HR

Bí quyết xây dựng niềm tin với cấp dưới để họ thấy được ý nghĩa của công việc

bí quyết xây dựng niềm tin với cấp dưới để họ thấy được ý nghĩa của công việc

Sau đây là những điều mà một nhà quản lý cần làm để xây dựng chữ tín với nhân viên, từ đó giúp họ thấy được ý nghĩa công việc mà mình đang làm.

  • Giữ lời hứa

Người ta thường có khuynh hướng giữ lời hứa khi tương lai trở nên tương sáng và lẳng lặng bỏ qua lời hứa hẹn khi tình thế thay đổi tiêu cực. Nhân viên không bao giờ tin tưởng một người sếp dễ dàng thất hứa bất kể đó là lời cam kết liên quan đến việc khen thưởng cuối năm hay dự báo tình hình tăng trưởng của tổ chức trong tương lai.

  • Làm gương

Thay vì lãnh đạo theo cơ chế, chức vụ, nhà quản lý nên tập trung nhiều hơn vào việc trở thành tấm gương cho nhân viên, luôn chia sẻ thông tin về việc những cá nhân trong nhóm làm việc được lợi ra sao từ việc học tập thành công lẫn nhau.

Hãy trở thành tấm gương của những hành động mà người quản lý muốn nhìn thấy nhiều nhất trong nhóm làm việc của mình. Đó có thể là đi làm đúng giờ hoặc luôn niềm nở với mọi người xung quanh.

  • Đừng đổ lỗi

Thỉnh thoảng, đổ lỗi hay cáo buộc cho nhân viên vì một tình thế không hay xảy ra là điều khó có thể kiểm soát, đặc biệt khi đang nổi nóng, nhưng nhà quản lý đừng bao giờ biến điều này trở thành thói quen, biến một cá nhân nào đó để đổ lỗi khi thất bại xảy ra. Nếu thường xuyên đổ lỗi cho người khác, hẳn nhiên uy tín của nhà quản lý sẽ bị mất dần theo thời gian.

  • Đừng đánh giá thấp khả năng quan sát của nhân viên

Nhân viên chú ý mọi thứ từ sếp. Bất kể nhà quản lý tỏ ra vô tâm hay nhiệt huyết, nhân viên đều quan sát kỹ và ghi nhận. Nếu sếp không thể bày tỏ sự quan tâm của mình đến với nhân viên, hẳn nhiên họ bắt đầu nhìn nhận nhà quản lý là một người sếp vô tâm, không hề thấu hiểu họ.

  • Dành thời gian trao đổi trực tiếp với nhân viên

Nhà quản lý nên hiểu rõ sự khác biệt trong ích lợi giữa việc diễn đạt trước đám đông và trò chuyện với từng cá nhân. Trong lúc trò chuyện riêng với từng nhân viên, hãy lắng nghe ý tưởng, ý kiến từ họ và cho phép họ có cơ hội hoàn toàn mở lòng. Chỉ như thế, họ mới tin tưởng hoàn toàn vào nhà quản lý.

  • Có chính kiến và nhất quán

Là một người lãnh đạo thì chính kiến gần như là điều quan trọng nhất nếu muốn người khác của mình nể phục. Đừng nên «gió chiều nào theo chiều ấy», thay đổi quyết định liên tục mà vẫn chưa thể định hướng được đâu là đúng, đâu là không nên. Lời nói và hành động cần nhất quán với nhau nếu không muốn sự nể trọng từ cấp dưới vơi dần đi.

  • Tin tưởng vào người khác

Niềm tin có tính chất hai chiều, muốn người khác tin cậy bạn thì trước hết bạn hãy đặt niềm tin vào họ. Vậy làm thế nào để người khác thấy bạn tin tưởng họ? Hãy giao người khác các dự án quan trọng, khuyến khích họ đưa ra các sáng kiến mới hoặc cho họ cơ hội làm việc từ xa nếu có thể để chứng minh rằng bạn tin tưởng vào sự tự giác và năng lực của họ dù ở trong hoặc ngoài văn phòng.

  • Khen ngợi chân thành

Điểm mấu chốt ở đây là xuất phát từ suy nghĩ thật lòng chứ không phải kiểu qua loa, khen cho có. Động lực và sự hiệu quả trong công việc của người khác đều liên quan khá mật thiết đến thái độ khen ngợi của cấp trên. Điều này sẽ giúp nhà quản lý chiếm được cảm tình và sự tin cậy từ cấp dưới.

  • Dành nhiều thời gian trò chuyện để hiểu nhân viên

Sẽ không có người khác nào thấy vui vẻ khi sếp của mình chẳng bao giờ đoái hoài đến, không một câu hỏi thăm hoặc không một lời động viên. Là một nhà quản lý thông minh hãy để cấp dưới có cơ hội được mở lòng, được trao đổi. Có như vậy bạn sẽ được mọi người trong công ty quý trọng và tin tưởng.

Đăng bởi: Nguyễn Việt Anh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก