Đặc Sản huế thừa thiên huế

10 Đặc sản xứ Huế: Không thử uổng cả đời

  • 1. Bún bò Huế:
  • 2. Chè Hẻm Huế
  • 3. Mè Xửng:
  • 4. Nem lụi Huế:
  • 5. Tré Huế:
  • 6. Cơm hến/ Bún hến:
  • 7. Bánh bột lọc, bánh bèo chén, bánh nậm:
  • 8. Bánh canh Nam Phổ:
  • 9. Bánh ram ít:
  • 10. Cơm Âm Phủ:
  • Cố đô Huế nổi tiếng không chỉ bởi nét rêu phong cổ kính của đền đài lăng tẩm, mà còn để lại cho du khách ấn tượng đặc biệt về các món ngon như bún bò Huế, cơm hến, nem lụi…Hầu như ai đã từng thưởng thức các món ăn ở Huế đều vấn vương mùi vị của nó, luôn muốn quay lại “thiên đường ẩm thực” này để thưởng thức lại lần nữa. Hãy cùng SWIO điểm qua 10 đặc sản xứ Huế nhất định phải thử một lần khi đến Huế nha!

    Bài viết liên quan:

    1. Bún bò Huế:

    Đứng đầu danh sách đặc sản chắc chắn phải là món bún bò Huế, một món ăn ngon ở Huế từ lâu đời, là một đặc sản nổi tiếng của Việt Nam. Quả thật mà nói, dù bạn ở Sài Gòn hay Hà Nội, bạn vẫn có thể thưởng thức món ăn này. Tuy nhiên, việc thưởng thức tại chính nơi đã làm nên tên tuổi của nó quả thực là một trải nghiệm thú vị ít nhiều khiến bạn cảm thấy hoài niệm cũng như đôi chút tự hào về món ăn đã từng được nhiều báo chí trong nước và quốc tế ca ngợi.

    Điều gì tạo nên sự khác biệt của bún bò Huế?

    Sợi bún gạo nhỏ kết hợp cùng nước dùng đậm vị ruốc mà chỉ có “bún bò chính gốc” ở Huế mới có.

    “Full topping” với đầy đủ thịt bò, giò heo, chả Huế, chả tôm,…khiến khách hàng ai ai cũng rời đi với chiếc bụng căng tròn.

    Chuẩn vị mặn nồng, đậm đà khiến vạn người mê say.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Bún bò Huế

    Ăn bún bò Huế ở đâu?

    • Bún bò Huế bà Tuyết – 47 Nguyễn Công Trứ, TP. Huế. (Giá từ 35.000VNĐ/tô)
    • Bún bò O Phụng, chú Vọng – 14 Nguyễn Du, Phù Cát, TP. Huế ( Giá từ 45.000VNĐ/tô)
    • Bún bò Huế O Cương Chú Điệp – 6 Trần Thúc Nhẫn, Vĩnh Ninh, TP. Huế (Giá từ 30.000VNĐ/tô)

    2. Chè Hẻm Huế

    Người ta hay nói vui rằng cứ đi vài bước là bạn sẽ bắt gặp một gánh chè hoặc tiệm chè trong hẻm. Những quán chè “trốn” sâu trong những con hẻm tưởng rằng sẽ không ai tìm đến nhưng lại ùn ùn tấp nập khách qua lại. Chính vì lẽ đó, người dân nơi đây đã đặt cho nó cái tên vô cùng thân thương, đó chính là chè Hẻm.

    Chè Hẻm Huế có gì hay?

    Có tới 36 loại chè cung đình vô cùng nổi tiếng như chè hạt sen, đậu xanh… Bên cạnh đó là chè khoai, chè bắp,…nhiều tới mức khiến một người dễ tính cũng phải đau đầu lựa chọn.

    Mức giá bình dân tỉ lệ nghịch với độ ngon tuyệt vời của nó.

    Là vị cứu tinh cho những ngày nắng oi bức, một ly chè đá sẽ đánh tan mọi cái nóng của Huế.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Chè Hẻm Huế

    Ăn Chè Hẻm ở đâu?

    • Quán chè Hẻm – Số 1 kiệt 29 Hùng Vương, Huế (giá từ 10.000VNĐ – 15.000VNĐ/ly)
    • Quán chè Thạch 15 Món – Cổng chợ Đông Ba đường Trần Hưng Đạo, Huế (giá từ 10.000VNĐ/ly)
    • Quán chè Thái Lệ – 116 Lê Thánh Tôn, Huế (giá từ 10.000VNĐ – 15.000VNĐ/ly)

    3. Mè Xửng:

    Là món ăn quen thuộc với người Huế, gắn liền với văn hóa và con người Huế từ xưa.

    Họ thường vừa uống trà, vừa nhâm nhi miếng mè xửng nhỏ, đây cũng là một trong những thú vui tao nhã của người Huế xưa.

    Tại sao lại là Mè Xửng?

    Cảm giác dinh dính, dẻo dẻo cùng vị ngọt thơm mát của nó khiến người ta say mê và vấn vương mãi cái hương vị của món ăn này.

    Mè Xửng rất nhiều và đa dạng như mè dẻo, mè giòn, mè đen, mè gương.

    Là một trong những món ăn luôn xuất hiện trên bàn trà của người Huế, ăn mè Xửng khiến người ta như hòa vào lối sống chậm của người Huế

    Thuận tiện và giá cả phải chăng, mua mè Xửng làm quà là một lựa chọn không thể nào “Huế” hơn.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Mè Xửng

    Mua mè xửng về làm quà tại:

    • Mè xửng Thiên Hương– 20 Chi Lăng.
    • Mè xửng Nam Thuận – 135 Huỳnh Thúc Kháng.
    • Chợ Đông Ba–Trần Hưng Đạo, Phú Hòa.

    4. Nem lụi Huế:

    Nem lụi là món ăn phổ biến ở miền Trung, du khách cũng có thể tìm thấy nem lụi ở những tỉnh thành khác. Tuy nhiên chỉ ở Huế mùi vị món ăn này mới thực sự khác biệt, đặc biệt là cứ làm người ăn có cảm giác quyến luyến đến khó tả.

    Nem lụi có gì ngon đến thế?

    Nước chấm, hay còn gọi là “nước lèo”, được pha chế công phu với hỗn hợp gan lợn, đường, tương, bột đao, nước mắm, cốt dừa…

    Hỗn hợp nem được nướng than, ăn kèm cùng bánh tráng và rau sống, vừa tạo cảm giác nóng hừng của than vừa đem lại vị thanh mát của rau.

    Hương vị đậm đà khiến lòng thực khách xuyến xao.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Nem lụi Huế

    Ăn nem lụi ở đâu?

    • Nem lụi bà Tý: 81 Đào Duy Từ, TP. Huế.
    • Nem lụi Ông Mệ Già: Ngã tư Huỳnh Thúc Kháng, Mai Thúc Loan, TP. Huế.
    • Quán Tài Phú: 02 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

    5. Tré Huế:

    Trên bàn ăn của gia đình người Huế, tré là một món không thể thiếu thường dùng làm món khai vị hoặc để nhâm nhi với rượu.

    Điểm độc đáo của tré Huế:

    Tré Huế có hai loại là tré heo và tré bò, thường được kết hợp với thính gạo, gừng, riềng

    Vị của tré thơm mùi thính, vị ngọt đậm, hơi chua.

    Độ giòn dai và hương vị chua cay thơm nồng làm mê hoặc lòng người.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Tré Huế

    Mua tré Huế ở đâu?

    • Nem Chả Tré Đông Ba Huế – 25 Đào Duy Từ, Phú Bình.
    • Quán Đông Ba – 25 Đào Duy Từ, TP Huế
    • Quán Hảo Hảo – gần ngã 3 Cầu Đông Ba với Đào Duy Từ

    6. Cơm hến/ Bún hến:

    Các món được chế biến từ hến nói chung hay cơm hến/ bún hến nói riêng là một món ăn đặc sản Huế có mặt ở khắp nơi từ những quán ăn nhỏ trong chợ, các ngõ phố tới những nhà hàng sang trọng trong thành phố Huế.

    Không nên bỏ qua các món hến vì:

    Vị ngọt của hến xào kết hợp với độ giòn của rau sống ăn kèm sẽ khiến bạn mê mẩn quên đường về khi thử các món ăn làm từ hến.

    Đối với các món nước, nước luộc hến được giữ lại sau khi lược bỏ phần cặn làm nước lèo khiến nó đậm đà và thơm ngon hơn bao giờ hết.

    Ăn kèm đậu phộng rang, bì heo, và rau sống sẽ giúp món ăn ngon hơn.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Cơm hến Huế

    Ăn cơm hến/ bún hến ở đâu?

    • Cơm hến Hoa Đông – 64 Kiệt 7 Ưng Bình – TP. Huế. (giá từ 10.000VNĐ)
    • Cơm hến Bà Cam – 49 Tùng Thiện Vương, phường Vỹ Dạ, TP. Huế. (giá 10.000VNĐ – 50.000VNĐ)
    • Quán Nhỏ – 28 Phạm Hồng Thái, TP. Huế (từ 20.000VNĐ – 39.000VNĐ)

    7. Bánh bột lọc, bánh bèo chén, bánh nậm:

    Bộ ba “bánh” đình đám luôn đi cạnh nhau như chị chị, em em. Cả ba đều là sự kết hợp khéo léo giữa các loại bột và tôm cũng như đều là những món ăn được ăn kèm với nước mắm. Vốn nổi tiếng khắp các vùng miền, nhưng để biết vị mặn mà tinh tế của món này thì phải đến Huế mới biết được

    Có gì mà ngon thế?

    Bột được chế biến mềm, dẻo, thơm pha chút cay tê tê ở đầu lưỡi rất là thích thú và cảm thấy “đã” khi thưởng thức.

    Nước mắm được pha với công thức công phu và phức tạp mang lại hương vị vô cùng đậm đà nhưng cũng rất tinh tế.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Bánh bèo chén

    Ăn bánh bột lọc, bánh bèo chén ở đâu?

    • Quán Bà Đỏ – số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Phú Cát, TP. Huế (giá từ 10.000VNĐ – 50.000VNĐ)
    • Quán 109 Lê Huân – 109 Lê Huân, TP. Huế. (giá từ 10.000VNĐ – 40.000VNĐ)
    • Quán Gốc Bánh Bèo Bà Cư – 23/117 Phan Đình Phùng, TP. Huế. (giá từ 10.000VNĐ – 20.000VNĐ)

    8. Bánh canh Nam Phổ:

    Đúng như cái tên “bánh canh Nam Phổ”, nguồn gốc của nó chính là từ làng Nam Phổ – một ngôi làng cách trung tâm khoảng 10km. Nhưng giờ đây món ăn này đã phổ biến hơn và được ưa chuộng bởi rất đông người dân địa phương cũng như du khách.

    Bánh canh Nam Phổ có thành phần là gì?

    Được nấu bằng công thức đặc biệt nấu từ bột gạo và bột lọc theo tỉ lệ 3 gạo – 1 lọc, làm cho nước bánh của nó keo và dẻo lại. Khi ăn vào sẽ có cảm giác vừa lạ vừa ngon.

    Phần gạo làm bánh canh phải là loại gạo ngon, đem xay cho thật mịn và hòa với nước lạnh, trộn đều để được một thứ bột sền sệt.

    Được nấu cùng thịt ba chỉ và tôm kết hợp cùng một chút ớt khiến cho tô bánh canh thơm trọn vẹn đúng chất Huế.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Bánh canh Nam Phổ

    Ăn bánh canh Nam Phổ ở đâu?

    • Quán Thúy – 16 Phạm Hồng Thái, TP. Huế. (từ 5.000VNĐ – 10.000.VNĐ)
    • Quán Mệ Dư – Nam Thượng, xã Phú Thượng, TP. Huế (từ 5.000VNĐ – 15.000VNĐ)
    • Hồ Đắc Di – 374 Chi Lăng, TP. Huế (giá từ 10.000VNĐ – 20.000VNĐ)

    9. Bánh ram ít:

    Từng là món ăn được các vua chúa thời Nguyễn ưa chuộng, bánh ram ít thể hiện sự kỳ công cần có để trở thành món ăn được dùng trong hoàng gia.

    Bánh ram ít có gì đặc biệt?

    Sự kết hợp của bánh ram và bánh ít, với phần viên bánh ít trắng tròn được đặt trên phần bánh ram chiên giòn, bên trong là nhân tôm thịt ngon ngọt.

    Kỳ công trong công đoạn nhào nặn hình dáng cho bánh, phối màu kể cả công đoạn làm bánh.

    Khi cắn, đầu tiên ta cảm nhận được cái dẻo của bột nếp, sau đó là phần nhân tôm thịt đậm đà trong bánh rồi cuối cùng là cái giòn rụm của bánh ram.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Bánh Ram Ít

    Ăn bánh ram ít ở đâu?

    • Quán Bà Đỏ – 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, TP. Huế (giá từ 10.000VNĐ – 50.000VNĐ)
    • Quán Mệ Lé – 104/17/9 Kim Long, TP. Huế. (giá từ 15.000VNĐ – 25.000VNĐ)
    • Quán bánh ram ít Thúy – 16 Phạm Hồng Thái, TP. Huế (giá từ 10.000VNĐ)

    10. Cơm Âm Phủ:

    Cơm âm phủ, là một trong những món ăn tiêu biểu cho nghệ thuật chế biến đậm nét văn hóa ẩm thực Huế.

    Tương truyền, món ăn độc đáo này bắt nguồn từ một câu chuyện xa xưa khi Đức vua cải trang làm thường dân đi thăm thú khắp nơi. Khi trời tối, ngài tá túc tại nhà một bà góa già. Do hoàn cảnh cơ hàn, khó khăn nên bà góa chỉ có thể dọn cho vua chén cơm trắng cùng một ít rau các loại xếp xung quanh.

    Lúc này, vua đói và mệt nên đã ăn ngon lành hết sạch chén cơm. Khi về cung, ngài cứ lưu luyến mãi hương vị nên sai đầu bếp thêm các nguyên liệu chế biến lại. Về sau, món cơm được đặt tên là “cơm âm phủ”.

    Tại sao nên ăn thử cơm âm phủ?

    Một đĩa cơm được trang trí đẹp mắt với 7 màu.

    Cơm trắng sẽ được đặt ở giữa, xung quanh lần lượt là các món rau củ, thịt nướng, trứng tráng, giò lụa và tôm được đặt đối xứng đan xen với nhau…

    Cơm được nấu từ gạo An Cựu ăn kèm chả lụa, trứng rán, nem, tôm, thịt ba chỉ thái mỏng…tất cả mang lại hương vị đặc trưng, khó lẫn trong lòng thực khách.

    Món Cơm âm phủ cũng là món ăn kết thúc kết thúc bài viết này. 10 đặc sản, tuy không quá nhiều cũng không quá ít, cũng đủ để bạn khám phá ra tâm hồn của xứ Huế cũng như hiểu được văn hóa và con người nơi đây thông qua những món ăn đặc sắc nơi đây. Hi vọng các bạn sẽ có cho mình những thông tin hữu ích để áp dụng cho những chuyến đi tiếp theo nha.

    phú quốc, kiên giang, 10 đặc sản xứ huế: không thử uổng cả đời

    Hình: Cơm âm phủ

    Ăn cơm âm phủ ở đâu?

    • 51 Nguyễn Thái Học
    • 31 Nguyễn Thái Học

    Thiên đường ẩm thực Huế không chỉ gói gọn trong 10 món ăn trên đây mà còn vô vàn các món ăn khác cũng rất đáng để thử. Đây là 10 món đặc sản Huế mà SWIO đặc biệt muốn gợi ý cho các bạn. Đọc và xem ảnh thôi cũng không thể cảm nhận hết cái vị đậm đà và tinh tế của các món ăn Huế, chi bằng hãy một lần thử bước chân vào thiên đường ẩm thực Huế và trải nghiệm hết tất thảy những tinh hoa ẩm thực này bạn nhé.

    Đăng bởi: Ánh Lê

    YOLO! Khám phá các huyện ở Kiên Giang

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก