Tâm Sự

Hãy học cách quan sát cơn đau, nó có lí do mà đến bên mình

chăm sóc sức khỏe, lối sống, tâm lý học, hãy học cách quan sát cơn đau, nó có lí do mà đến bên mình

Không phải dễ dàng để quan sát chính mình, xem mình giận ra sao, điên thế nào, xấu xí thế nào, rồi chỉnh sửa nó. Nhưng hãy học cách quan sát cơn đau, nó có lí do mà đến bên mình.

chăm sóc sức khỏe, lối sống, tâm lý học, hãy học cách quan sát cơn đau, nó có lí do mà đến bên mình

Cơn đau đầu tiên

Hồi 20 tuổi, bị phản bội lần đầu tiên

Cũng là lần đầu tiên mình phát hiện mình có tâm lý bất ổn, khi định thần lại thì cây kéo đã cắm sâu vào tay, máu phun ra ướt áo người đối diện. Rất nhanh, không ai kịp trở tay.

Sau này nghĩ lại, mình nhớ lúc đó mình muốn xiên đứa kia kìa, nhưng tình yêu đã ngăn mình lại, yêu và hận, rồi mình quay mũi kéo vô tay mình.

Bạn đó khóc, mình thì cười, bảo nín đi, có gì mà khóc, sau đó mình lả đi vì mất máu quá nhiều.

May 6 mũi!

Sau lần đó, mình ngồi nhịn thở nhớ lại từng cảm xúc, cảm giác cơ thể nhẹ hẫng khi dòng máu phun ra, đó là cảm giác dễ chịu, cơn giận như 1 cái bong bóng xì hơi, ko còn ong ong ở não nữa.

Nhớ đến đâu thì nước mắt chảy đến đó, mình ngu quá!

chăm sóc sức khỏe, lối sống, tâm lý học, hãy học cách quan sát cơn đau, nó có lí do mà đến bên mình

Mình ngồi nơi góc phòng đó nhìn lại hiện trường, nhìn thấy mình dở khóc dở cười ngày hôm nọ, quan sát mình từ trong tiềm thức.

Mình phải làm sao, làm sao để kiểm soát nó đây, bây giờ mình biết có 1 con người khác tồn tại trong mình, mà chưa ai dạy mình điều đó.

Hãy quan sát chính mình

Không phải dễ dàng để quán sát chính mình, xem mình giận ra sao, điên thế nào, xấu xí thế nào, rồi chỉnh sửa nó.

Quá trình tự tìm hiểu bản thân là một quá trình khó nhọc, đổi lại thêm vài ba lần self harm, 3 năm hút thuốc, và 2 năm dùng chất kích thích, vì đôi khi mình cũng thua chính mình, mình đâu phải chuyên gia ơ kìa.

Mình mất 17 năm, hiện tại được gọi là khá master trong việc nhìn trước những phản ứng của mình trong tương lai, để điều chỉnh những hành vi hiện tại.

chăm sóc sức khỏe, lối sống, tâm lý học, hãy học cách quan sát cơn đau, nó có lí do mà đến bên mình

Mình biết điều gì làm mình khó chịu, điều gì làm mình không thể tha thứ, điều gì làm mình cảm thấy yêu thương.

Mình làm một bộ hướng dẫn sử dụng rồi dặn chồng mình. Đó là người hiểu rõ mình nhất cho đến bây giờ, dù ảnh chỉ hiểu mình 50%, nhưng là rất giỏi rồi. Ba mẹ mình còn không hiểu mình như ảnh.

Tìm hiểu và nhìn lại những nguyên nhân, đối diện với hậu quả không trốn tránh, là cách mình hay làm mỗi khi bị đời làm cho đo ván.

Đâu có dễ, có khi ngồi nghĩ lại mà tay phải cầm điếu thuốc cho đỡ run, vì có những lúc nghĩ đến mình sẽ bị panic attack ko thở được, tay run lên bần bật.

Mỗi người sẽ có 1 vấn đề khác nhau, chạm vào giới hạn cuối cùng đó, có người sẽ hoá điên, có người chịu đựng giỏi thì chai lì đi, rồi giam mình lại trong cái kén bé nhỏ của riêng mình.

Có người lại chọn cách làm tổn thương người khác. Thế cho nên mọi so sánh là khập khiễng, giữa những cơn đau với nhau.

Hãy học cách quan sát cơn đau, nó có lí do mà đến bên mình!

Đăng bởi: Quỳnh Hương

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก