Ẩm Thực Trung Quốc

Ba vị thần của Tam Hoàng Ngũ Đế trong sử sách Trung Hoa

Tam Hoàng Ngũ Đế là thời kỳ lịch sử đầu tiên của Trung Quốc, và là các vị vua huyền thoại của Trung Quốc trong thời kỳ từ năm 2852 TCN tới 2205 TCN, thời kỳ ngay trước thời nhà Hạ.

“Tam Hoàng” là ba vị vua đầu tiên của nước này. “Ngũ Đế” là năm vị vua nối tiếp theo Tam Hoàng, có công khai hóa dân tộc Trung Hoa, đưa dân tộc này thoát khỏi tình trạng sơ khai. Trong thời kỳ này, người Trung Quốc đã biết chế ra lửa để nấu chín thức ăn, biết cất nhà, làm quần áo, trồng ngũ cốc, chài lưới, thực hiện lễ nghi, và bắt đầu tạo ra chữ viết. Theo truyền thuyết, ba vị vua này được cho là thần tiên hoặc bán thần, những người đã sử dụng các phép màu để giúp dân. Do phẩm chất cao quý nên họ sống lâu và thời kỳ cai trị của họ hòa bình thịnh vượng.

Đó là thời kỳ sơ khai tối cổ của Trung Quốc. Văn minh chưa có hay mới bắt đầu có nhưng rất thô sơ và dân chúng rất thưa thớt, sống từng nhóm nhỏ theo lối du mục, không có dấu tích gì còn sót lại. Điều này khiến việc nghiên cứu để biết rõ các triều đại tối cổ này khá khó khăn.

Những từ ngữ như Tam Hoàng, Ngũ Đế, và hiệu của các vị vua, do người đời sau đặt ra để hệ thống hóa các tư liệu về cổ sử. Còn Đế hiệu thì lấy tên đất mà đặt ra, gọi là Địa hiệu, hoặc lấy công đức đối với dân mà đặt ra, gọi là Đức hiệu.

Đối với “Tam Hoàng”, các học giả Trung Hoa không nhất trí với nhau về Tam Hoàng cụ thể là:

* Theo Sử ký Tư Mã Thiên, ba vị vua là: Thiên Hoàng (trị vì 18.000 năm), Địa Hoàng (trị vì 11.000 năm), Nhân Hoàng (còn gọi là Thái Hoàng) (trị vì 45.600 năm).

* Theo Vận Đẩu Xu và Nguyên Mệnh Bao cho rằng ba vị là: Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông.

Trong bài viết này, Viet Viet Tourism chỉ xin giới thiệu về 3 vị thần “Tam Hoàng” là Phục Hy, Nữ Oa, Thần Nông.

1. Nữ Oa nương nương – Nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất

Nữ Oa hay còn được gọi là Nữ Oa nương nương, bà là nữ thần thượng cổ vĩ đại nhất của Trung Quốc, bà đứng đầu trong “Tam Hoàng Ngũ Đế”. Bà được coi là vị thần thủy tổ của loài người, đã sáng tạo ra thế giới, vạn vật, kỳ tích nổi tiếng nhất của bà là Luyện thạch bổ thiên (luyện đá vá trời), nặn đất tạo ra loài người, Sát Hắc long tế Kí châu (giết Hắc long giúp Kí châu);… và quan trọng nhất là lập nên hôn nhân, là Nữ thần bảo trợ cho gia đình.

– Xuất thân

Khi Côn Lôn hình thành thì Nữ Oa và Phục Hy cũng được sinh ra. Họ đã dâng đồ tế để xin đấng tạo hóa cho phép họ là hai anh em được lấy nhau thành chồng vợ. Sự phối hợp này được chấp nhận khi khói đốt từ lễ vật vẫn giữ nguyên dạng quện vào nhau.

Truyền thuyết ghi chép cho rằng Nữ Oa là vị thần sáng thế, bà vừa là em vừa là vợ của Phục Hy, đứng đầu Tam Hoàng Ngũ Đế. Chữ Oa (娲) trong từ Nữ Oa tại Thời cổ đại là ý chỉ về một vị nữ thần. Nữ Oa còn là vị thần chính trong Vu Thần giáo.

ẩm thực, trung quốc, ba vị thần của tam hoàng ngũ đế trong sử sách trung hoa

– Luyện đá vá trời

Theo căn cứ lịch sử Tam Hoàng Bổn Ký ghi chép trong Sử ký do Tư Mã Thiên soạn, câu chuyện về Nữ Oa vá trời như sau:

Ở trên thiên cung, thủy thần Cộng Công làm phản đem quân thiên ma đánh thiên giới. Hỏa thần Chúc Dung bèn đem quân ra đánh, cuối cùng đã dẹp được loạn tặc.

Cộng Công đã bị Chúc Dung đánh bại, Cộng Công đụng vào vách Bất Chu Sơn ở phía tây. Núi này vốn là một cây trụ chống trời, đã bị Cộng Công húc làm gãy. Trụ trời bị gãy sụp, nước của thiên hà rơi xuống trần gian.

Nhìn thấy cảnh nước sôi lửa bỏng, Nữ Oa thương tâm không nỡ nhìn nhân dân lâm vào cảnh cực khổ, bà bèn quyết tâm vá lại bầu trời. Nữ Oa đã bay lên khắp nơi thiên, tìm đá ngũ sắc để vá trời. Sau khi đã tìm đủ viên đá ngũ sắc, bà đã lấy đá ngũ sắc vá lại bầu trời. Từ lúc đó nước trên thiên cung không còn chảy xuống trần gian gây họa dân chúng.

– Đắp đất tạo người

Theo truyền thuyết, Nữ Oa có hình dáng đầu người và thân con rắn, một ngày nọ, bà tưởng nhớ Bàn Cổ khai thiên tích địa. tạo ra những ngọn núi và hồ nước, động vật, thay đổi sự tỉnh lặng của thế giới. Tuy nhiên, Nữ Oa luôn luôn cảm thấy rằng thế giới này vẫn còn thiếu một cái gì đó, nhưng không thể nhớ những gì. Trong khi Nữ Oa suy niệm, nhìn xuống dưới nước Hoàng Hà, lúc đó, nước trong xanh, mặt nước tựa như gương, in bóng hình của bà. Khi đó đã ngộ ra thế giới thiếu một “người” như bà. Nữ Oa đã tham chiếu tướng mạo bản thân sử dụng bùn của Hoàng Hà tạo ra một thân hình con người sau đó sử dụng pháp thuật để cho bùn đất sét đó có sự sống thành con người thật thụ.

Nhưng Nữ Oa không thể cứ mãi mãi nặn hình con người như thế này, cần phải ban cho họ khả năng sinh sản để họ tự phát triển giống nòi. Thế là Nữ Oa tạo những tượng đất sét cho thân thể khỏe, thổi dương khí vào những tượng đó, những bức tượng đó trở thành đàn ông, thổi âm khí vào những bức tượng trông yếu mềm hơn, thành đàn bà. Nữ Oa còn ban cho hai giới tính đó bộ sinh thực khí để sinh sản. Nữ Oa còn nghĩ cách để con người phân bố nhiều rải khắp nơi trên thế giới, liền dây ngoáy bùn dưới sông, cho bắn tung tóe lên khắp nơi trên mặt đất, tạo thành những lớp người phân bố khắp nơi.

ẩm thực, trung quốc, ba vị thần của tam hoàng ngũ đế trong sử sách trung hoa

– Thần hôn nhân

Nữ Oa truyền thuyết đã tạo ra nam và nữ, và vì thế bà trở thành vị nữ thần cho họ kết đôi với cuộc hôn nhân. Bà trở thành hình tượng quan trọng trong việc thiết lập chế độ hôn nhân, căn bản của xã hội loài người. Phục Hy và Nữ Oa kết duyên với là cùng họ, nay Nữ Oa tạo ra con người bắt họ phải khác họ mới được lấy nhau; vì thế quy định khác họ mới kết hôn bắt đầu từ đây.

Do là hình tượng thần thoại tạo ra hôn nhân, vào thời Nhà Hán về sau, Nữ Oa và Phục Hy thường được tạo hình quyện vào nhau theo truyền thuyết về sự kết duyên của họ. Ngoài ra, Nữ Oa được tạo hình đang cầm Viên Quy, còn Phục Hy cầm Củ Xích tượng trưng cho hôn nhân quy củ.

– Nhạc cụ

Muốn giúp dân chúng được vui, quên đi nỗi khiếp sợ đối với tai họa, Nữ Oa dùng tre trúc làm một loại nhạc cụ gọi là Sanh hoàng để thổi nhạc, món đồ này ngày nay gọi là Hồ lo ti. Ngoài ra, bà còn chế tạo cho dân nhiều loại nhạc cụ khác như Hoàng phiến.

– Diệt Ngưu vương

Bên cạnh đó, còn có một số truyền thuyết khác như Nữ Oa đã khống chế được Ngưu vương. Con quái vật này thường đe dọa hãm hại con người bằng hai cái sừng và hai tai khổng lồ. Nữ Oa khống chế bằng cách sỏ một sợi giây phép vào mũi Ngưu vương. Ngoài ra, Nữ Oa đã xây một lâu đài tráng lệ, là khuôn mẫu cho các cung điện có thành quách bao quanh của Trung Hoa sau này. Những vật liệu xây cất lâu đài của Nữ Oa được các Sơn thần hoàn tất chỉ trong một đêm.

– Cái chết

Theo ghi chép của Sơn hải kinh, Nữ Oa tại nhục thân sau khi đã chết, ruột của bà đã tạo ra 10 vị thần. Có người cho rằng sau khi nhục thân Nữ Oa đã chết, tộc dân của Nữ Oa đã ăn thịt của bà, vì họ cho rằng khi ăn thịt của tổ tiên họ để tôn trọng và có cảm giác an toàn. Theo truyền thuyết Nữ Oa sau khi chết đã được an táng tại trung nguyên tỉnh Hà Nam huyện Tây Hòa, vì vậy huyện Tây Hòa còn được gọi là Oa Thành.

2. Phục Hy – một trong các vị thần Trung Quốc sáng lập ra nền văn minh Trung Hoa

Vị thần Phục Hy hay còn gọi là Phục Hy thị, là một trong ba vị “Tam Hoàng Ngũ Đế” cùng với Thần Nông Viêm đế và Nữ Oa nương nương. Ông là người nổi tiếng và sáng lập ra văn minh của Trung Hoa, bởi ông là người phát minh ra chữ viết, đánh bắt cá và bẫy thú. Việc phát minh ra chữ viết cho nhân loại loài người của ông được đánh giá là một trong những phát minh vĩ đại của những vị thần thời cổ.

ẩm thực, trung quốc, ba vị thần của tam hoàng ngũ đế trong sử sách trung hoa

Theo sử sách ghi chép thì ông có hình dạng đầu người, mình rồng hoặc đầu người mình rắn, ông sinh ra tại Thành Kỷ, kết hôn cùng Nữ Oa cùng nhau tạo ra loài người và bảo vệ nhân dân khỏi ách lầm than.

Ông được cho là người phát minh ra cấu trúc Bát quái, sắp đặt ngũ hành, thâu tóm sự thống trị của thiên hạ. Tới ngày nay Bát quái của ông đã có những sự hóa giải khác nhau, nhưng nó vẫn được áp dụng cho tới tận bây giờ.

3. Viêm đế – Ông tổ ngành nông nghiệp

Viêm đế hay còn được gọi là Thần Nông, là một trong ba vị thần Tam Hoàng Ngũ đế, đặc biệt là ông có hình thù là con người trọn vẹn. Theo như sử sách Trung Quốc có ghi chép, ông chính là ông tổ nông nghiệp, người đã dạy con người trồng trọt, làm ruộng, trồng các cây thuốc trị bệnh nên ông còn được gọi là Dược Vương hay Ngũ Cốc Vương,… Ngoài ra, ông còn dạy con người cách chế tạo đồ dùng bằng gỗ, chế tạo vàng.

ẩm thực, trung quốc, ba vị thần của tam hoàng ngũ đế trong sử sách trung hoa

Trong văn học, Thần Nông Viêm đế là vị thần đã giúp con người hết cảnh đói ăn, mông muội, chữa được bệnh tật, phát minh ra cày gỗ, hướng dẫn giúp người dân làm nông nghiệp.

Trong văn hóa dân gian, ông là người tim ra và đánh giá tính năng của rất nhiều các loại cây cỏ khác nhau, ông viết một cuốn sách bao gồm 365 vị thuốc từ khoáng vật, cây cối và động vật. Chính vì vậy nền y học Trung Quốc phát triển cũng là nhờ ông, ông cũng được coi như là ông tổ ngành y học Trung Quốc, đặc biệt ông là người phát minh ra kỹ thuật châm cứu hiện nay.

Đăng bởi: Hảo Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก