Thể Hình Thể Thao

Bổ sung protein từ côn trùng, nguồn protein dồi dào ít người để ý tới

Bình thường chúng ta chỉ ăn thịt gà, thịt cừu, bò, heo, cá các kiểu để bổ sung Protein cho cơ thể, vậy bạn có bao giờ nghĩ tới chuyện bổ sung protein từ…côn trùng như kiến, cào cào, sâu bướm….hay chưa. Nếu chưa thì bạn đã bỏ qua 1 nguồn cung cấp Protein rất dồi dào rồi đó nhé.

kiến thức thể hình, tập thể hình, thực đơn tăng cơ, bổ sung protein từ côn trùng, nguồn protein dồi dào ít người để ý tới

Côn trùng là nguồn cung cấp Protein dồi dào mà ta không nên bỏ qua.

Ở bài viết trước mình có từng đề cập tới 22 loại thực phẩm tăng cơ và 30 thực phẩm cung cấp protein tốt nhất và dễ tìm nhất rồi tuy nhiên nó chỉ toàn nói về các loại thức ăn thường thấy chứ sâu bọ thì chưa bao giờ. Hôm nay chúng ta tìm hiểu 1 tí nhé để biết đâu lỡ đi du lịch đâu đó mà có đặc sản côn trùng thì đừng ngại ăn thử nha.

Tại sao chúng ta nên bổ sung protein từ côn trùng ?

Bạn có tưởng tượng chuyện thay một ổ bánh mì chả cá bằng 1 ở bánh mì cào cào bao giờ chưa ?. Nghe có vẻ điên rồ nhỉ, việc gì ta phải làm như vậy ? Để cứu thế giới ư ?. Có thể cũng 1 phần. Nhưng mà cái cốt lõi ở đây đó là nguồn Protein từ côn trùng cũng tốt – có khi là tốt hơn – so với các loại thịt mà ta thường ăn đấy.

Côn trùng chứa tới 75% Protein (tính trên cân nặng) đặc biệt là nó có chứa rất nhiều Axit Amin cần thiết để xây dựng cơ bắp bao gồm:

Vitamin B-6 Vitamin B-12 Riboflavin (B-2) axit pantothenic (B-5) Biotin (B-7) Axit folic (B-9) canxi kẽm Bàn là Đồng magnesium mangan Phốt pho Selenium
Chất béo không bão hòa

Các nghiên cứu so sánh về sự khác biệt giữa ăn côn trùng và ăn thịt bình thường cho thấy chất lượng Protein từ côn trùng cao hơn (nhờ có nhiều vi chất hơn) [1-5]. Chưa hết, lượng Omega-3 trong côn trùng có thể so sánh ngang bằng với cá.

[table]

Loại côn trùng|Protein|Nguồn cung tốt về

Kiến|14g (7000 con)|Sắt, Canxi

Bọ cánh cứng|13-36g (1-3 con)|Sắt, kẽm, canxi

Sâu bướm|7g (1 con)|Sắt

Dế|14-28g (50-100 con)| Chất béo không bão hòa

Châu chấu|14-28g (28-56 con)|Chất béo không bão hòa

[/table]

kiến thức thể hình, tập thể hình, thực đơn tăng cơ, bổ sung protein từ côn trùng, nguồn protein dồi dào ít người để ý tới

Ấu trùng bướm tằm

Bảo vệ trái đất khi nguồn thức ăn đang giảm sút nhanh chóng

Việc biết đến khả năng cung cấp dinh dưỡng ngang ngửa với việc ăn thịt động vật từ các trang trại sẽ giúp chúng ta có được một nguồn dinh dưỡng bổ sung khác khi mà thức ăn ngày càng bị thu hẹp và dân sô ngày càng nở to ra (dự kiến sẽ đạt 9 tỉ người vào năm 2050) và con người thật sự cần phải tìm đến 1 nguồn thức ăn mới. Và côn trùng chính là lời giải đáp.

Khác với việc nuôi gà, nuôi bò…việc nuôi côn trùng được xem là rất bền vững, không cần phải dùng nhiều diện tích đất (giảm tới 50-90%) và chất thải gây hiệu ứng nhà kính cũng giảm hơn đáng kể [6].

Việc sản xuất được 1 ký thịt gà mất khoảng 500 lít nước, và 2000 lít với thịt bò. Còn với côn trùng và điển hình là dế thì chỉ mất 7 lít nước [7].

Chưa kể, côn trung cho thời gian thu hoạch ngắn và có thể dùng để đáp ứng gấp cho nhu cầu trước mắt về thức ăn.

Kết luận

Bổ sung Protein từ côn trùng là một điều chúng ta nên bắt đầu tính tới, và thực tế thì 1 số hãng cũng đã bắt đầu sản xuất Protein được làm từ côn trùng và có thể phổ biến trong vài năm tới. Nếu bạn là một fan của thức ăn từ côn trùng thì đây chắc chắn là 1 tin rất vui đúng không nào.

  1. Payne, C. L. R., Scarborough, P., Rayner, M., & Nonaka, K. (2015). Are edible insects more or less ‘healthy’ than commonly consumed meats? A comparison using two nutrient profiling models developed to combat over-and undernutrition. European Journal of Clinical Nutrition.
  2. Nutrient Profiling Technical Guidance. Department of Health, 2011.
  3. Australia, New Zealand Food Standards Code—Standard 1.2.7—Nutrition, Health and Related Claims. 30 October 2014. Administered by the Department of Health. Accessed August 19, 2016. Retrieved from: https://www.comlaw.gov.au/Details/F2014C01191.
  4. Guide for Industry To The Health Star Rating Calculator. Canberra, Version 3, 2015. Accessed August 19, 2016. Retrieved from: http://healthstarrating.gov.au/internet/healthstarrating/publishing.nsf/Content/guide-for-industry-document.
  5. Ryckembusch, D., Frega, R., Silva, M. G., Gentilini, U., Sanogo, I., Grede, N., & Brown, L. (2013). Enhancing nutrition: A new tool for ex-ante comparison of commodity-based vouchers and food transfers. World Development, 49, 58-67.
  6. van Huis, A., & Vantomme, P. (2014). Conference report: insects to feed the world. Food Chain, 4(2), 184-192.
  7. Mills, Eliza (2014), How bug farming is changing the food economy, Marketplace. Retrieved from http://www.marketplace.org/2014/11/25/sustainability/how-bug-farming-changing-food-economy.
  8. Oonincx, D. G., & De Boer, I. J. (2012). Environmental impact of the production of mealworms as a protein source for humans–a life cycle assessment. PloS one, 7(12), e51145.

Đăng bởi: Nguyễn Văn Thái

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก