Tây Bắc Yên Bái

Yên Bái – cửa ngõ vùng Tây Bắc

Mù Cang Chải nên thơ nhưng hùng vĩ với những ruộng đồng bậc thang vàng ươm mùa lúa chín, Văn Chấn thơm phức hương thơm nếp Tú Lệ hay người dân Mông, Tày, Thái,… rộn ràng với những lễ hội độc đáo như Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà, Lễ hội Đông Cuông,… là những gì ta có thể nhắc đến Yên Bái. Những nét đẹp hùng vĩ về thiên nhiên, độc đáo về bản sắc văn hóa, con người của mảnh đất nơi đây ngày càng thu hút những con người ưa khám phá.

Mù Cang Chải nên thơ nhưng hùng vĩ với những ruộng đồng bậc thang vàng ươm mùa lúa chín, Văn Chấn thơm phức hương thơm nếp Tú Lệ hay người dân Mông, Tày, Thái,… rộn ràng với những lễ hội độc đáo như Lễ hội Đền Mẫu Thác Bà, Lễ hội Đông Cuông,… là những gì ta có thể nhắc đến Yên Bái. Những nét đẹp hùng vĩ về thiên nhiên, độc đáo về bản sắc văn hóa, con người của mảnh đất nơi đây ngày càng thu hút những con người ưa khám phá.

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

Mù Cang Chải mùa lúa chín

Những bài viết khác cùng chủ đề phượt Yên Bái bạn có thể xem:

1.  Giới thiệu chung về Yên Bái

Vị trí địa lý

Yên Bái là tỉnh miền núi nằm sâu trong nội địa, là 1 trong 13 tỉnh vùng núi phía Bắc, nằm giữa 2 vùng Đông Bắc và Tây Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Phú Thọ, phía Đông giáp 2 tỉnh Hà Giang, Tuyên Quang và phía Tây giáp tỉnh Sơn La.

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

Bản đồ hành chính tỉnh Yên Bái

Đặc điểm địa hình

Yên Bái nằm ở vùng núi phía Bắc, có đặc điểm địa hình cao dần từ Đông Nam lên Tây Bắc và được kiến tạo bởi 3 dãy núi lớn đều có hướng chạy Tây Bắc – Đông Nam: phía Tây có dãy Hoàng Liên Sơn – Pú Luông nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Đà, tiếp đến là dãy núi cổ Con Voi nằm kẹp giữa sông Hồng và sông Chảy, phía Đông có dãy núi đá vôi nằm kẹp giữa sông Chảy và sông Lô. Địa hình khá phức tạp nhưng có thể chia thành 2 vùng lớn: vùng cao và vùng thấp. Vùng cao có độ cao trung bình 600 m trở lên, chiếm 67,56% diện tích toàn tỉnh. Vùng này dân cư thưa thớt, có tiềm năng về đất đai, lâm sản, khoáng sản, có khả năng huy động vào phát triển kinh tế – xã hội. Vùng thấp có độ cao dưới 600 m, chủ yếu là địa hình đồi núi thấp, thung lũng bồn địa, chiếm 32,44% diện tích tự nhiên toàn tỉnh.

Khí hậu

Yên Bái nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình là 22 – 23°C; lượng mưa trung bình 1.500 – 2.200 mm/năm; độ ẩm trung bình 83 – 87%, thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp.

Dựa trên yếu tố địa hình khí hậu, có thể chia Yên Bái thành 5 tiểu vùng khí hậu.

  • Tiểu vùng Mù Cang Chải với độ cao trung bình 900 m, nhiệt độ trung bình 18 – 20°C, có khi xuống dưới 0°C về mùa đông.
  • Tiểu vùng Văn Chấn – nam Văn Chấn, độ cao trung bình 800 m, nhiệt độ trung bình 18 – 20°C, phía Bắc là tiểu vùng mưa nhiều, phía Nam là vùng mưa ít nhất tỉnh.
  • Tiểu vùng Văn Chấn – Tú Lệ, độ cao trung bình 200 – 400 m, nhiệt độ trung bình 21 – 32°C.
  • Tiểu vùng nam Trấn Yên, Văn Yên, thành phố Yên Bái, Ba Khe, độ cao trung bình 70 m, nhiệt độ trung bình 23 – 24°C, là vùng mưa phùn nhiều nhất tỉnh.
  • Tiểu vùng Lục Yên – Yên Bình độ cao trung bình dưới 300 m, nhiệt độ trung bình 20 – 23°C, là vùng có mặt nước nhiều nhất tỉnh, có hồ Thác Bà rộng 19.050 ha, có điều kiện phát triển cây lương thực, thực phẩm, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, có tiềm năng du lịch.

2.  Nên đến Yên Bái vào thời gian nào?

Địa danh nổi tiếng nhất của Yên Bái chính là ruộng bậc thang Mù Cang Chải. Đến với Mù Cang Chải vào khoảng tháng 5 – 6 hoặc tháng 9 – 10 bạn sẽ lần lượt được chiêm ngưỡng sự kỳ ảo của ruộng bậc thang mùa đổ nước và ruộng bậc thang mùa lúa chín

Ngoài ra, đi du lịch Yên Bái vào khoảng từ tháng 9 – 11 khá thích hợp, lúc này mùa mưa của Tây Bắc cũng đã hết, thời tiết chưa chuyển sang cái lạnh của mùa Đông.

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

đến Yến Bái vào khoảng từ tháng 12 – 1 để được ngâm mình trong các con suối nước nóng

Nếu bạn muốn trải nghiệm việc ngâm mình trong các con suối nước nóng giữa cái lạnh mùa Đông của miền Bắc thì hãy đến Yên Bái vào khoảng từ tháng 12 – 1 hàng năm.

3.  Đến Yên Bái bằng phương tiện nào?

Từ Hà Nội, có 2 đường chính để lên Yên Bái đó là Quốc lộ 32 và Quốc lộ 70. Để đi các huyện Văn Chấn, Mù Cang Chải và Thị xã Nghĩa Lộ bạn sẽ đi theo hướng Quốc lộ 32, để đi về hướng thành phố Yên Bái các bạn sẽ đi theo Quốc lộ 70.

Có 2 cách mà bạn có thể đến Yên Bái.

Nếu là người ưa mạo hiểm, thích khám phá thì bạn nên đi đến Yên Bái bằng xe máy. Phương tiện này không chỉ giúp bạn chủ động hơn về thời gian mà còn giúp bạn khám phá tận cùng mọi ngóc ngách của mảnh đất này. Chặng đường đi sẽ là:

+ Qua Sơn Tây, cầu Trung Hà, Tam Nông cứ dọc bờ sông Hồng mà ngược đến cầu Văn Phú, Yên Bái.

+ Cầu Thăng Long, QL2, Phúc Yên, Việt Trì, Đoan Hùng, thẳng QL70 là đến Yên Bái (dễ đi nhất, gần nhất).

+ Cầu Thăng Long, Phúc Yên, Vĩnh yên, Lập Thạch, Sơn Dương, QL37, Tuyên Quang, Yên Bái.

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

Còn nếu bạn thích an toàn thì nên chọn ô tô khách. Xe khách đi Yên Bái có khá nhiều và chạy thường xuyên tại Bến xe Mỹ Đình. Tuy nhiên, đa phần các tuyến xe này đều có điểm dừng cuối tại Bến xe Yên Bái. Nếu các bạn muốn đi Nghĩa Lộ, Văn Chấn, Mù Cang Chải các bạn hãy sử dụng các tuyến xe khách chạy Lai Châu.

4.  Một số lịch trình khi phượt Yên Bái

4.1. Hà Nội – Yên Bái – Hà Nội

Lịch trình 2 ngày 2 đêm bằng xe máy

–  Ngày 1: Hà Nội – Sơn Tây – Thanh Sơn – Thu Cúc – Nghĩa Lộ (180km)

18h xuất phát từ  tối khoảng 22-23h ngủ tại Nghĩa Lộ.

–  Ngày 2: Nghĩa Lộ – Thu Cúc – Đèo Khau Phạ – Mù Cang Chải (99km).

Tối ngủ tại Mù Cang Chải

Dọc đường đi chụp ảnh ngắm lúa từ đoạn Thu Cúc trải dài cho đến Mù Cang Chải, đi qua đèo Khau Phạ một trong Tứ đại đỉnh đèo của dân Phượt miền Bắc

–  Ngày 3 : Mù Cang Chải – Hà Nội

Lịch trình 3 ngày 2 đêm bằng xe máy

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

Nét đẹp Mù Cang Chải

Đi phượt bằng xe máy dù đi một mình hay đi theo nhóm đông, công việc chuẩn bị đồ cần thiết khi đi phượt đường dài là điều hết sức cần thiết. Hãy đảm bảo rằng bạn đã chuẩn bị thật đầy đủ trước khi lên đường nhé.

–  Ngày 1: 8h sáng xuất phát từ Hà Nội đi theo hướng Sơn Tây – Trung Hà – Thanh Sơn – Thu Cúc – Đèo Khế – Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Khau Phạ – Mù Cang Chải tối ngủ tại Mù Cang Chải

Ngày đầu tiên này nếu đi sớm có thể dừng tắm suối nước nóng ở ngay thị xã Nghĩa Lộ, theo hướng lên Mù Cang Chải ra ngoài thị xã khoảng 3km có biển tắm suối nước nóng, giá vé là 10k (dao động tùy tỉ giá ở thời điểm đi)

–  Ngày 3: Tú Lệ – Lìm Mông – Khau Phạ – Nghĩa Lộ – Đèo Lũng Lô – Thu Cúc – Thanh Sơn – Hà Nội.

Ngày này các bạn có thể vào bản Lìm Mông (ngay chân đèo Khau Phạ, đối diện với biển Mù Cang Chải kính chào quý khách) rồi ngược về Hà Nội, trên đường về các bạn có thể bỏ qua đèo Khế và chạy thử đèo Lũng Lô và vẫn quay trở lại lịch trình như ngày đi ở ngã 3 Thu Cúc (quãng đường dài hơn khoảng 20km). Trên đỉnh đèo Lũng Lô là nơi tiếp giáp của 3 tỉnh Sơn La – Yên Bái – Phú Thọ

Lịch trình 2 ngày 3 đêm bằng ô tô

–  Ngày 1: 19h30 có mặt tại bến xe Mỹ Đình hoặc Giáp Bát bắt xe khách lên Mù Cang Chải tối ngủ trên xe, khoảng 2 – 3h sáng sẽ có mặt tại Thị trấn Mù Cang Chải. Chú ý đặt khách sạn nhà nghỉ trước để tránh việc không có chỗ ngủ.

–  Ngày 2: Thuê xe máy tại Mù Cang Chải  đi chơi xung quanh Thị trấn và một số xã như La Pán Tẩn, Chế Cu Nha… có thể mang theo đồ ăn để ăn trên đường buổi trưa không cần quay lại. Tối trở về ngủ Mù Cang Chải.

–  Ngày 3: Tiếp tục thuê xe máy tại Mù Cang Chải chạy ngược lên đèo Khau Phạ (cách thị trấn khoảng 25km về hướng Hà Nội), Tú Lệ, Lìm Mông. Chiều tối trở về Mù Cang Chải nghỉ ngơi tắm rửa, khoảng 1h sáng sẽ có xe từ Mù Cang Chải về Hà Nội (chú ý nhớ liên hệ trước với nhà xe)

4.2. Kết hợp đi Mù Cang Chải (Mang xe máy theo từ Hà Nội)

Hà Nội – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải – Chế Tạo – Mường La – Sơn La – Hà Nội (4 ngày 3 đêm)

–  Ngày 1: 18h xuất phát từ Hà Nội , tối ngủ Nghĩa Lộ

–  Ngày 2: Nghĩa Lộ – Tú Lệ – Khau Phạ – Mù Cang Chải, tối ngủ Mù Cang Chải

–  Ngày 3: Mù Cang Chải – Trung tâm xã Chế Tạo (35km) – Kể Cả – Hua Trai – Mường La (35km)

Đoạn đường từ Thị trấn Mù Cang Chải vào Chế Tạo dài khoảng 35km và đến thời điểm hiện tại chắc cũng đã bê tông hóa được khoảng 15km còn lại là đường đá, rất trơn và dốc. Đoạn đường từ trung tâm xã Chế Tạo đi bản Kể Cả đường nhỏ nhưng cũng dễ đi hơn tuy nhiên nếu mưa thì khá trơn, đoạn đường từ Kể Cả đi sang Mường La có khoảng 5km đầu tiên là dốc lên liên tục, đường đá, sang đến đất Mường La thì đường đất nhưng đẹp và dễ đi hơn khi còn bên Chế Tạo. Quãng đường này tuy có 70km nhưng đi khá vất vả, nhanh thì khoảng chiều tối các bạn sẽ có mặt ở Mường La, tối ngủ tại Mường La hoặc chạy thêm 40km nữa về Sơn La ngủ.

–  Ngày 4 : Mường La – Thủy điện Sơn La – Sơn La – Mộc Châu – Hà Nội

Đăng ký vào thủy điện Sơn La, về Sơn La tham quan di tích nhà tù Sơn La rồi chạy thẳng về Hà Nội, tối có mặt tại Hà Nội hoặc có thể chạy thẳng về Mộc Châu chơi rồi tối bắt xe khách từ Mộc Châu về Hà Nội.

Lưu ý: Cung đường này khá hiểm trở và cũng khá vắng vẻ vì vậy các bạn cần chuẩn bị kỹ càng đồ sửa xe + chai đổ xăng dự trữ. Đồ ăn vặt có thể mang theo ăn dọc đường hoặc có thể mua tại trung tâm xã Chế Tạo (đối diện UBND xã có 1 con dốc nhỏ đi xuống, cuối dốc có 1 hàng tạp hóa), nếu trời mưa các bạn không nên đi cung đường này nhất là những bạn chưa có nhiều kinh nghiệm đi xe đường núi + trời mưa.

Chỉ dẫn đường đi: Từ Thị trấn Mù Cang Chải theo đường đi Chế Tạo các bạn cứ đi thẳng thật sâu vào trong, đi được khoảng 27km thì sẽ có 1 ngã 3 to, rẽ trái sẽ đi vào bản Tà Dông đi thẳng là vào Chế Tạo các bạn đi thẳng khoảng 8km nữa sẽ vào đến xã Chế Tạo. Từ UBND xã Chế Tạo rẽ phải đi men theo đường núi, đến 1 cái ngã 3 tiếp theo thì rẽ phải tiếp (ở gần đó có 1 nhà dân các bạn nên hỏi để họ chỉ cho). Từ đây cứ men theo đường nhỏ khoảng gần 20km sẽ đến điểm trường tiểu học Kể Cả, ở đầu dốc dẫn lên trường có 1 hộ dân và cũng chỉ có khu vực này có thể hứng được sóng rơi của điện thoại (Viettel). Đằng sau trường Kể Cả có 1 con dốc khá dài, đi lên hết dốc này khoảng 4km rẽ theo hướng tay trái sẽ là đường đi Mường La còn đi thẳng vào trong sẽ đến 1 bản khác của Chế Tạo là Háng Tày. Tốt nhất nếu bạn đi tới Kể Cả mà trời vẫn còn sáng thì nên hỏi nhà dân ở phía gần cổng trường hoặc nếu là ngày thường thì vào thẳng trong trường để hỏi mấy giáo viên ( trong điểm trường Kể Cả luôn có 1 giáo viên người Kinh và 1 giáo viên người Mông)

Một số hình ảnh về cung đường Chế Tạo Mường La

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

Đường vào Chế Tạo thường xuyên có những đoạn dốc

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

Điểm trường tiểu học Kể Cả, đường đi Mường La ở phía đầu hồi chỗ đuôi xe máy

khám phá, yên bái – cửa ngõ vùng tây bắc

Đoạn suối trên đường sang Mường La, nếu trời mưa thì nước lũ dâng rất cao gần như không thể đi được

Hà Nội – Mù Cang Chải – Than Uyên – Sơn La – Mộc Châu – Hà Nội

–  Ngày 1: Hà Nội – Mù Cang Chải

Chạy thẳng xe máy từ Hà Nội hoặc có thể gửi xe máy theo ô tô. Tùy vào thời gian của bạn, xem lại lịch trình ở phần đầu bài viết

–  Ngày 2: Mù Cang Chải – Than Uyên – Sơn La

Sáng dạo chơi quanh thị trấn Mù Cang Chải rồi chạy về Sơn La, từ Mừ Cang Chải về Sơn La bạn có thể đi theo 3 hướng là Chế Tạo – Mường La – Sơn La (1), Mù Cang Chải – Nậm Khắt – Ngọc Chiến – Mường La – Sơn La (2) hoặc cuối cùng đi theo Quốc lộ 32 – Tỉnh lộ 106 về Sơn La(3).

–  Ngày 3: Sơn La – Mộc Châu (100km)

–  Ngày 4: Mộc Châu – Mai Châu – Hà Nội

Hà Nội – Tuyên Quang – Bắc Quang – Hoàng Su Phì (Hà Giang) – Xín Mần – Bắc Hà – Lào Cai – Y Tý – Sa Pa – Than Uyên – Mù Cang Chải – Hà Nội

–  Ngày 1: Hà Nội – Vĩnh Yên – Việt Trì – Tuyên Quang – Bắc Quang – Hoàng Su Phì (300km)

Trưa nghỉ tại Tuyên Quang, tối ngủ tại Hoàng Su Phì

–  Ngày 2 : Hoàng Su Phì – Xín Mần –  Bắc Hà (100km)

SГЎng dбє­y thДѓm quan ruб»™ng bбє­c thang HoГ ng Su PhГ¬ rб»“i chбєЎy theo Д‘Ж°б»ќng XГ­n Mбє§n sang BбєЇc HГ . Tб»‘i ngủ tбєЎi BбєЇc HГ

–  Ngày 3: Bắc Hà – Lào Cai (70km)

Sáng nếu đúng ngày chủ nhật bạn sẽ có cơ hội dạo chơi chợ phiên Bắc Hà, tham quan một số địa điểm nổi tiếng ở Bắc Hà như Dinh Hoàng A Tưởng, Núi Cô Tiên, đền Bắc Hà …. trưa ăn tại Bắc Hà rồi chạy về Thành phố Lào Cai

–  Ngày 4: Lào Cai – Bát Xát – Trịnh Tường – A Mú Sung – Lũng Pô – Y Tý (80km)

–  Ngày 5: Y Tý – Dền Thàng – Mường Hum – Ô Quy Hồ – Than Uyên – Mù Cang Chải (200km)

Sáng từ Y Tý xuất phát chạy theo đường về Sa Pa, ra đến đèo Ô Quy Hồ thì rẽ đi theo đường sang Lai Châu (Quốc lộ 4D) , đến ngã 3 Bình Lư thì rẽ  đi theo đường Quốc lộ 32 về Than Uyên – Mù Cang Chải. Tối ngủ tại Mù Cang Chải

Đăng bởi: Nguyễn Dũng

YOLO! Khám phá các huyện ở Yên Bái

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก