, marketing, tuyệt chiêu cách viết bài pr theo công thức 3s

Trước khi bắt tay vào viết bài PR, người dùng phải xác định được mục tiêu viết bài là gì

Đối với các doanh nghiệp, thường mục đích viết bài PR sẽ nhằm hướng đến một số mục tiêu như sau:

– Tăng nhận diện thương hiệu.

– Giới thiệu sản phẩm/dịch vụ mới.

– Xử lý các khủng hoảng truyền thông.

– Hỗ trợ thúc đẩy doanh số bán hàng.

Và còn tùy thuộc vào từng chiến dịch, đợt quảng bá sản phẩm khác nhau mà mục tiêu viết bài PR cũng sẽ có sự thay đổi sao cho phù hợp.

Bước 2: Chọn tiêu đề và xác định thông điệp

Tiêu đề được xem là “xương sống” của toàn bộ bài PR vì vậy người viết phải thực sự chú trọng đến vấn đề này. Hãy thử tưởng tượng, nếu tiêu đề không ăn khớp với bài viết thì vô tình bài PR sẽ trở nên sáo rỗng, không có ý nghĩa. Thực tế, tiêu đề của một bài PR không phải chuẩn SEO nhưng phải liên quan đến sản phẩm/dịch vụ của công ty/doanh nghiệp.

Có 2 cách đặt tiêu đề cho bài PR được nhiều người chia sẻ trong cách viết bài PR hay như sau:

– Đặt tiêu đề trực tiếp, đánh chính vào doanh nghiệp, sản phẩm, chương trình, dịch vụ mà bạn đang muốn hướng vào bài viết.

– Đặt tiêu đề gián tiếp thông qua một bài viết bình thường, có thể là một câu chuyện, một trải nghiệm…

Có một số ví dụ về việc đặt tiêu đề PR mà bạn có thể tham khảo thêm để làm rõ hơn điều này như sau: “Không chỉ là siêu bom tấn “Endgame” đang là sự kiện chiếm trọn toàn cầu”, “Hành trình của bát phở Thìn 180k đến với đất Nhật”, “Palladium chơi lớn bằng việc ra mắt PAMPA HI ORGANIC thể hiện ý thức về môi trường”…

viết bài pr theo công thức 3s, công thức 3s, kiến thức, marketing, tuyệt chiêu cách viết bài pr theo công thức 3s

Có hai cách đặt tiêu đề cho bài PR mà bạn có thể áp dụng

Sau khi xác định được tiêu đề thì bước tiếp theo cần thực hiện đó là xác định thông điệp cốt lõi của bài PR. Cụ thể, bài PR chỉ nên viết theo một key message có sẵn, tránh tình trạng lan man, không đi theo một nội dung cụ thể hoặc đi theo quá nhiều nội dung khác nhau.

Bước 3: Xác định độ dài của bài PR

Mục đích chính của bài PR đó chính là tiếp cận khách hàng thông qua các trang báo hoặc trang tin điện tử. Thực tế, không phải bạn trả tiền là nghiễm nhiên có thể xuất hiện toàn bộ nội dung trên báo, mà độ dài của bài PR còn tùy thuộc theo yêu cầu trình bày trên báo chí.

Trong cách viết bài PR hay, quy định độ dài được xác định như sau: Với báo giấy thì cho phép từ 150 – 300 chữ, còn với báo mạng và trang thông tin điện tử thì độ dài bài PR có thể lớn hơn, tuy nhiên cũng chỉ rơi vào tầm 500 – 650 chữ, rất hiếm bài PR nào trên 1000 chữ.

Cũng chính quy định về độ dài có phần hạn chế này mà người viết cần chú ý một số điều khi viết bài như: tập trung chính vào chủ đề, mục tiêu mà bạn cần truyền tải, sắp xếp bố cục sao cho rõ ràng, không viết quá dài dòng sẽ khiến cho toà soạn có thể cắt bài của bạn, từ đó dẫn đến tình trạng bài viết thiếu logic.

Bước 4: Nghiên cứu thông tin và viết bài

Không giống như bài content seo, bài PR sẽ được cung cấp một form thông tin có sẵn từ chính dịch vụ/sản phẩm mà doanh nghiệp/công ty đang kinh doanh. Và nhiệm vụ của người viết và người mới học viết Content là phân tích, nghiên cứu thông tin này để viết bài. Quá trình nghiên cứu thông tin sẽ phục vụ cho việc lên tiêu đề, dàn ý, bố cục của bài viết.

Trong quá trình nghiên cứu này, người viết có thể tham khảo một số cách viết của đối thủ để xem cách triển khai và tiếp cận khách hàng của họ như thế nào. Bên cạnh đó xác định được những lỗ hổng trong cách viết bài của họ để khắc phục và hoàn thiện bài viết của mình được tốt hơn.

Sau khi hoàn thiện bài viết, đừng vội vàng public mà nên tìm hiểu, tham khảo ý kiến của một số người cùng chuyên môn. Điều này sẽ giúp cho bài viết PR được hoàn thiện và tiếp cập người dùng tốt hơn.

2. Viết bài PR theo công thức 3s

Công thức viết bài PR 3s được nhiều người yêu thích bởi tính hiệu quả nó mang lại khá cao. Tuy nhiên, để công thức viết bài này phát huy được tác dụng 100% thì đòi hỏi người dùng phải thực sự có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quảng cáo, Marketing.

Cụ thể, 3s là viết tắt của 3 từ:

– Star: Ngôi sao

– Story: Câu chuyện

– Solution: Giải pháp

viết bài pr theo công thức 3s, công thức 3s, kiến thức, marketing, tuyệt chiêu cách viết bài pr theo công thức 3s

Để có thể viết bài theo công thức 3s thì đòi hỏi bạn phải có kinh nghiệm vững chắc

Mặc dù được chiết nghĩa như trên, nhưng trong quá trình viết bài, bạn phải thực sự ứng dụng công thức theo một ý nghĩa mang tính sâu xa và rộng hơn. Cụ thể như sau:

– Star: Hãy hiểu rằng, bạn luôn phải lấy đối tượng chính của bài viết làm ngôi sao. Đó có thể là nhân vật, dịch vụ, sản phẩm, doanh nghiệp, công ty. Tuyệt đối tránh tình trạng lan man, làm cho người đọc không thực sự hiểu đối tượng mà bạn đang muốn đề cập trong bài viết là gì.

– Story: Khi viết bài theo công thức 3s, bạn hãy để đối tượng chính trải qua một câu chuyện cụ thể với những nội dung ấn tượng nhất. Có như vậy, star mà bạn xây dựng cho bài viết mới thực sự tỏa sáng. Một trong những kinh nghiệm viết bài PR đỉnh cao đó là bạn có thể chia sẻ theo hình thức case study, ví dụ như: quá trình nghiên cứu sản phẩm, hành trình xây dựng thương hiệu, cách lên một idea, xây dựng company, brand.

– Solution: Đây được xem là phần ly kỳ và ấn tượng nhất của bạn viết. Hãy cố diễn tả xem yếu tố nào đã giúp cho star của bạn đạt được những thành công như thời điểm hiện tại. Và nên nhớ diễn tả một cách chân thật nhưng vẫn thực sự ấn tượng, thay vì sử dụng những lời hoa mỹ sáo rỗng.

viết bài pr theo công thức 3s, công thức 3s, kiến thức, marketing, tuyệt chiêu cách viết bài pr theo công thức 3s

3s có nghĩa là star, story và solution

3. Viết bài PR theo công thức PAS

Viết bài PR theo công thức PAS bao gồm các khía cạnh như sau: Problem (vấn đề), Agitate (Diễn giải), Slolution (giải pháp). Cụ thể:

– P – Problem (Vấn đề): Dẫn dắt vấn đề thông qua các minh chứng cụ thể trên báo chí.

– A – Agitate (Diễn giải): Dùng các dữ liệu thu thập được từ bên thứ 3 hoặc các nguồn khác nhau để giải thích về tính nghiêm trọng của vấn đề, giúp khách hàng nắm bắt một cách dễ dàng.

– S – Solution (Giải pháp): Doanh nghiệp đưa ra các giải pháp giải quyết. Đó chính là các sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.

Sự Logic của phương pháp viết bài Pr theo công thức PAS sẽ giúp xây dựng lòng tin từ phía khách hàng. Hơn nữa nó còn giúp doanh nghiệp khơi gợi nhu cầu của khách hàng đối với sản phẩm.

4. Viết bài PR theo công thức Strings

Viết bài PR theo công thức Strings mang ý nghĩa là một chuỗi các thông tin, sự kiện theo dạng liệt kê, tổng hợp. Với cách viết này, khách hàng sẽ nắm được thông tin một cách hữu ích về sản phẩm và thương hiệu doanh nghiệp. Để viết được dạng này, yêu cầu người viết phải sử dụng giọng văn rõ ràng, mạch lạc và khách quan nhất.

Có thể thấy, viết bài theo công thức 3s đòi hỏi bạn phải có tư duy về vốn từ sâu rộng, sáng tạo và kiến thức về học Content Marketing. Có như vậy, bài viết mới tiếp cận khách hàng một cách hiệu quả. Hy vọng với những thông tin mà Unica chia sẻ sẽ giúp ích cho bạn trong việc PR sản phẩm/dịch vụ.

Đăng bởi: Bảo Trâm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก