Marketing

Top 8 chiến lược về giá đỉnh cao trong Marketing

Một trong những yếu tố gây nên sức ép trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường là giá thành sản phẩm. Việc đưa ra một mức giá phù hợp với tính năng của sản phẩm sẽ giúp tăng doanh số bán hàng. Thế nhưng, không phải doanh nghiệp nào cũng biết đưa ra một mức giá hợp lý cho sản phẩm và dịch vụ mà mình đang kinh doanh. Trong bài viết hôm nay, Unica sẽ chia sẻ các chiến lược về giá đỉnh cao trong Marketing bạn nhất định không nên bỏ lỡ.

Chiến lược giá là gì?

Ngày nay, khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên sôi động thì việc định giá sản phẩm không chỉ giúp doanh nghiệp bạn có thể cạnh tranh trước các đối thủ mà nó còn tạo ra sức hấp dẫn để thu hút những khách hàng tiềm năng. Chính vì thế mà việc định giá sản phẩm được xem là một chiến dịch không thể thiếu đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi sắp chuẩn bị cho ra mắt những dong sản phẩm mới.

Chiến lược giá được hiểu là doanh nghiệp xác định được một con số đủ sức hấp dẫn để thu hút những khách hàng tiềm năng thông qua việc cạnh tranh với các đối thủ khác trên thị trường.

chiến lược giá, chiến lược về giá, kiến thức, marketing, top 8 chiến lược về giá đỉnh cao trong marketing

Định giá sản phẩm là một chiến lược không thể thiếu đối với hoạt động Marketing

Tầm quan trọng của chiến lược định giá sản phẩm

– Không thể phủ nhận một điều rằng, ngày nay khi thị trường kinh doanh ngày càng trở nên sôi động cùng với những sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Việc các doanh nghiệp sở hữu những sản phẩm giống nhau sẽ tạo ra một sức cạnh tranh vô cùng lớn. Bởi lẽ giá cả chính là vấn đề mà khách hàng luôn ưu tiên hàng đầu trước khi đưa đến quyết định mua hàng của mình. Hiểu rõ thực trạng đó, để có thể tối ưu lợi nhuận và thu hút được khách hàng quan tâm đến sản phẩm của mình thì đưa là được chiến lược định giá là điều vô cùng cần thiết.

– Ngoài ra, việc định giá sản phẩm còn quyết định đến sự sống còn của doanh nghiệp. Bởi mức giá đưa ra phải phù hợp với chi phí sản xuất, quảng bá, nhân sự, phân phối sản phẩm… Nếu định giá sản phẩm quá thấp sẽ không đủ cân bằng chi phí, dễ dẫn đến lợi nhuận thu về thấp, hệ lụy lớn hơn là doanh nghiệp đó có thể phá sản. Ngược lại, nếu định giá sản phẩm quá cao thì sẽ khó tiếp cận được với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau.

5 Chiến lược giá hiệu quả trong Marketing

1. Chiến lược định giá theo tâm lý

Đây là một trong những chiến lược được rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn khi định giá sản phẩm, đặc biệt là những sản phẩm có giá trị lớn. Một ví dụ đơn giản cho chiến lược này: Đó là khi bạn muốn mua một chiếc tủ lạnh mới ở Điện Máy Xanh, bạn thường thấy người bán hay để giá số lẻ như 7.999.000 đồng thay vì để 8.000.000. Tuy chỉ chênh nhau có 1.000 đồng nhưng nắm bắt được tâm lý của người tiêu dùng, thì việc đưa ra giá bằng một số chẵn nghe có vẻ đắt hơn và ít sức hấp dẫn hơn giá lẻ.

2. Chiến lược định giá ở mức cao cấp

Đối với những doanh nghiệp nhỏ thì đây là một chiến lược hay được áp dụng phổ biến. Nhưng có một điểm lưu ý rằng, muốn chiến lược này thành công thì doanh nghiệp bạn phải nêu bật được những tính năng nổi bật của sản phẩm mà đối thủ cạnh tranh khác không khó. Bởi lẽ, những nhà tiêu dùng thông thái sẽ luôn đặt ra một câu hỏi rằng: “Tại sao cùng một sản phẩm mà doanh nghiệp này lại bán giá cao hơn? Liệu chất lượng sản phẩm có được đảm bảo”.

chiến lược giá, chiến lược về giá, kiến thức, marketing, top 8 chiến lược về giá đỉnh cao trong marketing

Chiến lược định giá theo tâm lý người mua hàng

3. Định giá sản phẩm theo nhóm

Với chiến lược này, bạn dễ dàng có thể nhận biết thông qua một số cửa hàng phục vụ cho nhu cầu ăn uống.

Tại McDonald’s, thay vì bạn mất 50.000 đồng để mua một miếng gà rán, 10.000 đồng để mua một cốc coca và 20.000 cho một đĩa khoai tây chiên thì việc người bán cung cấp gói combo bao gồm: gà rán, khoai tây và 1 cốc coca chỉ với 65.000 đồng sẽ giúp người mua hàng thông thái lựa chọn gói combo tiết kiệm này thay vì phải bỏ ra 80.000 cho tất cả 3 sản phẩm như trên.

4.Định giá sản phẩm theo thương hiệu

Rất nhiều doanh nghiệp sử dụng mức giá cao cho sản phẩm của mình vì hình ảnh của thương hiệu đó. IPhone là biểu tượng của dòng điện thoại cao cấp, nếu áp dụng giá thấp thì nhận thức thương hiệu từ người tiêu dùng có thể bị ảnh hưởng khiến rất nhiều khách hàng không sử dụng sản phẩm của hãng nữa. Đây là hình thức định giá phù hợp với thương hiệu cung cấp sản phẩm sang trọng, cao cấp

5. Định giá cho chương trình Sale off, khuyến mãi

Để nâng cao doanh số bán hàng và giải quyết hàng tồn kho thì đây là chiến lược hay được những cửa hàng kinh doanh bán lẻ áp dụng.

Để hiểu rõ hơn về chiến lược định giá này, chúng tôi đưa ra một ví dụ thực tế như sau: Cùng là một chiếc áo phông cho mùa hè được ra mắt trong dòng sản phẩm mới có giá 200.000 đồng. Nhưng khi đưa ra các chương trình khuyến mãi, giá chiếc áo thậm chí giảm một nửa. Đây là một hình thức để đánh vào tâm lý của người mua hàng là tranh thủ các chương trình giảm giá để tăng doanh số bán hàng.

6. Giá tùy chọn

Chính sách này doanh nghiệp thường sử dụng khi áp mức giá thấp cho dịch vụ chính nhưng lại nâng giá các gói dịch vụ kèm theo lên. Đây là chiến lược giá phổ biến với các doanh nghiệp vận tải giá rẻ. Ví dụ như hãng hàng không Vietjet thường cung cấp giá vé máy bay rất rẻ nhưng các phí dịch vụ liên quan sẽ cao hơn.

Khi áp dụng chính sách định giá này, doanh nghiệp thường áp mức giá thấp cho dịch vụ chính, và nâng giá cho các dịch vụ / sản phẩm bổ trợ.

7. Định giá thông qua xác định vị trí địa lý

Chiến lược về giá này hay được các doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm áp dụng.

Một ví dụ đơn giản cho chiến lược này như sau: Cùng là nho Ninh Thuận nhưng khi bạn mua tại Ninh Thuận thì sẽ có giá rẻ hơn cho việc mua nho Ninh Thuận ở miền Bắc. Bởi lẽ chi phí bỏ ra cho việc vận chuyển, bảo quản cũng sẽ cao hơn so với việc mua trực tiếp tại vườn. Đó chính là lý do tại sao mà một số nhà cung ứng sản phẩm lại đưa ra giá thành cao hơn gấp đôi so với giá bình thường tại nơi trực tiếp sản xuất ra sản phẩm đó.

chiến lược giá, chiến lược về giá, kiến thức, marketing, top 8 chiến lược về giá đỉnh cao trong marketing

Xây dựng chiến lược giá cho chương trình khuyến mãi

8. Giá hớt váng (Price Skimming)

Được thiết kế để giúp doanh nghiệp tối đa hóa doanh số bán hàng trên các sản phẩm và dịch vụ mới, giảm giá liên quan đến việc đặt mức giá cao trong giai đoạn giới thiệu. Công ty sau đó hạ giá dần khi hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường.

Một trong những lợi ích của việc giá hớt váng là nó cho phép các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trên những người sử dụng đầu tiên, và trước khi giảm giá để thu hút nhiều người tiêu dùng về sản phẩm công ty hơn. Việc đặt giá hớt váng không chỉ giúp một doanh nghiệp bù đắp chi phí phát triển mà còn tạo ra ảo ảnh về chất lượng và tính độc quyền khi mặt hàng của bạn được giới thiệu lần đầu tiên trên thị trường.

Bài viết trên đây, chúng tôi đã chia sẻ các chiến lược về giá đỉnh cao dành cho dân kinh doanh. Để có thể kinh doanh thành công và tối ưu hóa lợi nhuận, hy vọng các doanh nghiệp có thể xây dựng được cho mình một chiến lược định giá sản phẩm phù hợp nhất.

Để nâng cao kiến thức cũng như kỹ năng thực hiện các chiến dịch kinh doanh thực tiễn bạn đọc nên tham khảo những khoá học marketing từ các chuyên gia hàng đầu tại Unica.

Đăng bởi: Trần Phương Nam

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก