Thể Hình Thể Thao

Chườm đá có thể khiến cho chấn thương của bạn thêm nặng hơn đấy

Nếu bạn là một người tập luyện thể thao thì chuyện chấn thương gặp phải là chuyện không tránh khỏi và biện pháp chườm đá (hay chườm lạnh) là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên phương pháp này không phải luôn mang lại hiệu quả phục hồi tốt như bạn vẫn nghĩ đâu.

kiến thức chạy bộ, kiến thức thể hình, chườm đá có thể khiến cho chấn thương của bạn thêm nặng hơn đấy

Đó chính là lời cảnh báo của chính tác giả Mirkin – người đã đưa ra phương pháp RICE nổi tiếng thế giới và được hàng ngàn VĐV khắp thế giới áp dụng mỗi khi gặp chấn thương.

Tại sao chườm đá không tốt cho bạn ?

Tác giả Mirkin đã từng lên tiếng rằng nghiên cứu của ông còn có thiếu sót bởi vì trong nhiều trường hợp thì việc áp dụng phương pháp RICE có thể làm cho việc phục hồi của chấn thương trở lên chậm hơn.

Bởi vì khi chấn thương là nghiêm trọng mà chườm lạnh thì sẽ ngăn cản cơ thể sản sinh ra các hoocmon xử lý vết thương (ở đây là IGF-1) để phục hồi do máu lưu thông đến khu vực đó chậm hơn. Không chỉ việc chườm lạnh ảnh hưởng đến quá trình này mà tất cả những gì khiến cho quá trình giảm viêm chậm lại cũng khiến cho việc phục hồi chậm hơn bao gồm:

  • Sử dụng các loại thuốc Cortisone
  • Các loại thuốc giảm đau
  • Thuốc ức chế miễn dịch thường sử dụng trong điều trị viêm khớp, ung thư …
  • Bất cứ thứ gì khác ngăn chặn phản ứng miễn dịch với chấn thương

Chườm lạnh còn khiến cho khả năng sức mạnh và tốc độ, độ bền, sự phối hợp của cơ thể giảm đi. Bằng chứng là các VĐV sau khi được làm lạnh chỗ chấn thương (bằng chườm đá 20 phút hoặc làm lạnh tức thì) có thể khiến họ cảm thấy ít đau đơn nhưng tốc độ, sức mạnh, độ bền của họ đều giảm. Sau 1 lúc được làm nóng lại thì sức mạnh, tốc độ, sức bền được phục hồi.

Các nhà nghiên cứu đề nghị nếu chườm đá để hạn chế sưng thì nên làm ít hơn 5 phút sau đó là làm nóng lại để có thể quay lại trận đấu.

Khi nào thì bạn nên chườm lạnh ?

Hầu hết các vết thương gặp phải đều là nhẹ nên có thể tự xử lý tại nhà, bạn không nên xoa bóp mạnh vào vết thương và cần cố định nó để tránh đau và phù nề.

  • Nếu vết thương không hở, chỉ bị bầm tím, đọng máu thì có thể chườm lạnh để phòng ngừa biến chứng.
  • Chỉ dùng túi chườm lạnh trong 10-15 phút và nên cách nhau ít nhất 1 giờ.
  • Không nên chườm lạnh 1 lần quá lâu và không chườm trực tiếp vì nó có thể khiến bạn bị bỏng lạnh.
  • Không dùng bất kỳ mẹo dân gian nào để xử lý như đắp lá, vôi, dầu mỡ, kem đánh răng….vì nó có thể làm nhiễm trùng chỗ bị thương.
  • Dùng băng quấn quanh vùng bị thương và những vòng đầu cần quấn chặt, sau đó lỏng dần.

Để phục hồi nhanh hơn thì bạn nên

  • Vận động nhẹ nhàng: Việc vận động nhẹ giúp máu lưu thông dễ hơn giúp phục hồi vết thương tốt hơn.
  • Nâng vị trí bị thương cao hơn: Nên nâng vị trí bị thương cao hơn tim sẽ giúp bạn đỡ đau hơn, nếu là chân thì có thể nằm trên giường về kê chân cao hơn, nó cũng giúp bạn ngủ ngon hơn và buổi tối.
  • Băng bó cẩn thận: Băng bó vết thương giúp bạn di chuyển dễ dàng hơn mà không ảnh hưởng đến vết thương.

Nếu bạn bị chấn thương giữa trận đấu thì chườm đá có thể giúp bạn nhanh chóng quay lại thi đấu nhưng nên cân nhắc, không nên đánh đổi bất chấp hậu quả bạn nhé.

Đề xuất của Mirkin là

Khi bị thương thì nên lập tức dừng tập luyện. Nếu cơn đau nặng khiến bạn không thể di chuyển hoặc mất ý thức tạm thời bạn nên kiểm tra xem bạn có cần hỗ trợ y tế khẩn cấp hay không. Nếu vết thương hở thì cần phải làm sạch và kiểm tra.

Có thể nâng vị trí bị thương lên cao để giảm thiểu sưng. Người kiểm tra nên xác định vết thương đó có gãy xương không vì khi gãy xương mà vận chuyển người bị thương sẽ khiến cho vết thương trầm trọng hơn.

Nếu vết thương chỉ là phần mềm thì có thể áp dụng chườm lạnh để giảm đau, đặt nó lên trong 10 phút rồi dừng trong 20 phút rồi lại đặt lên trong 10 phút. Lặp lại nó 1 2 lần và không áp dụng nó lâu hơn 6 tiếng.

Nếu chấn thương nghiêm trọng thì nên theo lời khuyên của bác sĩ để phục hồi, nếu bị nhẹ thì có thể phục hồi chức năng vào hôm sau. Bạn có thể di chuyển và sử dụng chỗ bị thương miễn là không làm cơn đau tăng lên hoặc khó chịu. Bạn có thể quay trở lại tập luyện khi vị trí đau đó khỏi hoàn toàn.

Đăng bởi: Hân Nguyễn Ngọc Bảo

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก