HR

Đồng hành cùng nhân viên xây dựng mục tiêu

Việc xây dựng mục tiêu giúp tạo ra nguồn động lực, đồng thời, giúp nhân viên dễ dàng định hướng và lập kế hoạch đạt được điều đó. Tuy nhiên, không phải nhân viên nào cũng tự mình cũng tự mình xây dựng được mục tiêu. Từ đó, dẫn đến việc việc hiệu suất công công việc của nhân viên bị kém đi từ giữa năm đổ đi. Lúc này, sếp nên ngồi làm việc với nhân viên của mình để đặt ra mục tiêu phù hợp với họ. chúng tôi sẽ chia sẻ những cách giúp nhân viên xây dựng được mục tiêu trong công việc.

đồng hành cùng nhân viên xây dựng mục tiêu

Giúp nhân viên hiểu được tầm quan trọng của vị trí bản thân 

Nhà lãnh đạo hoặc người quản lý nên có một buổi trao đổi với nhân viên của mình để trình bày những mục tiêu chính của công ty hay của đội nhóm trong 6 tháng tiếp theo. Và, để nhân viên trình bày về cách họ áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn để công ty đạt được những mục tiêu trên. Nếu như không gắn mục tiêu vào chiến lược tổng thể của công ty, nhân viên sẽ cảm thấy lạc lõng và không biết cách lên mục tiêu để hoàn thành.

Mặt khác, người quản lý tốt nên hạn chế việc tự tạo ra mục tiêu giúp nhân viên. Hãy để họ tự thiết lập mục tiêu phù hợp với bản thân. Nhiệm vụ của sếp là chỉ ra cho nhân viên của mình về vai trò của họ ở trong tổ chức.

Xác định điểm chung giữa mục tiêu của nhân viên và công ty

Việc nhân viên tự xác nhận vai trò của bản thân trong tổ chức giúp họ hiểu được việc mình sẽ xây dựng mục tiêu như thế nào. Bước tiếp theo của người lãnh đạo là hãy khuyến khích nhân viên của mình chia sẻ mục tiêu cá nhân, và chỉ ra cho họ thấy việc nhân viên hoàn thành được mục tiêu trong công việc của họ cũng sẽ giúp công ty đạt được mục tiêu của mình.

Có thể bạn sẽ cần ngồi riêng với nhân viên của mình, giúp họ tìm ra cách làm việc hiệu quả và lập kế hoạch làm việc hợp lý. Bạn hoàn toàn có thể để nhân viên của mình trình bày về mong muốn của họ trong công việc. Từ đó, bạn có thể cùng nhân viên tìm ra cách làm việc phù hợp cho nhân viên của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Ngoài ra, trong buổi trao đổi này, nhà quản lý có thể giúp nhân viên tìm ra những điểm chung trong mục tiêu của nhân viên với mục tiêu của công ty. Sau đó, bạn có thể đặt ra các mục tiêu phù hợp với bản thân của nhân viên, giúp họ thể hiện những kỹ năng sẵn có và phát triển những kỹ năng của họ tốt hơn.

Xác định các mục tiêu mới 

Việc đặt ra các mục tiêu đều phải thực tế và những mục tiêu đó nhân viên có thể nhắm đạt được. Tất nhiên, việc đặt ra những mục tiêu mới với nhân viên của mình chính là cách để thách thức và thúc đẩy nhân viên của bạn trở nên tốt hơn. Nhưng, những mục tiêu mới cũng cần phải thực tế, không nên áp đặt cho họ khiến họ sợ hãi tới mức không dám tiến tới thử thách.

Đồng thời, việc khuyến khích nhân viên đặt ra những mục tiêu mới là điều cần thiết. Người quản lý có thể giúp họ xác định những mục tiêu bằng cách hỏi và khơi gợi cho họ những mục tiêu mới. Qua đó, nhân viên có thể xem xét dựa trên hoạt động của mình có thể làm theo hướng khác không, từ đó giúp họ tìm ra những mục tiêu mới để giải quyết các vấn đề.

Nhà quản lý nên khuyến khích nhân viên đặt ra mục tiêu hợp tác với đồng nghiệp của mình. Bởi vì, điều này giúp họ học hỏi thêm những điều mới mẻ, giúp tăng khả năng quan sát và xây dựng các mối quan hệ hỗ trợ cho việc phát triển sự nghiệp.

Sau khi xác định được mục tiêu mới, người quản lý nên khuyến khích nhân viên của mình tự đặt tên cho mục tiêu của chính họ. Các nhà quản lý nên trò chuyện với nhân viên về những gì họ mong đợi dựa trên vai trò, cấp độ công việc và dự án của họ về những khía cạnh sau: công ty mong đợi điều gì? Nhóm có mục tiêu phát triển như thế nào? và nhân viên hu vọng bản thân họ phát triển ra sao trong năm tới?

Nhà quản lý nên nhớ rằng những kỳ vọng của cá nhân của nhân viên đều có thể trở thành mục tiêu của họ. Có thể họ mong muốn thăng chức hay trở thành chuyên gia trong ngành,.. Dựa vào từng mục tiêu mới của họ, nhà quản lý nên sắp xếp kế hoạch phù hợp.

Giúp nhân viên đạt được những mục tiêu của họ

Sau khi, nhà quản lý giúp nhân viên tìm được mục tiêu trong công việc của họ, việc tiếp theo bạn nên làm là để nhân viên tìm cách đạt được mục tiêu đó. Có thể là những khóa học online, hợp tác với nhân viên giàu kinh nghiệm hay là thử thách bản thân mình với những dự án khó hơn.

Bên cạnh đó, bạn có thể hỗ trợ nhân viên mình chia nhỏ những mục tiêu của mình thành những thành nhỏ. Nếu như nhân viên chưa hoàn thành hết mục tiêu lớn, ít nhất họ cũng đã đạt được những cột mốc và công ty cũng có những tiến bộ mới so với trước đây.

Tuy nhiên, một điểm bạn cần lưu ý, những mục tiêu mà nhân viên chưa đạt, đừng vội thêm nó vào danh sách những việc cần làm cho năm sau. Điều quan trọng là bạn nên tìm hiểu tại sao mục tiêu này không được hoàn thành và cách điều chỉnh mục tiêu sao cho phù hợp để nó có thể hoàn thành được.

Cho nhân viên thấy được lợi ích của việc đạt được mục tiêu

Sự tự tin giúp nhân viên hoàn thành tốt công việc của họ, hãy khuyến khích nhân viên của mình tạo ra viễn tưởng họ đạt được thành tích, mục tiêu đó, điều này giúp cải thiện được cuộc sống trong công việc ra sao. Ví dụ như, việc họ học thêm được một kỹ năng mới, họ sẽ trở nên tự tin hơn, thêm vào đó, mức lương của họ sẽ được nâng lên trong kỳ đánh giá tiếp theo.

Việc cùng nhân viên xây dựng mục tiêu cần đòi hỏi nhiều sự chuẩn bị trước khi bắt tay vào công việc. Là một nhà quản lý, bạn nên cần biết vai trò của bạn trong một đội nhóm hay doanh nghiệp. Trên đây là các cách giúp bạn đồng hành cùng nhân viên của mình xây dựng mục tiêu, hy vọng những cách này có thể giúp bạn tối ưu được hiệu quả làm và đạt được nhiều thành công trong tương lai.

Đăng bởi: Huỳnh Ngọc Thạch

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก