Ẩm Thực Khám Phá Nhật Bản

Sự độc đáo Trong ẩm Thực Nhật Bản

Nhật Bản- đất nước mặt trời mọc là một thiên đường với các món ẩm thực vô cùng đặc sắc. Tại mỗi tỉnh thành ở Nhật Bản, người dân địa phương lại sáng chế ra một món ăn ngon mang đậm dấu ấn vùng miền, để chỉ cần nhắc đến tên món ăn đó thôi, bạn sẽ nhớ đến sự độc đáo ẩm thực vô cùng độc đáo.

Món ăn độc đáo trong tour du lịch Nhật Bản 

  • ShuShi :

Shushi là món ăn truyền thống tiêu biểu cho đất nước mặt trời mọc – Nhật bản . Đây là một món ăn gồm cơm trộn giấm kết hợp với các nguyên liệu khác- được gọi là neta. Phần nguyên liệu và cách trang trí thì vô cùng đa dạng. Cơm sau khi trộn giấm được nắm lại và có kèm các loại rau như : rong biển, tảo biển….., và cuối cùng là neta ( hải sản ) và thịt cắt lát ( sashimi).

sự độc đáo trong  ẩm thực nhật  bản

  • Mì ramen :

Nếu đi du lịch Nhật Bản thì bạn không thể bỏ qua Ramen, một món ăn được làm từ bột lúa mì, nước, muối, nước tro tàu. Tùy vào địa phương sản xuất ra nó mà nó có thể có hình dạng : to hoặc tròn, dài hoặc thẳng, hoặc xoắn…………. Nước súp mì được hình thành từ sự hoàn thiện của Dashi  ( nguyên liệu nấu nước dùng)  và Tare ( gia vị cho nước dùng ).

  • Yudofu:

Đây là một món đậu phụ luộc kiểu Nhật. Hầu hết các nhà hàng Nhật Bản đều xuất hiện món ăn này. Yudofu là món ăn rất dễ làm. Cho đậu phụ đã cắt thành miếng có kích thước vừa với một chút hạt mè đen rắc vào thơm thơm vừa bắt mắt vừa ngon miệng mà rất dân dã vào trong nồi lẩu đầy nước, rồi rải tảo bẹ lên trên, vớt nó ra trong lúc nó đã nóng rồi ăn với nước sốt.Những miếng đậu phụ được nấu với nước dùng có vị hải sản, thêm lát gừng tươi và vài nhánh đậu cô-ve xanh non trang trí.

sự độc đáo trong  ẩm thực nhật  bản

  • Mì Udon:

Đây là loại mì có sợi khá dày, có lẽ là dày nhất trong các sợi mỳ của Nhật. Mì Udon đơn giản chỉ là dùng bột mỳ, muối và nước thêm vào công đoạn nhào nặn nhưng phụ thuộc vào kỹ thuật lên men và chế biến nó sẽ có hương vị của bột mỳ kèm thêm một chút vị mặn, ngọt thanh và dai.

sự độc đáo trong  ẩm thực nhật  bản

  • Rượu sake :

Sake còn được biết đến với tên gọi là Nihonshu  một loại đồ uống có cồn được tinh chế một cách độc đáo từ một nguyên liệu duy nhất đó là  hạt gạo. Khi nhắc đến rượu của Nhật Bản, ngoài Sake ra chúng ta còn phải kể đến rượu Shochu. Sự khác biệt cơ bản giữa Sake và Shochu đó là Sake là loại  rượu lên men không qua chưng cất trong khí đó Shochu là rượu đã qua giai đoạn chưng cất.

  • Gia vị độc đáo :

    sự độc đáo trong  ẩm thực nhật  bản
    • Xì dầu (しょうゆ): Trong trường hợp bắt buộc khi không thể kiếm ra xì dầu Nhật thì việc thay thế bằng xì dầu khác cũng tạm chấp nhận, tuy nhiên xì dầu Nhật Bản bao giờ cũng sẽ đem lại hương vị đậm chất Nhật hơn. Sở dĩ như vậy vì khác với xì dầu khác thường chỉ được làm từ đậu nành, xì dầu Nhật làm bằng đậu nành và mạch nên thường có vị ngọt và mùi đặc trưng hơn. Nhãn hiệu thông dụng nhất là Kikkoman.
    • Mirin (みりん): một trong các loại gia vị đặc trưng và đặc biệt của Nhật được làm từ mạch nha, gạo và gạo nếp lên men, có vị ngọt do có chứa đường. Mirin ngon nhất là Hon-Mirin (hon trong tiếng Nhật nghĩa là thật, đích thực). Một loại khác là Aji-Mirin, có thể dùng thay thế cho mirin nhưng không ngon bằng Hon-mirin. Mirin để ướp thực ăn giúp tăng vị ngọt tự nhiên, nhanh thấm gia vị, không bị vỡ bể khi kho nấu, khử mùi tanh hải sản và đặc biệt giúp các món kho, nướng bóng đẹp hơn.
    • Sake (御神酒): một loại rượu nấu ăn của Nhật được làm từ gạo. Tuy có riêng một loại rượu sake để nấu ăn riêng nhưng các bà nội trợ Nhật vẫn khuyên thẳng thừng là không nên dùng rượu nấu ăn vì vị nó sẽ không ngon bằng , hãy sử dụng rượu sake uống.
    • Dầu mè (sesame oil): Nên chọn loại dầu mè đen sẽ ngon hơn. Salad dưa chuột vs tỏi trộn dầu mè kiểu Nhật thì thật là tuyệt vời.
    • Dấm gạo: Người Nhật có nhiều loại dấm trong đó có riêng loại, có loại riêng biệt ưu tiên dùng cho sushi có tên là sushisu  hay dấm ngọt là amazu và dấm làm từ hoa quả là ponzu . Người Nhật thường dùng dấm của Mizkan. Nhãn hiệu này cũng rất dễ kiếm ở nước ngoài.
    • Bột nêm vị cá ngừ katsuodashi (本かつおだしの素) được làm từ cá ngừ. Ngoài ra còn có các thành phần phụ thêm vào như là muối, đường, bột sữa,… Ngoài ra có một loại dashi khác dạng nước dùng, thường bán tại các siêu thị bên Nhật.
    • Vừng hạt: Người Nhật khá chuộng vừng, vừa là để trang trí cũng vừa là tăng thêm vị bùi béo thơm cho các món ăn, thường là các món thuộc thể loại “yaki” (nướng, áp chảo).
    • Tương Miso: Một trong các gia vị hay được dùng trong các món ăn thường thức hàng ngày của người Nhật, nổi tiếng nhất là canh rong biển miso. Tương miso cũng có vị thơm khá giống với tương đậu nành ở nhà cơ mà có vị ngọt hơn nhiều và không hề gắt. Sở dĩ như vậy vì tương miso được làm từ đậu nành và lúa mạch lên men.
    • Gừng tươi: Trong các loại rau gia vị kiểu hành tỏi gừng ớt thì mình thấy dân Nhật chuộng gừng nhất. Siêu thị Nhật bao giờ cũng có hẳn một kệ đủ các loại gừng tươi, non già, trắng tía khác nhau, chưa kể đến bao nhiêu loại gừng muối thơm và đẹp mắt khác.
    • Mù tạt (Wasabi): Tuy ít được dùng hơn các loại gia vị kể trên nhưng cũng nên thủ sẵn một ít trong nhà .

    Phong tục độc đáo trong ẩm thực :

    • Triết lý trong ẩm thực Nhật Bản

             Ẩm thực Nhật Bản hầu hết đều tuân theo một triết lý chung là “tam ngũ” gồm ngũ pháp, ngũ sắc, ngũ vị. Ngũ pháp gồm chiên, hấp, ninh, nướng và sống. Ngũ sắc sẽ có các màu đỏ, đen, trắng, xanh và vàng. Với ngũ vị sẽ gồm: Chua, cay, mặn, đắng và ngọt. Đặc biệt khác với nhiều nước, ẩm thực Nhật Bản chú trọng đến hương vị tinh khiết từ nguyên liệu món ăn như đậu nành, cá, rong biển, rau củ và gạo, hạn chế việc sử dụng các loại gia vị. Các món ăn được người đầu bếp sắp xếp tinh tế và đầy khéo léo, hài hòa giữa màu, mùi và vị.

    sự độc đáo trong  ẩm thực nhật  bản

    • Ý nghĩa văn hóa Nhật Bản thể hiện qua ẩm thực

    Một lời chúc nhân dịp năm mới như rượu sake để trừ tà khí, kéo dài tuổi thọ, đậu phụ với lời chúc mạnh khỏe, chúc cho gia đình luôn đông vui với món trứng cá tuyết nướng. Tôm tượng trung cho sự trường thọ, sống lâu. Sushi cá tráp biển thay cho lời chúc sung túc thịnh vượng,…

    • Phép lịch sự trên bàn ăn

    Đối với văn hóa ẩm thực Nhật Bản, họ thường nói “itadakimasu” trước khi dùng cơm. Nó có nghĩa là “xin mời”như một lời cảm ơn đến những người đã chuẩn bị cho bữa cơm đó. Sau khi dùng bữa xong, họ sẽ nói câu “gochiso sama deshita” – có nghĩa “cám ơn vì bữa ăn ngon”. Khi rót rượu sake sẽ rót cho người khác và chỉ rót cho chính mình khi đã dốc cạn chai.

    • Thiên nhiên trong ẩm thực Nhật Bản

    Với những món ăn tươi sống phải đảm bảo luôn giữ được sự tươi ngon, mùi vị từ thiên nhiên từ như cá,  tảo biển…..Món ăn chế biến theo mùa, phù hợp với khí hậu và thời tiết. Người Nhật thích ăn món cá shirouo và bánh sakura mochi để đón mùa xuân và ngắm hoa anh đào nở. Khi mùa hè đến các món ăn có tính hàn, lạnh như lươn, cà tím nướng, mì lạnh được ưa chuộng hơn cả. Trời chuyển dần sang thu, người Nhật ăn nhiều khoai nướng, món lăn bột chiên tempura,… Và để giảm bớt buốt giá của mùa đông, họ thường ăn lẩu, canh oden…

    sự độc đáo trong  ẩm thực nhật  bản

    Chỉ bấy nhiêu thôi cũng đã đủ để khách du  lich đến Nhật Bản cảm thấy thú vị về sự độc đáo trong văn hóa ẩm thực của Nhật Bản – một đất nước không chỉ độc đáo về phong cảnh, đất nước, con người…. mà còn về cả ẩm thực nữa. Đa dạng- Tinh tế- Đặc sắc là những gì mà ẩm thực Nhật Bản có được. Vì vậy bạn hãy đặt ngay một Tour du lịch Nhật Bản 5N4Đ của Global Travel – 0943.59.8288 – 0943.39.8288 – 0858.59.8288 đến đất nước xinh đẹp này và cảm nhận bằng chính tâm hồn của mình…………

    Đăng bởi: Nguyễn Trường

    ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก