Ẩm Thực Trung Quốc

8 Hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách Trung Hoa

Trước giờ vẫn thế, đã là vua thì hay đa tình. Thế nhưng dưới các triều đại Trung Hoa xưa lại xuất hiện những ông vua si tình bậc nhất… Đó là những vị vua nào? Ngay bây giờ mời du khách cùng Viet Viet Tourism tìm hiều nhé!

1. Tây Ngụy Phế Đế Nguyên Khâm

Tây Ngụy Phế Đế Nguyên Khâm của Nam Bắc triều. Ông sinh năm 525 mất 554, là cháu trai của Bắc Ngụy Kinh Triệu Vương Nguyên Du, trưởng nam của Tây Ngụy Văn Đế Nguyên Bảo Cự và là vị hoàng đế thứ hai của Tây Ngụy. Từ khi còn là đứa trẻ, Nguyên Khâm đã là cậu bé với tư chất vô cùng thông minh, đáng yêu ai cũng yêu mến. Ảnh minh họa chân dung Tây Ngụy Phế Đế Nguyên

Khi mới 7 tuổi, cậu được cha giao cho Vũ Văn Thái đại tướng dạy bảo với hi vọng có thể trưởng thành và mạnh mẽ khi được sống và rèn luyện trong môi trường quân ngũ. Chính quãng thời gian sống cùng với đại trướng Vũ Văn Thái trong môi trường quân đội đã hun đúc tính cách anh dũng quả cảm của Nguyên Khâm. Ảnh minh họa chân dung Tây Ngụy Phế Đế Nguyên Khâm.

Cuối năm thứ ba Vĩnh Hi tức năm 534, Vũ Văn Thái đã đầu độc chết Bắc Ngụy Hiếu Vũ Đế Nguyên Tử và lập Nguyên Bảo Cự làm hoàng đế xây dựng nên chính quyền Tây Ngụy. Bắc Ngụy từ đó chính thức chia ra thành Đông Ngụy và Tây Ngụy. Đông Ngụy độ Cao Hoàn độc quyền nắm giữ. Ảnh minh họa chân dung Vũ Văn Thái. Tây Ngụy do đại tướng Vũ Văn Thái duy trì triều chính. Tháng giêng nguyên niên Đại Thống tức năm 535 Tây Ngụy, Nguyên Khâm 11 tuổi lấy danh nghĩa là con vợ cả được phong làm thái tử.

Tuy tiếng là khai quốc hoàng đế, nhưng mọi quốc gia đại sự đều do một mình Vũ Văn Thái sắp xếp, Nguyên Bảo Cự trên thực tế chỉ là ông vua bù nhìn. Nguyên Bảo Cự cũng nhận định được tình hình nên đã giao ước ngầm với Vũ Văn Thái vì thế mà mối quan hệ quân thần vẫn ổn thỏa.

Để có thể tiếp tục nhúng tay vào triều chính lâu dài, Vũ Văn Thái đã chủ động gả con gái là Vũ Văn Vân Anh cho Nguyên Khâm. Nguyên Khâm và Vân Anh vốn là đôi bạn thanh mai trúc mã, tình cảm tâm đầu ý hợp, nay kết tình phu thê thì vô cùng hợp lý. Tháng 3 năm thứ 17 Đại Thống tức năm 551, Nguyên Bảo Cự qua đời, Nguyên Khâm tức vị, Vũ Văn Anh được sắc phong là hoàng hậu.

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Nguyên Khâm không chỉ sủng ái mình nàng Vân Anh mà còn không thực hiện chế độ tần ngự, tức hậu cung chỉ có duy nhất hoàng hậu. Điều này có thể là do tình cảm của hai người quá tốt nhưng cũng có khả năng phần lớn là do ông ta sợ uy của nhạc phụ.

Đây chính là vị hoàng đế thực hiện chế độ một vợ một chồng duy nhất trong lịch sử cổ đại Trung Quốc. Nguyên Khâm vốn là người thông minh, tài năng nên không chỉ là người chồng biết quan tâm, yêu thương hoàng hậu của mình mà cũng rất biết chăm lo việc nước. Nhưng cũng như cha mình, mọi việc trong triều đều phải chịu sự sắp đặt của nhạc phụ. Chính vì thế bản thân từng muốn mưu sát Vũ Văn Thái để thoát khỏi tình cảnh này. Ảnh minh họa Nguyên Khâm và Vũ Văn Vân Anh.

Tháng Giêng năm thứ ba Nguyên Khâm tức năm 554, ông đã đem kế hoạch mưu sát Vũ Văn Thái bàn với hai tâm phúc trong tông thất của mình là Lâm Hoài Vương Nguyên Dục và Quảng Bình Vương Nguyên với hi vọng sẽ được sự ủng hộ và giúp đỡ, nhưng không thành. Kết quả Nguyên Khâm chưa kịp động thủ đã bị nhạc phụ phát giác.

Vũ Văn Thái cho rằng Nguyên Khâm là người cứng đầu, khó bảo nên tháng 2 năm đó đã phế bỏ Nguyên Khâm. Sau hai tháng Nguyên Khâm được ban rượu độc mà chết hưởng dương 30 tuổi, thụy hiệu là Phế Đế. Sau khi Nguyên Khâm mất hoàng hậu Vũ Văn Vân Anh đau buồn quá không thiết sống, không lâu sau thì cũng theo chồng.

2. Mộ Dung Hy

Vua Mộ Dung Hy là con trai út của Yên Thành Võ đế Mộ Dung Thùy, em trai của Huệ Mẫn Đế Mộ Dung Bảo, là vị vua cuối cùng của nước Hậu Yên, một trong những quốc gia mạnh nhất Trung Nguyên thời thập lục quốc (16 nước). Ban đầu, ông được phong làm Hà Gian Vương sau khi Mộ Dung Thịnh lên ngôi đã phong ông làm Hà Gian Công. Mộ Dung Thịnh bị giết, mẹ ông là Đinh thái hậu đã gạt bỏ mọi lời khuyên của quần thần để bí mật đón Mộ Dung Hy vào cung và đưa lên ngôi vua.

Năm 402, sau khi Mộ Dung Hy lên ngôi được 1 năm thì 2 cô con gái của Phù Duẫn là Phù Tung Nga cùng Phù Huấn Anh được đưa vào cung. Phù Duẫn vốn thuộc hoàng tộc Tiền Tần. Chính vì vậy mà 2 cô con gái của ông đều nổi tiếng vì nhan sắc xinh đẹp và thông minh hơn người.

Lúc ấy Mộ Dung Hy đã tỏ ý thiên vị Phù Huấn Anh khi phong cô chị Phù Tung Nga làm Quý nhân, còn em gái lại làm Quý tần. Chỉ thời gian ngắn sau đó, Mộ Dung Hy lại quyết định phong Phù Huấn Anh làm Phù Hoàng hậu và cưng chiều bà hết mực. Không chỉ sủng ái Phù Huấn Anh, ông còn cho xây dựng Thừa Hoa điện dành riêng cho bà. Bất cứ chuyện lớn nhỏ gì trong triều Mộ Dung Hy đều hỏi qua ý kiến của Phù Hoàng hậu rồi mới quyết định.

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Phù Hoàng hậu thích đi du lịch, Mộ Dung Hy bỏ hết việc triều chính để đưa bà đi khắp mọi nơi, không kể là vùng núi non hiểm trở hay cao nguyên khắc nghiệt. Vì vậy mà người dân khốn khổ không thôi. Có đến hơn 5000 binh lính vì bảo vệ Mộ Dung Hy và Phù Hoàng hậu đi thăm cảnh đẹp mà bị chó sói cắn chết hoặc chết rét giữa đường.

Phù Hoàng hậu thích ăn ngon lại rất kén chọn, Mộ Dung Hy chẳng ngại ngần mà ra lệnh cho quan ở các nơi vận chuyển sơn hào hải vị đến kinh thành cho mình. Chẳng những thế Phù Hoàng hậu còn có một sở thích khác là ăn thức ăn trái mùa, mùa đông thích ăn món chỉ có ở mùa hè còn mùa hè thì thích ăn những nguyên liệu chỉ có vào mùa đông. Ở thời cổ đại, việc trồng trọt săn bắt đều phụ thuộc vào thời tiết, ăn còn không đủ nói gì đến thức ăn trái mùa. Ấy thế mà Mộ Dung Hy vẫn ra lệnh cho bá quan văn võ tìm bằng được, tìm không thấy sẽ chém đầu trừng phạt.

Mộ Dung Hy si mê Phù Hoàng hậu đến mức không nỡ rời bà nửa bước, đi hành quân đánh giặc cũng phải mang theo cùng. Ông muốn đánh Khiết Đan nhưng quân Khiết Đan lại quá mạnh nên đành lui quân. Không ngờ Phù hoàng hậu không ưng ý vì chưa từng được tận mắt xem đánh trận. Cuối cùng ông chọn gây chiến với Cao Câu Li để rồi thua trận, người chết vô số.

Hoàng đế si tình nhất lịch sử Trung Hoa: Hoàng hậu qua đời vẫn chui vào quan tài nằm chung suốt nhiều ngày trời – Ảnh 3.
Mộ Dung Hy si mê Phù Hoàng hậu đến mức không nỡ rời bà nửa bước. (Ảnh minh họa: Internet)

Được sủng ái, chiều chuộng là thế nhưng Phù Hoàng hậu lại bạc mệnh chết sớm. Ngày bà mất, Mộ Dung Hy đau khổ, khóc lóc vật vã suốt nhiều ngày đêm đến mức ngất xỉu. Khi chuẩn bị đậy quan tài, ông lại ôm quan tài Phù Hoàng hậu khóc lớn vì không muốn chia lìa. Bất chấp xác Phù hoàng hậu đã thối rữa, Mộ Dung Hy vẫn cho người nạy nắp quan tài để ngắm vợ lần cuối. Thậm chí ông còn vào nằm trong quan tài để “mây mưa” với xác của Phù Hoàng hậu suốt nhiều ngày mới cho đem đến linh đường để làm lễ.

Mộ Dung Hy sau đó còn ra lệnh bắt các quan lớn đến linh đường để khóc tang và cho người bí mật giám sát. Ai giả khóc hay khóc không có lệ sẽ bị xử nặng. Để đối phó, các quan lại phải lén bôi nước cay lên mặt để kích thích mắt rơi lệ. Lo lắng Phù Hoàng hậu cô đơn, Mộ Dung Hy lại ép vợ của Cao Dương Vương là Trương Vương phi tự vẫn để theo hầu vợ mình. Rồi lại dùng sạch tiền trong quốc khố để xây cất lăng mộ thật lớn cho Phù Hoàng hậu.

Ngày đưa tang, Mộ Dung Hy đầu tóc bù xù, đi bộ bằng chân không suốt 20 dặm (gần 10km) để tiễn đưa Phù Hoàng hậu. Vì xe tang lớn không để qua cổng thành, ông lại cho người phá vỡ cổng bất chấp mọi lời khuyên can của bá quan văn võ trong triều.

Hậu quả là thừa dịp Mộ Dung Hy đau khổ vì tình và bỏ bê triều chính, đại tướng Cao Vân, Phùng Bạt đã lên kế hoạch tạo phản. Khi Mộ Dung Hy theo xe tang của Phù Hoàng hậu rời kinh thành, họ đã cho quân tấn công hoàng cung, kiểm soát kinh thành, bắt giam Mộ Dung Hy rồi xử tử hình. Cái chết của Mộ Dung Hy là dấu chấm hết cho nhà Hậu Yên.

Cũng vì sự si tình của vị vua cuối cùng này, người ta đã quyết định chôn Mộ Dung Hy cùng với Phù Hoàng hậu để hoàn thành tâm nguyện cuối cùng của ông.

3. Đường Minh Hoàng

Đường Minh Hoàng là vị vua nổi tiếng trong lịch sử Trung Quốc. Cuộc đời ông say đắm hai người phụ nữ là Võ Huệ Phi và Dương quý phi. Sau khi Võ Huệ Phi mất thì Dương quý phi Dương Ngọc Hoàn xuất hiện với thân phận là con dâu của ông.

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Đường Minh Hoàng quá say mê nàng nên đã sắp sếp đủ mưu kế để tách nàng khỏi chồng nàng, đưa nàng đi tu rồi cho vào cung để dậy âm nhạc cho cung phi, sau đó mau chóng được phong chức quý phi. Đường Minh Hoàng xây cung điện riêng cho nàng rất tráng lệ, thường cùng nàng hẹn ước và nguyện sống bên nhau đời đời kiếp kiếp. Những cung phi trong tam cung lục viện đều được Đường Minh Hoàng cho xuất cung còn Dương quý phi giữ vị trí độc sủng. Sau khi Dương quý phi bị quan lại nhà Đường bức tử trong đình Mã Ngôi, Đường Minh Hoàng vẫn luôn nhớ tới nàng cho đến khi ông qua đời trong cô độc.

Mối tình của Đường Minh Hoàng và Dương quý phi và chủ đề chính cho nhiều tác phẩm Trung Quốc và Việt Nam, trong đó có bài thơ “Trường Hận ca” của Bạch Cư Dị:

“Trên trời nguyện làm chim kết cánh

Dưới đất nguyện làm cây liền cành

Trời đất vô cùng có lúc hết

Hận tình dằng dặc khó nguôi quên”

4. Minh Thái Tổ

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương là vị vua khai quốc của vương triều nhà Minh. Ông nổi tiếng là vị vua có tính tình cương liệt, quyết đoán và được hậu thế xem là một trong những vị vua vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Quốc nhờ những công lao ông để lại cho hậu thế. Vị vua này còn nổi tiếng nhờ tấm lòng son sắt, chung thủy với người vợ tào khang của mình; khi bà còn sống ông hết lòng trân quý, khi bà ra đi ông không để bất cứ một ai thay thế vị trí của bà nữa.

Người đàn bà mà cả đời Minh Thái Tổ yêu thương chính là Mã Hoàng hậu. Tên thật của bà chưa bao giờ được hậu thế xác nhận mà trong dân gian hay gọi bà với cái tên Đại Cước Hoàng hậu. Mã Hoàng hậu được gả cho Minh Thái Tổ khi ngài lúc đó mới chỉ là một thanh niên hàn vi. Thế rồi trong suốt quá trình ông gây dựng nghiệp lớn, lập nên nhà Minh, lúc nào cũng thấy bóng dáng bà ở hậu phương một lòng hỗ trợ trượng phu.

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Sinh thời, Hoàng hậu là một người hết mực giản dị. Thậm chí khi đã ở ngôi Hoàng hậu cao quý, bà không hề xa hoa hưởng lạc mà luôn sống giản dị để nêu gương cho hậu cung. Bà cũng là một người đức độ, sáng suốt; đối với những hành động không phù hợp của Hoàng đế thì luôn lên tiếng khuyên nhủ, can gián. Vì thế, giữa hai người không chỉ có tình phu thê mà còn là sự tôn trọng lẫn nhau.

Đối với hậu phi, Mã Hoàng hậu không hề tỏ ra cay nghiệt, chèn ép mà ngược lại rất chăm lo, quan tâm. Bà nổi tiếng với quy tắc “Khoan với người, nghiêm với mình”, tức là khoan dung, độ lượng với người khác còn với bản thân thì luôn luôn nghiêm khắc. Vì thế mà trong suốt cuộc đời, bà đã duy trì thành công một hậu cung trật tự, ấm êm, ngăn cản việc hậu cung, ngoại thích can dự vào triều chính.

Không những thế, bà còn rất chú tâm dạy bảo, chăm sóc các hoàng tử và công chúa, khuyên nhủ các con sống giản dị và chăm chỉ đọc sách.

Tiếc thay, Mã Hoàng hậu bệnh nặng rồi nhanh chóng ra đi vào năm 51 tuổi. Sử sách ghi chép lại rằng, Minh Thái Tổ đã vô cùng đau đớn, bi ai. Từ đó trở đi, ông không hề lập thêm một vị hoàng hậu nào khác, một lòng tưởng niệm Mã Hoàng hậu cho đến cuối đời.

5. Minh Hiếu Tông

Minh Hiếu Tông là vị vua thứ 10 của triều đại nhà Minh, ông được xem là một trong những vị Hoàng đế đáng khen của triều Minh khi đã cải cách đất nước thành công và xử lý tình trạng hoạn quan chuyên quyền của các đời vua trước. Ông nổi tiếng là một vị vua hiếu thuận với cha mẹ, còn là một trượng phu hết mực chung tình với thê tử.

Điều đặc biệt của vị vua này là trong suốt một đời, ông chỉ có duy nhất một người vợ – Hiếu Thành Kính Hoàng hậu Trương thị. Bà trở thành thê tử của ông vào năm 1487, trong đợt tuyển phi cho Hiếu Tông lúc đó vẫn còn là Hoàng thái tử. Từ đó cho đến ngày lên ngôi, Hiếu Tông không hề nạp thêm phi thiếp nào nữa.

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Hai người sống với nhau hòa thuận, đối đãi chân tình không khác gì những cặp phu thê khác trong dân gian. Trong triều không phải không xuất hiện quan lại dâng tấu chương cầu khẩn nhà vua nạp phi, khai chi tán diệp cho hoàng thất; thế nhưng nhà vua đều thẳng thắn khước từ và chỉ chung thủy với mình Trương Hoàng hậu.

Đế – Hậu sống với nhau cuộc đời hạnh phúc như vậy mãi cho đến khi nhà vua qua đời và con trai của hai người lên nối ngôi, trở thành Minh Vũ Tông. Trương Hoàng hậu, có lẽ vì quá đau buồn nên cũng nhanh chóng ra đi sau đó vài năm. Sự son sắt, thủy chung của Minh Hiếu Tông với thê tử được dân gian hết lời ca ngợi và là nguồn cảm hứng cho biết bao thế hệ sau này.

6. Minh Anh Tông

Hiếm có vị vua nào mà ở ngôi vua, sau đó trở thành Thái Thượng Hoàng mà rồi lại quay về vị trí Hoàng đế. Vua Minh Anh Tông của triều Minh chính là vị vua có số phận đặc biệt như vậy; và chính vì thế mà Hoàng hậu của ông, Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu cũng là vị hoàng hậu đa truân bậc nhất lịch sử.

Hiếu Trang Duệ Hoàng hậu mang họ Tiền, nhập cung sau kỳ tuyển tú cho tân Hoàng đế và nhanh chóng được phong làm Hoàng hậu. Bà làm hoàng hậu cho đến khi sự kiện Thổ Mộc bảo xảy ra, Hoàng đế Minh Anh Tông bị quân Mông Cổ bắt đi. Trượng phu không rõ tung tích, triều đình tôn tân đế lên ngôi, Tiền Hoàng hậu rơi vào tình cảnh vô cùng khó khăn.

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Một bề lo lắng cho an nguy của chồng, một bề vất vả tìm đường sống khiến sức khỏe của bà nhanh chóng giảm sút, dẫn tới bệnh mù loà và liệt một chân. Sau này, khi Minh Anh Tông trở về và được tôn thành Thái Thượng Hoàng, bà lại dọn đến ở cùng chồng ở Nam Cung, tiếp tục trải qua thêm 8 năm gian khó.

Phải cho đến khi Minh Anh Tông lấy lại ngôi vị, trở thành Hoàng đế một lần nữa thì Tiền Hoàng hậu mới khôi phục lại cuộc sống yên ổn. Dù lúc này đã bị mù và bị liệt nhưng bà vẫn được giữ nguyên ngôi vị Hoàng hậu và nhà vua đối xử với bà đầy yêu thương, trân trọng.

Thế nhưng, niềm vui chẳng được bao lâu. Năm Thiên Thuận thứ 8, Minh Anh Tông qua đời. Tiền Hoàng hậu do quá đau buồn và nhớ thương ông, cũng ra đi vào năm Thành Hóa thứ 14.

7. Hoàng Thái Cực

Hoàng Thái Cực (Thanh Thái Tông) là vị vua sáng lập triều đại Đại Thanh ở Trung Quốc. Ông là một vị vua uy võ nhưng lại đưa ra nhiều chính sách hòa bình để hòa giải mâu thuẫn giữa người Mãn và người Hán, nhờ thế mà nền móng của triều Thanh được vững bền ở Trung Nguyên. Nhưng ông đồng thời cũng là một vị vua rất si tình.

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Lịch sử và thơ ca đều ghi dấu mối tình của ông và cô gái có tên Hải Lan Châu. Hải Lan Châu cũng còn là cháu gái của Hiếu Đoan Văn hoàng hậu Triết Triết và là chị gái của Hiếu Trang Văn Hoàng Hậu, vợ cả của Hoàng Thái Cực. Do tài sắc của mình, nên cô mau chóng được phong là Thần Phi. Mặc dù vào cung muộn nhất, nhưng Hải Lan Châu lại có địa vị cao nhất trong tứ phi và đứng thứ 2 trong hậu cung, chỉ sau hoàng hậu.

Hải Lan Châu lâm bệnh mất sớm, Hoàng Thái Cực chấp nhận mang tiếng hôn quân, sẵn sàng bỏ lại chiến trường Ninh Viễn nóng bỏng cùng trăm ngàn binh mã để về nhìn Hải Lan Châu lần cuối, nhưng ông không về kịp. Về đến nơi thấy Hải Lan Châu đã trút hơi thở cuối cùng, ông hôn mê tại chỗ, các thái y dốc hết công sức cấp cứu suốt hai ngày mới cứu tỉnh.

8. Thuận Trị

ẩm thực, trung quốc, 8 hoàng đế si tình bậc nhất trong sử sách trung hoa

Thuận Trị là vị vua kế vị Hoàng Thái Cực. Chuyện si tình của ông là minh chứng rõ ràng cho tình trạng “Con hơn cha”. Nếu Hoàng Thái Cực chỉ vì muốn nhìn mặt quý phi của mình trước khi qua đời thì Thuận Trị còn liêu xiêu một đời vì Đổng Ngạc Phi. Đổng Ngạc Phi được Thuận Trị hết mực yêu quý và sủng ái. Đổng Ngạc Phi mất sớm, Thuận Trị ngừng thiết triều trong 5 ngày để để tang cho bà, cả ngày lẫn đêm phải có người trông chừng ông, để phòng ông quá đau buồn mà tự sát. Không lâu sau khi Đổng Ngạc Hoàng quý phi lâm bệnh rồi mất, Thuận Trị Đế cũng quá đau buồn mà băng hà.

Đăng bởi: Ngọc Điều Phạm

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก