Tâm Sự

4 mặt tích cực sau trầm cảm!

Nhiều chuyên gia cho rằng trầm cảm – ngoài mặt tiêu cực mà chúng ta vẫn thường nhìn nhận, vẫn cho ta kha khá các điểm tích cực.

bệnh trầm cảm, chăm sóc sức khỏe, tâm lý học, 4 mặt tích cực sau trầm cảm!

Bạn đã từng trải qua trầm cảm?

Nếu có thì chắc hẳn bạn không còn lạ gì với cuộc sống tinh thần khổ sở mà nó đem lại. Cảm xúc lúc thì ở tận cùng của nỗi buồn, lúc thì nó lại về với trạng thái thờ ơ, lãnh đạm. Rồi hàng đêm ta luôn bị dày vò bởi con quái vật vô hình đó, bởi những dòng suy nghĩ tiêu cực mà nó đem lại. Và những gì mà nó để lại cho ta là một trái tim khô héo, sự vô vọng, vô cảm với những gì mình từng yêu thích, thậm chí là ý nghĩ muốn tự làm đau bản thân…

Nhưng những gì căn bệnh này mang lại cho ta thực sự chỉ có thế?

Nhiều chuyên gia cho rằng bệnh trầm cảm – ngoài mặt tiêu cực mà chúng ta vẫn thường nhìn nhận, vẫn cho ta kha khá các điểm lợi sau đây:

Bạn giỏi đồng cảm và sẻ chia

Khi trầm cảm, người ta biết rằng nó đau hơn gấp mấy lần nỗi buồn đơn thuần, người ta biết rằng mình khác với những người xung quanh, và người ta biết rằng hai chữ “trầm cảm” đó khó nói ra đến nhường nào.

Chính vì thế người từng trải qua trầm cảm thường nhìn nỗi đau của người khác bằng con mắt cảm thông và dịu dàng hơn. Họ có thể dễ dàng thấu hiểu cảm xúc của người khác, vì họ cũng phải học cách thấu hiểu cảm xúc của bản thân trong cuộc chiến với chính mình.

Bạn học cách đối mặt với khó khăn tốt hơn

Khi giải một bài toán khó, ta phải tìm ra nguồn gốc của vấn đề (nó là dạng gì, còn thiếu dữ kiện nào, có “cái bẫy” nào đang chờ ta không?) , rồi tìm hướng đi phù hợp.

Việc đối mặt với trầm cảm cũng tương tự, ta phải hiểu rõ cảm xúc của bản thân, rồi chật vật tìm cách thoát khỏi mê cung của những dòng suy nghĩ tiêu cực..

Không chỉ riêng trầm cảm, trong cuộc sống đôi khi ta cũng gặp nhiều vấn đề nhức nhối từ các mối quan hệ, từ áp lực công việc. Bản thân ta cũng chỉ là một hạt cát tí ti giữa sa mạc rộng lớn, khó có thể thay đổi cục diện, chính vì thế, ta không còn cách nào ngoài việc thay đổi chính mình. Đây là một kỹ năng cực kỳ lợi thế, bởi khi trải qua những áp lực trên, có lẽ chướng ngại vật lớn nhất chính là những cảm xúc tiêu cực mà bản thân ta tự tạo ra.

Bạn trân trọng cuộc sống hiện tại hơn

Người mắc trầm cảm luôn có một cảm giác lạc lõng giữa thế giới này, nơi mà ai cũng nói chuyện, suy nghĩ, hay cử chỉ một cách “bình thường”. Còn họ luôn phải tự chật vật với chính mình.

Tám chuyện tầm phào với bạn bè, thoải mái tâm sự với những người mình yêu thích, hay thậm chí chỉ là một giấc ngủ ngon lành. Những điều này với họ mà nói, là những khoảnh khắc vô cùng quý giá. Vì thế những ai trải qua trầm cảm thường rất trân trọng cuộc sống hiện tại, những điều tưởng chừng như quá đỗi bình dị xảy ra xung quanh họ mỗi ngày.

Bạn nhận ra rằng mình đã bỏ quên bản thân quá lâu

Trải qua trầm cảm có nghĩa là người ta đã học cách đối mặt với bản thân.

Và người ta cũng nhận ra rằng con quái vật đó cũng chỉ là chính mình đang rất cần một bàn tay nào đó, cũng muốn được nhận sự yêu thương từ người khác, và trên hết là từ bản thân.

Trong bất kỳ tình huống nào, kể cả trầm cảm, cũng sẽ luôn có một ánh sáng nào đó le lói đến với bạn. Vì thế, hãy cứ xem đây chỉ là một căn bệnh bình thường mà bạn phải vượt qua, mà cách chữa trị không phải là những viên thuốc, mà là cách chúng ta nuôi hi vọng, kiên trì, lắng nghe bản thân mình,

Và hơn cả, bạn nên nhớ rằng, cả bạn và tôi, chúng ta không hề cô đơn!

Đăng bởi: Phánh Bùi

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก