Huế Thừa Thiên Huế

Bánh đúc xứ Huế món ăn dân giã mà thơm ngon

Chỉ với một vài nguyên liệu đơn giản như: bột gạo tẻ, chút nước vô nồng, chút đậu phộng,.. đã làm nên món bánh đúc xứ Huế nổi tiếng. Món bánh đúc ngon là phải thơm giòn không nát, nhưng lại không chứa hàn the. Để hiểu rõ hơn về món ăn này hãy cùng chúng mình tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!

Những loại bánh đúc xứ Huế

Huế có hai loại bánh đúc: Bánh đúc mắm nêm và Bánh đúc mật. Đây không phải là món ngon riêng có của Huế. Nhưng cái hay là hương vị Bánh đúc xứ Huế không trộn lẫn với vùng miền nào khác.

bánh đúc xứ huế món ăn dân giã mà thơm ngon

Sự khác nhau của hai loại bánh đúc này đơn giản ở màu sắc và nước chấm. Bánh đúc mắm nêm có màu trắng, ăn với mắm nêm ớt càng cay càng ngon, được bán quanh năm ở các ngôi chợ của Huế. Còn Bánh đúc mật có màu xanh lá, ăn với nước mật ngọt đậm đà và chỉ bán vào những ngày đầu Xuân năm mới.

Nếu có dịp đến Huế, du khách đừng quên bỏ qua món Bánh đúc trong hành trình khám phá ẩm thực Cố đô nhé!

Cách làm bánh đúc xứ Huế

Chuẩn bị nguyên liệu

  • Nguyên liệu chính: bột gạo, nước vôi trong, lá bồn bồn
  • Nước chấm:
  • Đối với bánh đúc mắm nêm: mắm nêm, ớt, tỏi, bột ngọt.
  • Đối với bánh đúc mật: mật mía, chanh.

bánh đúc xứ huế món ăn dân giã mà thơm ngon

Cách thực hiện

Bước 1: Hoà tan bột gạo với nước lã, lóng một ít nước trong của vôi  pha thêm vào, ngâm trong khoảng một giờ.

Ở bước này, nếu để làm bánh đúc mật, người ta sẽ giã nhuyễn lá dứa và lá bòng bòng. Vắt lấy nước cốt rồi hoà tan trong bột, khi hấp chín sẽ có một màu xanh lục đẹp mắt và mùi thơm thoang thoảng của đồng quê.

Bước 2: Bắc hỗn hợp đã ngâm lên bếp và dáo bột cho đến khi đặc sệt thì tắt bếp.

Bước 3: Chuẩn bị 1 cái khay có lót sẵn lá chuối. Lau sạch bề mặt rồi thoa chút dầu ăn lên bề mặt lá để bột khỏi dính vào lá. Tiếp theo là đổ bột ra, dùng đôi đũa cả gạt cho mặt bột phẳng lì, láng lẩy, rồi đem vào xửng hấp.

Bước 4: Bánh sau khi được hấp chín, mang ra đặt trên trẹt hoặc mâm đồng để nguội là hoàn thành.

Bước 5: Cắt bánh ra thành từng miếng vừa ăn và thưởng thức.

Bước 6: Pha nước chấm

Đối với món bánh đúc mật, dùng một ít mật mía để nấu chính. Sau đó vắt chanh vào để tạo độ ngọt thanh và sệt cho nước chấm rất đặc biệt.

Còn với bánh đúc mắm nêm, nước chấm là tổng hòa của một ít mắm nêm một ít dầu/mỡ, một ít ớt, tỏi, đường, bột ngọt và cuối cùng rắc thêm ít đậu phộng rang vàng giã nhuyễn. Mới nghe thôi cũng đủ dậy mùi thơm muốn hít hà rồi.

Cách thuởng thức món bánh đúc xứ Huế

bánh đúc xứ huế món ăn dân giã mà thơm ngon

Bánh đúc mắm nêm dân dã dai dai, giòn giòn, ăn cùng nước chấm. Thi thoảng vướng mùi vôi quyện hòa hương vị đồng quê trong từng miếng bánh.

Để thưởng thức đúng điệu món ăn này. Khi chấm mật người ta không dùng thìa hoặc đũa như khi ăn một số loại bánh khác mà dùng dao tre để quết mật lên bánh để ăn, rất kiểu cách Cố đô. Đây cũng là một trong những thức quà của tuổi thơ biết bao thế hệ người dân xứ Huế.

Bánh đúc mật màu xanh được cắt từng miếng vừa ăn rất khéo. Được gói lại trong miếng lá chuối tươi và kèm thêm hộp mật vàng bên cạnh, trông vừa giản dị mà thanh sạch đến vô cùng.

Lần dở từng lớp lá chuối tươi rồi nhẩn nha quẹt một miếng mật quết lên bánh đúc. Lúc này món ăn sẽ có vị ngọt thanh, nhẹ nhàng, vị rất lạ và độc đáo. Chợt nhớ câu ca xưa “Thèm ăn một miếng đúc mật/Thương người chật vật giữ nét Huế xưa…”

Hy vọng rằng với những giới thiệu và cách làm bánh mà chúng tôi vừa giới thiệu đến bạn đọc qua bài viết trên đây sẽ mang đến cho bạn đọc công thức làm món bánh đúc xứ Huế đơn giản. Chúc bạn thực hiện thành công món ăn nhé!

Đăng bởi: Trần Nguyệt

YOLO! Khám phá các huyện ở Thừa Thiên Huế

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก