Tâm Sự

Tâm lý học thể thao: nghiêm trọng nhưng không được coi trọng

67% vận động viên đã phải chịu đựng trầm cảm hoặc chấn động tâm lý

Những vận động viên nổi tiếng trên thế giới thừa nhận rằng mình từng bị trầm cảm hoặc rối loạn ro âu trong đó có cựu cầu thủ Manchester United Michael Carrick, “kình ngư” nổi tiếng thế giới Michael Phielps, VĐV đô vật The Rock, VĐV bơi lội từng 5 lần đạt huy chương vàng Olympic thế giới Ian Thorpe, VĐV boxing Ricky Hatton, cầu thủ bóng rổ NBA Greg Stiemsma, VĐV điền kinh 2 lần đạt huy chương vàng Olympic Jack Green,… và còn rất nhiều người khác nữa mà chỉ cần google là ra. Họ đều từng phải gặp bác sĩ tâm lý thể thao để thoát khỏi những cơn chấn động tâm lý điều khiển và chà đạp tâm trí bên trong họ.

bệnh trầm cảm, chăm sóc sức khỏe, nhận định, tâm lý học, tâm lý học thể thao: nghiêm trọng nhưng không được coi trọng

Tâm lý học thể thao: nghiêm trọng nhưng không được coi trọng.

Gần đây, khi mà đội bóng đá nước nhà liên tục gặt hái được nhiều chiến công vang dội và nhờ đó mà nhiều nhà đầu tư và chính quyền quan tâm hơn đến nền thể thao trong nước. Thế nhưng, khi nào thì họ mới để ý tới việc tâm lý của cầu thủ/vận động viên còn quan trọng hơn vấn đề hên xui may rủi rất nhiều?

Đội tuyển U23 Việt Nam và trận chung kết ở Thường Châu, những cầu thủ thậm chí có người còn chưa từng một lần trong đời nhìn thấy tuyết nhưng vẫn cắn răng chạy dưới nền băng lạnh lẽo vì niềm tin vào chiến thắng. Nếu mọi người đã từng nhìn thấy tuyết, chắc hẳn biết rằng nó lạnh như thế nào, nó thấm vào tận từng thớ thịt và thở cũng thấy khó khăn.

Sức mạnh tinh thần có thể giúp một vận động viên trở nên mạnh mẽ hơn bản thân họ tưởng. Khi sức mạnh tinh thần được rèn dũa đến mức cực đại, nó giúp cơ thể bức phá cả những điều mà bình thường chúng ta không hề nhận ra. Chức vô địch Ngoại hạng Anh mùa giải 2015-16 thần kỳ của của Leicester City cũng không thiếu phần của các nhà chăm sóc tâm lý, giúp cho các cầu thủ có một tinh thần thoải mái trong và ngoài phòng tập.

Trước nay thể thao luôn đặt nặng vấn đề hên xui may rủi hơn là tập trung vào chăm sóc tâm lý và tinh thần của các vận động viên. Họ sẵn sàng thuê thầy phong thuỷ gỡ bỏ những thứ ngán đường quanh sân vận động, họ sẵn sàng cấm vận động viên làm gì đó trước mỗi trận đấu vì sợ xui xẻo. Vậy bao nhiêu vận động viên đã từng được mời bác sĩ tâm lý về để hỏi xem việc bị chấn thương của họ có khiến họ cảm thấy đau lòng hay chưa? Các cơ quan thể thao đã từng dạy vđv cách an ủi bản thân sau khi thất bại hay chưa hay chỉ có chỉ trích và phạt khi họ làm sai?

Và đây là điều mà tâm lý học thể thao cần phải phát triển vì một thế hệ trẻ không những khoẻ mạnh, tài năng mà còn tự tin vào bản thân mình và biết chấp nhận sự yếu đuối bên trong mình.

Có lẽ nhiều người tìm hiểu qua tâm lý học sẽ biết rằng tâm lý học thể thao cũng là một ngành rất được săn đón ở nước ngoài, và những thành tựu mà các bác sĩ trị liệu tâm lý cho vận động viên đã làm được cho nền thể thao thế giới là không thể coi thường.

Tâm lý thể thao chia làm 2 loại: tâm lý thể thao chuyên về dạy các kĩ năng kiểm soát suy nghĩ và lo âu, cách trò chuyện, và các kĩ năng tâm lý; một kiểu khác chuyên điều trị các chấn động tâm lý của vđv ví dụ như khi gặp scandal (như các scandal của Công Phượng, Bùi Tiến Dũng) hoặc khi bị chấn thương (như Đình Trọng, Xuân Mạnh) họ sẽ dùng các bước chữa bệnh như đặt lại mục tiêu cho VĐV, các kế hoạch thư giãn, cách tự nói chuyện với bản thân và các hổ trợ từ bên ngoài nào là cần thiết và không cần thiết. Đôi lúc các bác sĩ tâm lý còn làm việc với các huấn luyện viên và ban huấn luyện, họ chia sẻ cách làm thế nào để kiểm soát, huấn luyện các vận động viên một cách tốt nhất.

Khi một VĐV hay cầu thủ bị chấn thương, tâm trí họ sẽ xuất hiện một quá trình tự đánh giá nhận thức về vật lý và tinh thần của họ. Ví dụ những câu hỏi như:

  • Chấn thương đó là gì?
  • Nặng hay nhẹ và ảnh hưởng như thế nào?
  • Hoặc nghĩ bản thân họ là ai, cơ chế tự vệ trong tính cách họ là gì ?
  • Họ nghĩ về bản thân như thế nào?
  • Các yếu tố xã hội, yếu tố cạnh tranh nào sẽ xuất hiện trong quá trình hồi phục và trở lại của họ?

Một VĐV trở lại sau chấn thương tốt hay không phụ thuộc vào cách họ trả lời những câu hỏi trong qúa trình phục hồi đánh giá nhận thức của họ.

Bạn có bao giờ có suy nghĩ rằng: ”dân thể thao thì phải mạnh mẽ”, “Xác định đi vào con đường làm vận động viên thì phải chịu áp lực và không được kêu ca”, ”vận động viên mà, khoẻ lắm, không giống người bình thường” hoặc với những người nói sang hơn thì “chơi thể thao tiết ra serotonin làm hạnh phúc vui vẻ hơn thì buồn chán cái gì”. Sai, nếu bạn đã từng nghĩ như vậy thì hãy ngừng lại, vì họ cũng là con người. Khoa học (New England Journal of Medicine) vào năm 1954 nói rằng cầu thủ nên nghỉ đá bóng nếu thấy chịu quá nhiều chấn động tâm lý. Thế nhưng, 2009, chính họ phải thừa nhận rằng chấn động tâm lý ảnh hưởng đến các vận động viên lâu và dai dẳng hơn rất nhiều.

bệnh trầm cảm, chăm sóc sức khỏe, nhận định, tâm lý học, tâm lý học thể thao: nghiêm trọng nhưng không được coi trọng

Michael Carrick bị trầm cảm trong 2 năm.

Cựu cầu thủ Manchester United, Michael Carrick viết trong cuốn tự truyện của mình rằng những áp lực tinh thần của anh thực sự biến thành trầm cảm sau khi Manchester United của anh thua 0-2 trước Barcelona trong trận chung kết Champions League năm 2009. Chấn động từ trận thua đó gây ra cho anh gần 2 năm chật vật với bệnh trầm cảm và trở thành khoảng thời gian trũng trong sự nghiệp của Carrick. Michael Carrick luôn tự trách chính bản thân mình vì anh nghĩ rằng vì sai lầm của anh dẫn đến bàn thắng mở tỉ số của Samuel Eto. Anh thậm chí còn cân nhắc từ bỏ sự nghiệp bóng đá, anh đã mất suất cạnh tranh ở CLB. “Tôi mang theo một cái đầu và một trái tim nặng trĩu, thậm chí cơ thể tôi trong thời gian đó cũng luôn cảm thấy nặng nề.” Mặc dù anh cũng góp công trong cúp vô địch C1 của MU trong năm 2008, anh vẫn tự trách bản thân mình vì sai lầm sau đó.

Ngay cả một cầu thủ ở CLB lớn, có khả năng tìm đến bác sĩ tâm lý mà vẫn phải chiến đấu với trầm cảm tận gần 2 năm. Vậy những người luôn bị truyền thông chĩa mũi nhọn như Công Phượng, Đức Chinh hay thậm chí là Ánh Viên, Hoàng Xuân Vinh đứng trên bục càng cao thì áp lực càng lớn, liệu vấn đề tâm lý của họ có được xã hội thấu hiểu hay các ban thể thao tạo điều kiện quan tâm nhất hay không? Đến họ còn có các vấn đề về tinh thần cực căng thẳng, vậy những vận động viên ít tên tuổi và ít được câu lạc bộ, đoàn thể thao quan tâm hơn sẽ phải tự gồng gánh bao nhiêu căng thẳng tinh thần?

Thậm chí đôi khi không cần phải mời một chuyên gia tâm lý về để giúp đỡ một cầu thủ hay vận động viên, thứ chúng ta cần chỉ là kiến thức về tâm lý thể thao. Là sự thấu hiểu về những căng thẳng tinh thần của vận động viên là một việc luôn tồn tại và cần được quan tâm chứ không phải là bị nhìn nhận một cách lơ đãng hoặc thậm chí không được để ý đến. Số liệu thống kê cho thấy 1 trên 3 vận động viên có khả năng đang phải chịu đựng áp lực tâm lý hoặc rối loạn lo âu, nhưng một khảo sát nghiên cứu của Victoria cho thấy 67% vận động viên cô làm khảo sát nói rằng họ đã phải chịu đựng 1 mình trầm cảm hoặc chấn động tâm lý. Hơn một nửa người tham gia khảo sát nói rằng họ sợ phải nói ra những áp lực của họ vì không ai thấu hiểu hoặc nó bị đánh giá quá thấp.

Đôi khi, việc mà những người làm trong ngành thể thao cần làm chỉ cần đơn giản là để tâm đến tâm lý của các vận động viên hơn một chút, nếu có thể thì xin hãy cung cấp cho họ những thiết bị thư giãn tâm lý ở nơi tập luyện và được chăm sóc tâm lý khi họ cần. Và dạy cho họ biết tâm lý là thứ cần phải chăm sóc, khi họ mệt mỏi và nhìn thấy những vận động viên khác, những đồng đội khác đang cắn răng tập luyện, nói cho họ biết bản thân họ nếu thấy mệt mỏi thì có thể để tinh thần được nghỉ ngơi một chút rồi cố gắng tiếp. Thể thao nước nhà cần cho vận động viên biết rằng tự tin vào bản thân mình và chấp nhận những nỗi đau khổ trong tâm trí và vượt qua nó.

Xã hội luôn chữa trị bệnh vật lý hơn là bệnh tâm lý, khi một VĐV bị chấn thương, họ có thể nghỉ ngơi và đi chữa trị. Nhưng khi họ bị chấn thương tâm lý, một thứ mà không ai thấy được trừ họ, một thứ có thể ăn mòn cảm xúc và bào mòn lí trí của họ từng ngày thì không một ai nhận ra. Tâm lý trong thể thao nói riêng và trong cuộc sống nói chung phải được quan tâm nhiều hơn, để khi họ cảm thấy mệt mỏi, khi họ thấy bản thân quá yếu đuối và xung quanh thì quá nhiều cạnh tranh, họ biết tự cho bản thân mình một sự tha thứ và nghỉ ngơi rồi lại tiếp tục đứng dậy mạnh mẽ hơn. Họ – các vận động viên cần một sự động viên để có thể tiếp tục bước tiếp, họ cần động viên rằng họ có thể là một vận động viên mạnh mẽ, tài năng, có sai lầm, và cũng có thể bị mắc các bệnh tâm lý.

1. TEDx talk video Athletes and Mental Health: The Hidden Opponent | Victoria

2. Garrick “Footballers are humans too”: Michael Carrick on Man Utd, depression and Craig David CDs

3. Injury Prevention in Sport and Performance Psychology


MENBACK.COM

Đăng bởi: Hồ Hồng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก