Kiến Thức

Xử lý tranh chấp với hàng xóm khi xây sửa nhà

Khi xây nhà hoặc sửa nhà không ít người đã gặp những tình huống hở khóc dở cười với hàng xóm của mình. Vậy phải xử lý những vấn đề tranh chấp như thế nào?

Những tình huống tranh chấp điển hình với hàng xóm khi xây sửa nhà

1. Hàng xóm phàn nàn tiếng ồn, mất trật tự khi bạn xây, sửa nhà

Đây là tình huống thường xuyên xảy ra mà chắc chắn ai cũng gặp phải. Thường thì, nhà ở đô thị san sát nhau, thậm chí là chung một vách tường nên đến khi xây, sửa nhà tiếng khoan, đục chắc chắn sẽ gây ảnh hưởng đến hàng xóm. Lúc này, những người hàng xóm sẽ rất khó chịu, thậm chí cãi vã to tiếng với bạn. Đây là một tình huống hết sức nan giải vì về lý bạn cũng đang làm ô nhiễm tiếng ồn trong không gian sống của họ.

xử lý tranh chấp với hàng xóm khi xây sửa nhà

Xây sửa nhà có khi sẽ làm ảnh hưởng đến cuộc sống của hàng xóm. Ảnh minh hoạ.

2. Nhà mình xây khiến nền nhà của hàng xóm bị lún vì cùng một khu đất

Trường hợp này thường xảy ra khi bạn xây nhà. Khi bạn làm móng để xây nhà, có thể phần đất bạn làm móng dính liền với nhà hàng xóm dẫn đến tình trạng nhà của họ lún đất, thậm chí nặng hơn là bị nghiêng nhà.

Có khi, hàng xóm của bạn còn bồi thường phí hư hỏng nhà.

3. Muốn sửa chữa tường nhưng đây lại là tường nhà chung với hàng xóm

Việc sử dụng chung một bức tường là điều thường thấy ở các nhà thành thị. Lẽ dĩ nhiên, khi một bên muốn sửa chữa tường thì bên kia cũng bị ảnh hưởng theo. Điển hình như trường hợp của bà K (ngụ tại quận Gò Vấp) – một trong những khách hàng của chúng mình tâm sự nhà của bà K vốn có một vết nứt nhỏ trước đó, nhưng khi nhà bên cạnh tháo dỡ để sang sửa thì vết nứt ngày một lớn ra, trường hợp này cũng chẳng biết trách ai, không thể phân biệt ai đúng ai sai trong câu chuyện này.

4. Hàng xóm đôi khi bắt bẻ việc lấn chiếm khu vực đất của họ, nhưng bạn cũng không biết chính xác phần đất đó là của mình hay của họ

Đây cũng là một trong những tình huống trớ trêu thường xảy ra, khi cả chúng ta và hàng xóm đều không phân biệt được đâu là phần đất của mình và tài sản gắn liền với đất đó. chúng mình lấy một ví dụ thực tiễn như sau:

Anh T (ngụ tại quận 12) đang tiến hành xây dựng căn nhà liền kề nhà ông S (hàng xóm anh T). Khi sang sửa nhà, anh đã xây phần ban công dôi ra lấn sang phần không gian nhà ông S. Ông S cho rằng anh T đang lấn chiếm đất của mình. Anh T thì thấy có vẻ phần không gian này không thuộc sở hữu của ông S, bởi phần dôi ra đó là khu vực để xe chung của 2 bên nhà. Thế là hai bên phát sinh mâu thuẫn, gây gổ nhau.

xử lý tranh chấp với hàng xóm khi xây sửa nhà

Yên tâm rằng các vấn đề tranh chấp với hàng xóm đều sẽ được giải quyết trên cơ sở pháp luật. Ảnh minh hoạ.

3 cách xử lý khi xảy ra tranh chấp khi xây sửa nhà với hàng xóm

#Cách 1- Trước khi xây sửa nhà, chủ động tìm cách hạn chế hết các khả năng tranh chấp xảy ra

Bạn hãy xem lại hồ sơ về đất và tài sản gắn liền với đất của mình thật kỹ, tránh việc khi xây dựng lấn sang nhà hàng xóm. Phải cẩn thận đến từng cm đất, người ta thường nói tấc đất tấc vàng cũng chính là vì vậy!

Ngoài ra, khi chuẩn bị xây dựng nên tuân thủ quy định về an toàn xây dựng như phải lập phương án an toàn trước khi xây hầm, có lưới bao an toàn xung quanh công trình… Đối với các nhà sát vách nên có khảo sát để biết nhà họ có hư hỏng gì trước đó hay không.

#Cách 2 – Nhẹ nhàng thương lượng để hòa giải

Hãy tạm gác những bực dọc qua một bên, chúng ta và hàng xóm của mình có thể ngồi xuống nói chuyện, nói ra những bức xúc của nhau để tìm hướng giải quyết chung.

Dù gì thì, hai bên cũng là hàng xóm của nhau, cần coi trọng tinh thần “bán anh em xa mua láng giềng gần”, giúp đỡ nhau, giữ hòa khí với nhau “tối lửa tắt đèn có nhau”.

xử lý tranh chấp với hàng xóm khi xây sửa nhà

Cãi nhau căng thẳng không phải là cách giải quyết hay. Ảnh minh hoạ.

#Cách 3 – Nhờ đến sự hỗ trợ của pháp luật 

Nếu không hòa giải được nữa thì chỉ còn một cách duy nhất là bạn gửi đơn đến UBND xã nơi có đất đang tranh chấp (khoản 2 Điều 202 Luật đất đai 2013 và Điều 88 Nghị định 43/2014/NĐ-CP). Theo đó, UBND phường/ xã sẽ thẩm tra, xác minh hiện trạng sử dụng đất. Sau đây, UBND sẽ tiến hành tiếp tục hòa giải thông qua Hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai.

Việc hòa giải được thực hiện trong vòng 45 ngày kể từ khi nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai và chỉ được tiến hành khi các bên tranh chấp đều có mặt. Bạn yên tâm rằng trường hợp một trong các bên tranh chấp vắng mặt đến lần thứ hai thì được coi là hòa giải không thành.

xử lý tranh chấp với hàng xóm khi xây sửa nhà

Đừng lo lắng! Vấn đề tranh chấp đất với hàng xóm đều có thể giải quyết được. Ảnh minh hoạ.

Bạn đang đọc bài viết “Xử lý tranh chấp với hàng xóm khi xây sửa nhà” tại chúng mình. Ngoài ra, khi xử lý tranh chấp, các bên pháp luật sẽ yêu cầu kê khai các tài sản gắn liền với khu đất của bạn. Muốn tránh bị tranh chấp đáng tiếc và việc mua, bán, xây, sửa nhà, diễn ra thuận lợi bạn phải phân biệt được đâu là tài sản thuộc sở hữu của mình để kê khai cho phù hợp, bạn có thể TẢI MIỄN PHÍ bộ tài liệu bên dưới để tham khảo.

Giang Nguyễn (tổng hợp)

Đăng bởi: Huyền Ngô

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก