Tâm Sự

Bạn sẽ tự nghiền nát mình khi luôn cố làm hài lòng người khác

Nỗ lực làm hài lòng tất cả mọi người đang tàn phá cuộc sống của bạn. Nó đã nghiền nát tinh thần của bạn nhiều lần.

lối sống, phát triển bản thân, tâm lý học, bạn sẽ tự nghiền nát mình khi luôn cố làm hài lòng người khác

Bạn cảm thấy một áp lực rung lên trong tĩnh mạch. Một cục nghẹn ứ lên nơi cổ họng khi những người đồng nghiệp đang quan sát bạn. Họ đang mong đợi một câu trả lời. Họ mong đợi bạn tuân thủ. Từng sợi cảm xúc trong bạn như đang muốn hét lên “Không, tôi không thế”, nhưng như một cơ chế tự động, bạn lại nở một nụ cười ngọt ngào mà rằng “Vâng, tôi sẽ làm điều đó. Cảm ơn vì đã yêu cầu”.

Chuyện gì đang diễn ra ở đây? Tại sao bạn không thể nói “Không” và Bỏ đi?

Nếu bạn giống tôi – Việc “mong muốn làm hài lòng mọi người” đang tàn phá cuộc sống của bạn. Nó đã nghiền nát tinh thần của bạn nhiều lần. Nó đã cướp đi từ bạn sự an tâm, sự trao quyền cá nhân và sự can đảm để làm mọi thứ dựa vào mục tiêu và ước mơ của bạn. Nó đã tấn công bạn lúc bạn cảm thấy tuyệt vọng và kéo lê bạn trên đất. Nó cũng góp phần vào những vấn đề mãn tĩnh trong cuộc sống của bạn như rối loạn lo âu, trầm cảm, nghiện ngập hoặc lệ thuộc.

Vậy chính xác “muốn làm hài lòng người khác” là gì và làm thế nào chúng ta có thể chữa lành nguyên nhân gốc rễ của nó?

16 thói quen của những người “luôn muốn làm hài lòng người khác”

Tại một điểm nào đó, chúng ta đều sẽ phải vật lộn với việc “phải khiến người khác hài lòng”. Rốt cuộc, như những sinh vật xã hội, chúng ta dễ bị áp lực và mong muốn hòa nhập. Tuy nhiên, có một sự khác biệt lớn giữa mong muốn được chấp nhận (desire for acceptance) và cố gắng làm vừa lòng mọi người (pleasing-people). Muốn làm hài lòng mọi người không phải là điểm yếu chỉ xảy ra 1-lần-trong-đời, mà nó là một cuộc đấu tranh, một sự vật lộn hàng ngày.

lối sống, phát triển bản thân, tâm lý học, bạn sẽ tự nghiền nát mình khi luôn cố làm hài lòng người khác

Dưới đây là 16 thói quen phổ biến của những người sống để làm hài lòng người khác:

  • Bạn cảm thấy khó khăn để nói “không”
  • Bạn thấy khó để quyết đoán và nói lên ý kiến ​​của mình
  • Bạn chú ý thái quá đến cách mọi người “không chấp nhận” một điều gì
  • Bạn là người sợ hãi những cảm xúc tiêu cực (emotophobe/ you fear negative emotions)
  • Bạn theo đuổi chủ nghĩa vị tha/bác ái một cách thái quá (excessively altruistic/philanthropic)
  • Bạn thường phải trả những chi phí cho việc nhờ vả của người khác
  • Bạn có một ý thức yếu ớt về bản thân cũng như một ranh giới mong manh trong mối tương tác giữa các cá nhân
  • Bạn phụ thuộc về cảm xúc/phụ thuộc trong mối quan hệ cũng như tình bạn
  • Bạn nghiện cảm giác được người khác chấp thuận
  • Bạn có một ham muốn thuộc thần kinh để nhận được sự yêu thích dù thế nào
  • Bạn cảm thấy bị tổn thương, tan nát trong nhiều ngày hoặc vài tuần khi bị ai đó phê bình
  • Bạn hạ thấp giá trị của bản thân
  • Bạn hành động dựa trên những gì “người khác nghĩ” về bạn
  • Bạn luôn đặt mình vào đôi giày của người khác, nhưng bạn hiếm khi thể hiện lòng từ bi, khoan dung với chính bản thân
  • Bạn mù quáng tin tưởng vào “sự tốt lành” của người khác ngay cả khi họ đang lạm dụng bạn một cách rõ ràng
  • Bạn sợ mất kiểm soát bản thân bởi vì bạn kìm nén quá nhiều

Nó cũng cho thấy rằng “cố gắng làm hài lòng người khác” có thể tạp thành một cầu nối dẫn đến những tình trạng khác như rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder) hay rối loạn lo âu xã hội (social anxiety disorder).

Tại sao “quá tử tế” có thể nguy hiểm?

Rõ ràng không có gì sai khi tử tế. Nhưng có một “khao khát về mặt thần kinh” để được tử tế, tốt đẹp lại khá nguy hiểm, dưới đây là lý do tại sao:

1. Bạn phải đè nén rất nhiều cảm xúc

Chắc chắn, khi mong muốn được yêu thương và cần đến bởi tất cả mọi người trong phần lớn thời gian sẽ tạo nên kết quả nảy sinh trong bạn là hàng chục cảm giác bất an. Tôi đang nói đến những cơn thịnh nộ, hận thù, cay đắng, bực bội, đau buồn và căng thẳng – bất cứ điều gì trái với “hình ảnh vị tha” mà bạn mong muốn diễn tả (trước mặt người khác). Bạn có thể không ý thức được sự đàn áp đối với những loại cảm giác này, nhưng hãy yên tâm, nó luôn đi kèm với bản “ mô tả công việc”. Bạn không thể dành hoàn toàn bản thân mình cho người khác, từ chối chính mình và mong đợi sẽ cảm thấy tốt đẹp và thỏa mãn lâu dài.

Đè nèn cảm xúc luôn mang đến những tác hại về thể chất hoặc tâm lý. Nhiều chứng bệnh thần kinh và thể chất kinh niên đều có nguyên nhân thúc đầy bởi mong muốn khiến người khác vui lòng.

2. Áp lực cực đoan để “giữ gìn hình tượng”

Một trong những điều tồi tệ nhất liên quan đến việc “cố gắng để tử tế” đó là thứ áp lực cực đoan mà bạn liên tục cảm thấy khi cố gắng duy trì hình ảnh bản thân (self-image). Nó luôn cảm thấy ổn khi ở phía tốt đẹp của mọi người. Nó cảm thấy tốt khi tránh né những xúc cảm tiêu cực và nhận được sự nổi bật khi trở thành một Vị thánh. Sự “nghiện ngập” này đi kèm với một cái giá, đó chính là “sự căng thẳng mãn tĩnh”. Thường thì căng thẳng không thể nhận thấy, nhưng nó luôn ở đó, luôn yêu cầu bạn phải giữ chiếc mặt nạ bạn đã lỡ đeo và nó thậm chí có thể bóp nghẹt bạn.

3. Mọi người “sử dụng” bạn

Khi bạn là người “luôn cố để khiến người khác vui lòng”, bạn tự mở cửa chính mình để bị lạm dụng. Những kẻ ái kỉ (Narcissists), ma cà rồng năng lượng (vampires), những kẻ thích bắt nạt (bullies), và những kiểu “người bị tổn thương khác/wounded people” sẽ nhìn thấy bạn giống như một miếng thịt tươi. Có một ranh giới yếu ớt giữa bản thân và người khác, lòng tự trọng thấp, ham muốn vô độ muốn làm hài lòng mọi người sẽ biến bạn trở thành “mục đích sử dụng và làm dụng hoàn hảo” (perfect “use and abuse” target). Và vô thức, bạn thích cảm giác “được cần đến”, “được mong muốn” từ người khác và bởi thế bạn vô tình tiếp tay cho chu kì độc hại này lên chính mình.

Nó giống như lời bài hát “Sweet dreams are made of this” – Eurythmics có nhắc đến “Mọi người đang tìm kiếm cái gì đó. Một số người trong số họ muốn sử dụng bạn. Một số người trong số họ muốn được bạn sử dụng. Một số người trong số họ muốn lạm dụng bạn. Một số người muốn bị lạm dụng … “

4. Bạn có một mong muốn mạnh mẽ để được kiểm soát

Ban đầu “hành động muốn làm người khác hài lòng” có thể sẽ được nhìn nhận giống như một hành động vô ngã, một hành động đầy tính vị tha, cao cả (a selfless act) . Nhưng cố gắng khiến người khác hài lòng thực chất là một hành động ích kỉ bởi bạn đang cố kiếm soát phản ứng của người khác đối với mình bằng cách cư xử theo một cách nhất định.

Trên thực tế, mong muốn làm hài lòng người khác thiên về việc mong muốn được kiểm soát hơn là khiến mọi người hài lòng. Muốn được mọi người yêu thích là một triệu chứng của mong muốn được kiểm soát, bởi tận sâu bên trong, bạn cảm thấy mình bất lực hoặc vô giá trị. Đó là lý do tại sao mọi người cảm thấy rất mệt mỏi bởi nó đi ngược với dòng chảy cuộc sống và phải mất rất nhiều nỗ lực để duy trì.

lối sống, phát triển bản thân, tâm lý học, bạn sẽ tự nghiền nát mình khi luôn cố làm hài lòng người khác

5. Không ai biết được “thật sự bạn là ai”

Bạn quyết định khóa tất cả mọi thứ về mình vào bên trong vì cảm giác sợ hãi và từ chối, chỉ có khóa bản thân lại mới khiến bạn cảm thấy được bảo vệ. Trên thực tế, nếu bạn là một người luôn đi làm người khác hài lòng, bạn có thể sẽ sợ rất nhiều thứ – ví như “say rượu” vì khi say tất cả những suy nghĩ và ý kiến bạn giữ trong bí mật sẽ lộ ra ngoài. Nói cách khác, bạn sẽ không còn kiểm soát được bản thân.

Khi bạn là người luôn muốn làm hài lòng người khác, không ai thực sự biết được “bạn thực sự là ai” và “tính xác thực trong con người bạn” – họ chỉ biết đến cái “mặt tiền” – thứ bạn chọn để cho họ thấy. Thật không mau, mong muốn được yêu mến và chấp nhận này thường gây ra hậu qua, khiến cho bạn cảm thấy cô đơn và bị ngắt kết nối với chính tâm hồn mình theo thời gian. Cuối cùng, bạn cảm thấy “vô hình”, “không thể nhìn thấy” cho dù bạn vẫn đứng dưới ánh đèn spotlight đi chăng nữa.

Làm thế nào để dừng việc “trở thành một người luôn đi thỏa mãn người khác”?

Đương nhiên bạn có thể đang tự hỏi ngay bây giờ – “Tôi có thể làm gì để ngăn chặn điều này?”

Để tôi nói với bạn đi ều này, có rất nhiều lời khuyên xấu ngoài kia, và giải pháp để vượt qua “cơn nghiện muốn người khác thỏa mãn” này – tất nhiên không phải là cách đưa ngón tay thối vào mặt người khác. Cá nhân tôi không chấp nhận phương pháp “Fuck you!” vì nó thể hiện sự thiếu chín chắn và phản động.

Thay vào đó, tôi đề nghị cách tiếp cận khó hơn nhưng khôn ngoan hơn:

  • Chịu trách nhiệm về hạnh phúc của bạn
  • Học cách quyết đoán
  • Chủ động cảm nhận và chấp nhận những cảm xúc tiêu cực / đau đớn
  • Học cách tìm kiếm giá trị bản thân bên trong (Within), chứ không phải vô giá trị (without).

Là người đã từng gặp khó khăn với tính cách muốn khiến người khác hài lòng, tôi hoàn toàn hiểu thứ tính cách này mang đến sự tự hủy hoại to lớn thế này. Bởi vì nhu cầu cần phải được chấp nhận với những người khác, tôi đã phải trải qua những thời kỳ lo lắng và đau đơn kinh khủng, không kể đến hàng tấn cảm xúc bị trấn áp trong nhiều năm.

Nhưng bước đầu tiên để vượt qua vấn đề này là chuyển tâm điểm của bạn từ thế giới bên ngoài sang thế giới bên trong. Cuối cùng, với thời gian và thực hành những điều kể trên, bạn sẽ có thể nói một cách chân thành và cởi mở rằng “Tôi đầy đủ đối với chính mình” (I am enough unto myself: hành xử theo cách độc lập và không phải tuân theo các quy tắc thông thường trong mọi tình huống) “ – giống như tôi có thể hiện tại (As I now can).

Via/Ảnh: Ayako

Đăng bởi: Tân Phương Toàn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก