HR

Muốn nhân viên yêu công việc, sếp nên là người truyền cảm hứng

Sếp là một trong những nhân tố quan trọng, quyết định sự phát triển của doanh nghiệp. Nếu như bạn thấy nhân viên của mình đang chán nản, mất tập trung và nhiệt huyết với công việc thì bạn nên làm gì? Phê bình nhân viên đó trước đám đông, trừ lương hay quyết định cho nhân viên đó thôi việc? Nếu muốn nhân viên của mình yêu công việc, sếp nên là người truyền cảm hứng cho họ trong khi làm việc. Hôm nay, bạn hãy cùng HR Insider tìm hiểu về các cách giúp bạn trở thành người truyền cảm hứng. năng lực tích cực và tin tưởng từ phía nhân viên của mình nhé.

muốn nhân viên yêu công việc, sếp nên là người truyền cảm hứng

Đưa ra định hướng rõ ràng 

Một người sếp giỏi cần có định hướng rõ ràng cho doanh nghiệp. Họ là những người xem xét nguồn lực, tài nguyên và điều kiện hiện tại có phù hợp với định hướng chưa. Từ đó, đưa ra những hoạch định, chiến lược dài hạn, chiến lược ngắn hạn để hoàn thành mục tiêu đề ra. Mặt khác, họ cũng là người dự đoán được những rủi ro và thách thức có thể xảy ra với doanh nghiệp

Với khả năng truyền đạt rõ ràng và chia sẻ những nhiệm vụ, mục tiêu về công việc của bạn tới mọi người. Hãy cho nhân viên thấy được sứ mệnh và trách nhiệm của họ. Khi tất cả thành viên trong tổ chức đều hiểu rõ được những cơ hội cũng như khó khăn một cách chân thực, họ sẽ có thêm động lực để làm việc hăng say và cống hiến hết mình, làm tăng hiệu suất làm việc mà đạt được mục tiêu đề ra thay vì chỉ hoàn thành các công việc được giao.

Khích lệ sự sáng tạo của nhân viên

Khả năng sáng tạo của một nhân viên bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau. Nó có thể đến từ môi trường làm việc, cơ sở vật chất, tư liệu hay sự kết hợp giữa các phòng ban… Để khuyến khích nhân viên sáng tạo, bạn có thể lựa chọn cách thăm dò ý kiến của nhân viên, đồng thời bạn cũng cần lắng nghe, tiếp nhận các ý tưởng mới và những ý kiến đóng góp của nhân viên để từ đó cải thiện kết quả công việc tốt hơn.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên tạo cơ hội cho nhân viên của mình được thể hiện năng lực của bản thân, phân họ vào công việc theo đúng năng lực của họ để họ có thể phát huy được sự sáng tạo của mình. Điều này giúp họ bộc lộ hết được những điểm mạnh của mình, làm thúc đẩy khả năng cống hiến, cũng như sự nỗ lực vì thành tích chung của tập thể.

Tạo cơ hội cho nhân viên học hỏi và phát triển bản thân

Một trong những yếu tố giúp nhân viên giữ chân nhân tài, đó là trao cơ hội cho họ học hỏi và phát triển bản thân và thăng tiến trong công việc. Một người sếp tồi là người quá áp đặt và chỉ nghĩ riêng cho bản thân mình, sau đó chèn ép và làm mất đi cơ hội thăng tiến của nhân viên đó.

Một người quản lý tốt là người tạo điều kiện cho nhân viên mình được học hỏi, thực hành thực tế để phát triển các kỹ năng và tích lũy thêm kinh nghiệm. Từ đó, bạn có thể tạo cơ hội để họ phát triển sự nghiệp. Từ đó, tạo động lực cho nhân viên phấn đấu hoàn thành công việc một cách tốt nhất.

Tạo cơ hội nhân viên được thăng tiến

Trong mỗi một doanh nghiệp đều được phân chia thành các cấp độ rõ ràng. Trong suốt quá trình hoạt động, chúng ta cũng có thể thấy được có nhân viên rời đi hay doanh nghiệp mở rộng hệ thống. Từ đó, dẫn đến tình trạng một vài vị trí bị bỏ trống. Lúc này, thay vì tốn chi phí để tuyển người bên ngoài, rồi lại tốn chi phí và thời gian đào tạo cho nhân viên mới. Bạn hoàn toàn có thể đặt cơ hội thăng tiến này cho những cá nhân có thực lực ở trong doanh nghiệp.

Người quản lý nên cung cấp cho nhân viên của mình những thông tin và nhận xét tích cực về vị trí cần được bổ nhiệm trong tương lai. Sếp nên thúc đẩy động lực của nhân viên trong công việc, giúp họ thể hiện được khả năng của bản thân. Để chứng minh rằng mình là người xứng đáng và phù hợp nhất.

Trở thành tấm gương cho nhân viên trong mọi việc

Một người quản lý có tác phong làm việc chưa tốt, dẫn đến tình trạng nhân viên nghỉ việc hay họ quyết định không nghe theo các định hướng từ sếp. Một người sếp tốt là người có tác phong làm việc của họ có tính kỷ luật cao, họ là những người có trách nhiệm và dẫn đầu trong mọi việc để nhân viên có thể noi theo. Đồng thời, một người sếp tốt nên người bắt tay cùng làm việc chung với nhân viên của mình. Bởi vì, khi nhân viên cảm thấy sếp luôn là người đồng hành với mình, hỗ trợ và thấy hiểu về những khó khăn trong quá trình làm việc thì họ chắc chắn sẽ phấn đấu hết mình trong công việc.

Chia sẻ thành công với tập thể

Mỗi một thành tựu mà người lãnh đạo đạt được đều góp phần lớn công sức của nhân viên ở trong đó. Một người lãnh đạo tốt sẽ hiểu rằng sức mạnh của tập thể sẽ tạo ra những thành công của ngày hôm nay. Chính vì thế, đối với mỗi mục tiêu được hoàn thành, bạn nên chia sẻ nó với tất cả các thành viên khác, cảm ơn và biết thể hiện sự biết ơn của bạn. Đặc biệt, hãy cho nhân viên của bạn thấy được mọi nỗ lực của họ đều được công nhận. Và, họ hoàn toàn có thể đạt được những thành tựu lớn hơn thế nữa. Có như thế, nhân viên mới có động lực hoàn thành những mục tiêu tiếp theo.

Trên đây là những cách giúp bạn có thể truyền cảm hứng làm việc cho nhân viên một cách hiệu quả. Hy vọng với bài viết này có thể mang lại nhiều kiến thức hữu ích cho bạn. Hỗ trợ cho việc điều hành và quản lý doanh nghiệp của bạn

Đăng bởi: Tiến Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก