Ẩm Thực Trung Quốc

Lã Động Tân, vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo Trung Hoa

Lã Động Tân (796-?), húy là Nham, tự Động Tân, đạo hiệu Thuần Dương tử, còn có hiệu là Hồi Đạo nhân, sinh ngày 14 tháng 4 năm Bính Tí, tức đời Đường Đức Tông niên hiệu Trinh Nguyên thứ 12 (4/5/796 Tây Lịch) tại làng Chiêu Hiền, huyện Vĩnh Lạc, phủ Hà Trung, châu Bồ (nay là thôn Chiêu Hiền, xã Vĩnh Lạc, huyện Nhuế Thành, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc).

Ông là vị tiên nổi tiếng trong Đạo giáo, một trong Bát Tiên, được tôn làm một trong Ngũ Ân Chủ, Ngũ Văn Xương. Trong Đạo giáo Trung Hoa thì phái Toàn Chân tôn Lữ làm một trong Ngũ Dương tổ, nhân vật tiêu biểu của phái Nội đan cũng như dòng tư tưởng Tam giáo đồng lưu. Người đời thờ Lã Động Tân làm thần giải mộng, thần văn cụ, thần khoa khảo, thần đào vàng và các loại mỏ kim loại, thần tổ nghề tóc, cũng như thờ ông làm thần võ hay thần tài. Ngày mất chưa rõ. Có thuyết cho rằng ông từ Hoàng hạc lâu thăng thiên đúng ngày sinh nhật 200 tuổi, tức 14 tháng 4 năm Bính Tí niên hiệu Chí Đạo thứ 2 đời Tống Chân Tông (20/5/996 Tây Lịch).

TÊN HIỆU

* Dân gian

Dân gian coi Lã Động Tân là vị tiên pháp lực cao siêu, hay tế thế cứu khổ, giúp dân trừ nạn, nên rất tôn kính. Tín đồ xưng Lã Động Tân là Lã tiên, Lã tổ, Lã tiên tổ, Lã tiên sư, Thuần Dương tiên sư, Phu Hựu đế quân. Miền Bắc Trung Quốc gọi ông là Lã tiên ông. Vùng Mân Nam, Đài Loan thì xưng là Lã tiên công, gọi tắt thành “tiên công” hay “tiên công chủ”. Lã Động Tân cùng Quan Thánh đế quân Quan Vũ, Nhạc Ngạc vương Nhạc Phi, Táo quân và Vương Linh quan thường được thờ chung làm Ngũ Ân chủ.

* Triều đình

Nhà Tống: Tống Huy Tông sắc phong Diệu Đạo chân quân.

* Tông giáo

Tùy theo giáo phái mà tôn danh hiệu khác nhau. Có các danh xưng: Lôi Đình Thái Hành Đại thiên sư, Linh Bảo Thuần Dương Nhất Khí Hoa Cái Chưởng Đạo chân quân, Quảng Tế Chánh Đạo Diệu Thông Hoành Nhân Phổ Huệ đế quân, Hưng Hành Diệu Đạo thiên tôn, Hưng Long Đại Đạo Hộ Quốc Tế Dân Huyền Nguyên Quảng Pháp thiên tôn. Trong Toàn Chân giáo ông được coi là một trong Ngũ Dương tổ, hiệu Thuần Dương. Thường gọi ông là Thuần Dương tổ sư, Phu Hự đế quân.

ẩm thực, trung quốc, lã động tân, vị tiên nổi tiếng trong đạo giáo trung hoa

MINH HỌA VÀ Ý NGHĨA TÔN GIÁO

Ông thường được miêu tả là mặc trang phục của đạo sĩ, tay trái cầm phất trần, kiếm phép đeo chéo sau lưng. Kiếm phép là kiếm biết bay và nghe theo lời ông sai khiến. Ông được tôn là ông tổ của nghề thợ cạo.

Là một học giả ẩn dật được tôn sùng như thần hộ mệnh của những người bệnh, thanh kiếm của ông có phép thuật để xua đuổi những linh hồn quỷ dữ và loại bỏ những nguồn năng lượng xấu. Tay phải ông cầm phất trần để chữa bệnh. Đặt vị tiên này trong nhà sẽ giúp cho mọi thành viên của gia đình tránh được bệnh tật do âm khí tạo ra.

LÃ ĐỘNG TÂN VÀ GIẤC MƠ KỲ LẠ ĐƯA ÔNG TRỞ THÀNH “BÁT TIÊN”

Dưới thời nhà Đường, vào ngày 14 tháng 4 năm Trinh Nguyên thứ 14, một mùi hương tuyệt diệu lan tỏa khắp phòng, âm nhạc thiên đường vang khắp không trung. Một con hạc trắng từ trên trời hạ xuống bay vào trong màn trướng, một cậu bé ra đời. Cậu bé sau này được biết đến với tên là Lã Động Tân, một trong tám vị Tiên bất tử của Đạo gia. Lã Động Tân thông minh, giỏi thơ phú. Là con quan triều đình, ông phải vâng mệnh phụ mẫu, đến Tràng An ứng thí.

Khi đang tản bộ dọc phố phường Tràng An, Lã Động Tân trông thấy một vị đạo sỹ đang đề thơ trên tường. Kinh ngạc trước ý thơ và và phong thái bất phàm của vị đạo sỹ, Lã Động Tân bước tới hành lễ. Vị Đạo sỹ yêu cầu Lã Động Tân thử làm một bài thơ. Lã Động Tân viết:

“Sinh tại gia đình nhà Nho, gặp cảnh thái bình

ДђГЈ quen vб»›i ГЎo vбєЈi, khГґng mГ ng cбєЈnh lụa lГ

Tại sao con người thế gian tranh giành danh lợi?

ẩm thực, trung quốc, lã động tân, vị tiên nổi tiếng trong đạo giáo trung hoa

Vị đạo sỹ này là Hán Chung Ly, một trong ba người đứng đầu Bát Tiên. Nhìn thấy nguyện ý tu Đạo của Lã Động Tân, Chung Ly mời ông về núi cùng tu Đạo với mình. Nhưng Lã Động Tân từ chối. Sau đó ở trong quán trọ, khi Chung Ly đang nấu cháo kê vàng, Lã Động Tân ngủ thiếp đi và thấy một giấc mơ. Trong giấc mơ, 18 năm đã trôi qua. Lã Động Tân thi đỗ với điểm số cao nhất, làm quan to trong triều, và trở thành Thừa tướng.

Ông kết hôn, có con cháu và người hầu kẻ hạ. Nhưng một biến cố lớn xảy ra đến với ông. Ông bị phản bội và mất hết mọi thứ, bao gồm cả thân quyến và gia sản, phải lang thang trong nghèo khổ và cô đơn. Tiếc nuối đời mình, Lã Động Tân bừng tỉnh giấc. Nồi cháo kê vẫn chưa nấu xong.

Chung Ly cười và hát:

“Nồi kê còn chưa chín,

Giấc mộng đã mơ xong”.

Lã Động Tân sau đó chấm dứt cuộc sống của một nhà Nho và đồng ý theo Chung Ly ẩn dật tu Đạo. Lã Động Tân đã vượt qua 10 khảo nghiệm trước khi được Chung Ly nhận làm đệ tử. Mỗi một khảo nghiệm liên quan tới sự mất mát về lợi ích hiện thực, lợi ích vật chất, cũng như buông bỏ những ràng buộc về tình của người thường.

Trong một khảo nghiệm, Lã Động Tân đã bảo vệ đàn cừu khi đối diện với một con hổ đói mà không chút sợ hãi. Trong một khảo nghiệm khác, ông đã giữ mình vững vàng khi một cô gái trẻ ra sức quyến rũ ông. Trong khảo nghiệm cuối cùng, Lã Động Tân đã sẵn sàng chết để hoàn trả một món nợ tiền kiếp. Bằng chính niệm, Lã Động Tân đã vượt qua tất cả khảo nghiệm. Sau đó, Chung Ly dạy Lã Động Tân bí quyết tu Đạo thực sự. Sau này Chung Ly cưỡi mây rời khỏi thế gian. Chuyện kể rằng Chung Ly nói với Lã Động Tân là nếu ông tiếp tục tu Đạo, ông cũng sẽ có thể bay lên thiên đàng. Nhưng Lã Động Tân đáp lại rằng ông muốn cứu độ tất cả chúng sinh trước khi rời đi.

Lã Động Tân ngao du xuống phía Nam tới sông Lễ Thủy và gặp Chúc Dung, vốn là Đại Long Chân Quân Chúc Dung Quân truyền cho ông Thiên Độn Kiếm Pháp và đưa cho Lã Động Tân một thanh kiếm dùng để trảm tà ma.

Truyền thuyết kể rằng Lã Động Tân ẩn hiện ở thế gian hơn 400 năm. Ông tiêu diệt tà ma bằng thanh bảo kiếm, giúp đỡ nhiều người học Đạo. Lã Động Tân thường chu du giữa các miền sông núi tỉnh Hồ Nam và Hồ Bắc, gần sông Dương Tử và sông Hoài. Sau này, Chung Ly trở lại, nói rằng tên của Lã Động Tân đã được liệt vào sổ Tiên tại điện Ngọc Thanh.

Ngày nay, Lã Động Tân được biết đến là một trong Bát Tiên của Đạo gia. Những bài thơ của ông được tập hợp lại trong cuốn Toàn Đường Thi, một tuyển tập thi ca nhà Đường.

LÃ ĐỘNG TÂN TRIỂN HIỆN THẦN UY, GIÚP NGƯỜI LƯƠNG THIỆN, TRỊ KẺ GIAN DỐI

Vì sao có người cả đời thờ Thần cúng Phật nhưng lại không được Thần Phật độ trì? Đó là bởi họ đã quên mất một niệm này…

Truyền thuyết kể rằng, vào thời xa xưa trong một thị trấn nhỏ tại huyện Ngạc Thành tỉnh Hồ Bắc, có một thiếu phụ nghèo mắc bệnh phong đã lâu, vậy mà mỗi ngày vẫn phải bò dưới chân cầu để xin người qua đường bố thí.

Ngày kia, có vị đạo sĩ thấy cảnh đau lòng đã bước đến ân cần thăm hỏi. Người thiếu phụ trả lời: “Chồng tôi không may mất sớm, trong nhà lại có mẹ già 80 tuổi, vậy nên mỗi ngày tôi phải xin bố thí mang về phụng dưỡng mẹ chồng”. Vị đạo sĩ thấy thương cảm liền đưa cây phất trần ra và nói với người thiếu phụ: “Cô thử nắm lấy cây phất trần này rồi đứng dậy xem sao?”. Thiếu phụ nắm cây phất trần, liền đứng dậy được. Đạo nhân lại nói: “Được rồi, giờ thì cô hãy đi theo tôi”.

Thiếu phụ từ từ nhấc chân bước theo đạo sĩ, quả nhiên đi lại được bình thường, bệnh phong đã hoàn toàn biến mất, người thiếu phụ cũng trở lại khoẻ mạnh như thường. Cô vô cùng cảm kích, vội vàng cúi đầu lạy tạ vị đạo nhân và hỏi: “Xin hỏi tiên nhân ở đâu, tiểu nữ sẽ cùng mẹ chồng tới cảm tạ đại ân đại đức của ngài”. Vị đạo nhân trả lời thiếu phụ rồi nói lời cáo biệt và rời đi.

Sáng sớm hôm sau, hai mẹ con tìm đến địa chỉ mà đạo nhân đã chỉ dẫn. Nhưng tới nơi không thấy bóng người mà chỉ thấy trên tường treo một bức tranh vẽ tiên nhân, trong tranh đề ba chữ: “Lã Động Tân”. Thì ra người đạo sĩ ấy chính là Lã Động Tân, một thần tiên trong truyền thuyết của người Trung Hoa.

ẩm thực, trung quốc, lã động tân, vị tiên nổi tiếng trong đạo giáo trung hoa

Lại có câu chuyện khác kể rằng, trước đây có một lão phú gia vô cùng sùng bái Lã Động Tân, sớm tối đều dâng hương khấn nguyện, cử chỉ cũng vô cùng thành kính.

Một ngày, có vị đạo sĩ rách rưới mang chiếc áo cũ đến nhà phú gia để đổi tiền mua thức ăn. Lão phú gia cầm áo lên, sờ vào thấy bên trong có cây trâm vàng lấp lánh. Ông ta mừng thầm trong bụng, cho rằng gã đạo sĩ khờ khạo kia không biết trong tay đang có bảo vật vô giá, bèn mang ra vài đồng bạc lẻ rồi tiễn đạo sĩ ra về.

Chờ tới khi bóng đạo sĩ đã khuất khỏi tầm mắt, lão phú gia mới cầm cây trâm vàng lên ngắm nghía. Bỗng từ trên không trung bay xuống một mẩu giấy, trong đó ghi: “Kim nhật ức, minh nhật ức, ức đắc ngã lai bất tương thức, thoa tử lưu đắc tác hương tiền, tòng kim dữ nhĩ bất giao dịch”. Đại ý là: nhà ông trên bề mặt thì luôn tôn kính ta, ngày ngày vái lạy khấn cầu mong ta tới. Hôm nay ta biến hóa mà tới, ông không những không nhận ra mà còn lừa gạt ta. Cây trâm vàng này coi như ta trả lại ông tiền nhang khói hoa quả ông đã cúng dường, từ nay về sau đừng mong ta bảo hộ nữa. Vị phú gia biết rằng lòng tham đã làm mờ mắt, khiến ông vĩnh viễn đánh mất cơ duyên với tiên nhân, trong tâm hối hận nhưng đã muộn rồi.

Người đời vẫn thường hay cầu Thần cúng Phật, cho rằng đèn nhang sớm tối, lễ vật thịnh soạn là cách để thể hiện lòng thành. Nhưng Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm chứ không màng đến cỗ đầy mâm cao hay điện thờ rực rỡ. Thờ thần kính Phật không phải là để được Thần Phật phù hộ, để thêm chút tiền tài vật chất hay sống một đời phú quý vinh hoa. Mà kỳ thực, người xưa bái Phật bằng cái tâm thuần tịnh, hoàn toàn tín Phật, tin vào nhân quả thiện báo mà ước thúc tâm mình, sống trong sạch thiện lương. Thần Phật độ trì cũng là để những ai tích đức hành thiện không bị mê đắm vào tiền tài vật chất nơi thế gian con người.

Người đời vẫn thường hay cầu Thần cúng Phật, cho rằng đèn nhang sớm tối, lễ vật thịnh soạn là cách để thể hiện lòng thành. Nhưng Thần Phật chỉ nhìn nhân tâm chứ không màng đến cỗ đầy mâm cao hay điện thờ rực rỡ.

Người thiếu phụ nghèo khổ và bệnh tật kia một lòng hiếu thảo phụng dưỡng mẹ chồng, là người dâu thảo vợ hiền, sống tốt đời đẹp đạo. Thế nên, mặc dù cô không hề có ý cúng lễ hay cầu khấn Thần Phật nhưng lại được Thần Phật bảo hộ, giúp đỡ. Còn vị phú gia kia mặc dù trên bề mặt vô cùng cung kính, ngày ngày đèn hương, hoa quả kính dâng, nhưng trong tâm chỉ có tiền tài vật chất, tham lợi nhỏ nhen, kết quả cả đời cúng bái cũng thành công dã tràng.

Người chân chính thờ Thần kính Phật là người biết ước thúc tâm mình, sống theo Đạo mà cũng hành theo Đạo. Phật gia vẫn thường giảng: “Phật tại tâm trung”, vậy nên, kính Phật hãy kính từ trong tâm…

Đăng bởi: Đỗ Thị Phương My

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก