Ẩm Thực Kỹ thuật nuôi cá

Khi chăn nuôi cá bạn cần chú ý những điều sau đây

Chăn nuôi cá đang là một trong những ngành nông nghiệp được rất nhiều người chú ý và quan tâm hiện nay. Nhìn chung thì các phương pháp chăn nuôi cá đều cho hiệu quả kinh tế cao và đã giúp rất nhiều hộ dân thoát nghèo. Tuy nhiên trước khi bắt đầu đi vào quá trình chăn nuôi cá, bạn cần phải chú ý những điều sau để đảm bảo mô hình chăn nuôi của bạn đem lại lợi nhuận cao nhất. Hãy cùng đi tìm hiểu những chú ý khi bắt đầu chăn nuôi cá qua bài viết dưới đây cùng Topcachlam nhé.

kỹ thuật nuôi cá, chăn nuôi cá, chăn nuôi, cách nuôi cá, khi chăn nuôi cá bạn cần chú ý những điều sau đây

Mô hình chăn nuôi cá

Những điều bạn cần chú ý khi chăn nuôi cá

Vệ sinh ao, hồ khu vực chăn nuôi cá

Trước khi bắt đầu vào quá trình chăn nuôi, bạn cần dọn sạch cỏ, vét bùn đáy ao, lấp hết các lỗ mọi hang hóc xung quanh bờ ao, đồng thời bón vôi khắp đáy ao giúp diệt cá tạp và những mầm bệnh bằng cách rải vôi đều từ 8 đến 11 kg vôi bột cho mỗi 100 m2 đáy ao, ổn định pH và diệt tạp.

Sau khi đã tẩy vôi 3 ngày, tiếp theo bạn cần bón lót bằng cách rải đều khắp ao 50 kg lá xanh và 20 – 30 (kg) phân chuồng cho 100 mét vuông. Lá xanh được băm vụn rải đều khắp đáy, vùi vào trong bùn hoặc nắm bó thành các bó nhỏ từ 6 đến 8 kg dìm xuống ở các góc ao. Lấy nước vào ao ngập khoảng 0,4m , ngâm như vậy trong 5 đến 7 ngày, sau đó vớt hết bã xác phân xanh, tiếp tục lấy nước vào ao để đạt độ sâu 1m.

Chọn giống cá phù hợp

Hiện nay có rất nhiều loài cá nuôi, để chọn được loài cá nuôi thích hợp với điều kiện từng nông hộ bạn cần phải xem xét 3 vấn đề sau:

  • Thức ăn: khả năng cung cấp thức ăn là tự có hay mua.
  • Mục đích sử dụng: nuôi để bán hay nuôi để ăn.
  • Tùy từng vùng sinh thái khác nhau mà chọn loài cá nuôi cho phù hợp. Ví dụ vùng khó thay nước hay mô hình VAC có thể nuôi cá trê, tra…; vùng phèn có thể nuôi cá rô đồng, sặc rằn, trê…

Từ cơ sở đó mà bạn có thể chọn loài cá nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của mình để có thể tận dụng hết những tiềm năng sẵn có tại nông hộ. Chọn giống tốt, không mang mầm bệnh, cá tương đối đều cỡ, màu sắc sáng đẹp, bơi lội nhanh nhẹn, phản ứng nhanh, không bị dị hình, trầy xước, nên mua giống ở những nơi có uy tín…

Trước khi thả giống nên tắm cá giống qua nước muối 2 – 3% trong 5 – 10 phút và phải theo dõi cá trong quá trình tắm. Cá giống phải được kiểm dịch. Quy trình cách nuôi cá đạt kinh tế cao có 2 thời đợt thả cá giống :Vụ xuân từ tháng 2 – tháng 3, vụ thu từ tháng 8 –  tháng 9.

kỹ thuật nuôi cá, chăn nuôi cá, chăn nuôi, cách nuôi cá, khi chăn nuôi cá bạn cần chú ý những điều sau đây

Những lưu ý khi chăn nuôi cá

Mật độ thả khi chăn nuôi cá

Nên thả đúng mật độ tùy theo từng loài cá: nhóm cá không có cơ quan hô hấp phụ (rô phi, mè hoa, trắm cỏ, chép, mè vinh…) thả với mật độ dưới 5 con/m2, nhóm cá có cơ quan hô hấp phụ (tra, trê, tai tượng, rô đồng, sặc rằn…) thả với mật độ 5 – 10 con/m2.

Bạn thả cá đúng mật độ để cá lớn nhanh lớn đều, ít bệnh, rút ngắn được thời gian nuôi, đạt cỡ thương phẩm lớn bán được giá cao không phải tốn tiền nhiều để mua con giống và thức ăn nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Thức ăn cho cá

Thức ăn xanh ở đây gồm các loại cỏ, lá chuối, bèo tấm, bèo dâu, lá sắn, rong nên cho cá ăn đủ mỗi ngày. Sau khi cho cá ăn xong cần vớt bỏ các cọng cỏ, cây, lá già cá không ăn được. Kèm theo đó cho cá ăn thêm cám (gạo, ngô).

Cứ mỗi 100 con bổ sung thức ăn từ 2 đến 3 kg thức ăn xanh, sau đó tăng dần theo sự tăng trưởng của cá bằng cách theo dõi mỗi ngày. Để tăng trọng 1kg thịt cá trắm cỏ cần khoảng 30-40kg thức ăn như: rong, bèo, cỏ…Đối với cỏ tươi cho ăn 35-40% trọng lượng cơ thể; hoặc với rong, bèo cho ăn 70% trọng lượng thân.

Phòng bệnh trong quá trình chăn nuôi cá

Trong suốt quá trình chăn nuôi cá bạn nên phòng bệnh cho cá là tốt nhất vì khi cá bị bệnh việc điều trị rất khó khăn, tốn kém và hiệu quả không cao vì vậy định kỳ 1 tuần/2 lần trộn Vitamin C vào thức ăn cho cá ăn để tăng sức đề kháng cho cá, lưu ý: Vitamin C rất dễ tan trong nước nên khi trộn Vitamin C vào thức ăn phải dùng chất kết dính như dầu mực, bột gòn… để tăng hiệu quả sử dụng.

Hoặc bạn có thể sử dụng những cây thuốc nam sẵn có tại chỗ để phòng bệnh cho cá như: lá giác, lá xoan, cỏ mực… Vào mùa mưa nhất là giai đoạn chuyển mùa ao rất dễ bị xì phèn làm pH nước ao giảm thấp; pH thay đổi đột ngột như vậy làm cá bị sốc sẽ giảm sức đề kháng và mầm bệnh dễ dàng có cơ hội xâm nhập vào cơ thể cá.

Nên phòng bằng cách: Định kỳ 2 tuần/lần rải vôi xung quanh bờ ao hoặc đào rãnh xung quanh bờ ao rãi vôi vào rãnh để ngăn nước mưa mang phèn và chất dơ bẩn từ trên bờ ao xuống. Đồng thời, ngâm vôi vào nước để nguội lấy phần nước vôi trong tạt đều khắp ao lượng 1 – 3 kg/100 m3 nước, vôi có tác dụng ổn định pH nước và phòng bệnh cho cá.

kỹ thuật nuôi cá, chăn nuôi cá, chăn nuôi, cách nuôi cá, khi chăn nuôi cá bạn cần chú ý những điều sau đây

Chăn nuôi cá hiệu quả cao

Hy vọng với những thông tin mà Topcachlam chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn có thêm kiến thức để tiến hành quá trình chăn nuôi cá 1 cách hiệu quả hơn. Để biết thêm những thông tin hữu ích khác về chăn nuôi, hãy truy cập Topcachlam thường xuyên nhé.

Topcachlam

Đăng bởi: Hoàng Thị Duyên

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก