Lễ Hội Ninh Thuận

Ninh Thuận có lễ hội gì?

Nói đến Ninh Thuận, một trong những tỉnh ở Việt Nam có đồng bào dân tộc Chăm sinh sống thì sẽ có những bản sắc, tập quán riêng và ngoài ra còn có những lễ hội truyền thống mang đậm bản chất dân tộc. Nếu bạn là khách du lịch đến đây thì không nên bỏ qua những lễ hội đặc sắc tại Ninh Thuận.

Lễ hội Katê Ninh Thuận

ninh thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Katê của người chăm ở ninh thuận

Katê là một trong những lễ hội quan trọng và mang đậm tính dân gian lớn nhất của người Chăm theo đạo Bà La Môn hiện nay.

Katê là lễ cúng để tưởng nhớ thần Cha (Ngap padhi phuel bilan Katê sak ka yang po yang Amâ), còn Cambun là Lễ cúng tưởng nhớ thần Mẹ. Thần Cha thuộc “dương” còn thần Mẹ thuộc “âm” nên Katê được tổ chức vào thượng tuần trăng (1 tháng 7 lịch Chăm), Cambun được tổ chức vào hạ tuần trăng (15 tháng 9 lịch Chăm), đều được tổ chức ở đền/tháp.

ninh thuận có lễ hội gì?

Người Chăm nô nức chuẩn bị đón mừng lễ hội Katê

Cứ đến tháng 7 lịch Chăm (khoảng tháng 10 dương lịch) hàng năm, người Chăm Bà La Môn lại nô nức chuẩn bị đón mừng lễ hội Katê. Lễ hội Katê Ninh Thuận diễn ra ở 3 khu vực đền tháp chính của tỉnh Ninh Thuận. Đó là đền Po Ina Nagar ở Hữu Đức – Ninh Phước; Tháp Po Klaong Garay ở Đô Vinh – thành phố Phan Rang – Tháp Chàm và tháp Po Rome ở Hậu Sanh – Ninh Phước trong các ngày 3, 4 và 5 tháng 10.

ninh thuận có lễ hội gì?

Katê còn là ngày tết của người Chăm tại Ninh Thuận

Katê là lễ hội dân gian đậm đà bản sắc nhất trong kho tàng văn hóa dân tộc Chăm, là bức tranh phác họa đời sống sinh hoạt cộng đồng; nơi hội tụ những giá trị tinh hoa văn hóa của dân tộc Chăm. Ngày nay, Katê đã trở thành một lễ hội mang đầy đủ tính chất “lễ” và “hội”, Katê không chỉ là một nghi lễ hay lễ hội mà nó đã thực sự trở thành ngày Tết đối với đồng bào Chăm. Đây là dịp để người Chăm từ mọi miền đất nước trở về đoàn tụ cùng gia đình, bạn bè, dòng họ.

Lễ hội Ramưwan Ninh Thuận

Nếu như Katê là lễ hội của người Chăm Ahier được coi như lễ tết của cộng đồng người Chăm ảnh hưởng Bàlamôn giáo thì Ramưwan là lễ tết của cộng đồng người Chăm Bàni ảnh hưởng Hồi giáo.

ninh thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Ramưwan Ninh Thuận

Lễ hội Ramưwan Ninh Thuận của người Chăm diễn ra vào tháng 9 hàng năm, tính theo lịch Hồi, Lễ hội Ramưwan của người Chăm ở Ninh Thuận là một lễ hội khá quan trọng. Để mừng lễ hội này, người ta cũng có nhiều chuẩn bị trước đó cả tháng. Trước đây, người ta biết đến Lễ hội Ramưwan của người Chăm như tháng chay tịnh, gắn với những hoạt động âm thầm, một trong những mục đích của lễ hội là chia sẻ về một cuộc sống nghèo khó, để thêm quý trọng những giá trị đang có được, bằng các hình thức chay tịnh, cầu nguyện và nhiều lễ tục như đổi gạo và nhiều lễ tục khác. Vào dịp lễ hội, các chức sắc, tu sĩ phải tuân thủ nghiêm ngặt những lễ nghi trong Lễ hội, để bảo đảm rằng mình có một mùa lễ hội thật sự ý nghĩa.

Lễ hội Ramưwan của người Chăm được diễn ra trong thời gian một tháng, trước khi vào lễ họ thường tổ chức lễ hội trong 3 ngày đầu. Lễ hội diễn ra được chia làm 3 phần: lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên và lễ chay niệm tại thánh đường.

Tảo mộ:

ninh thuận có lễ hội gì?

Đồng bào chăm đi tảo mộ lễ Ramưwan

Người Chăm Hồi giáo có tập quán khi chết chôn đầu quay về hướng Bắc, nghiêng mặt về hướng Tây, trên ngôi mộ có 2 viên đá. Vào những ngày cuối cùng của tháng 8, tín đồ Chăm ăn mặc trang phục truyền thống mang theo lễ vật, cuốc, đến các nghĩa địa để tảo mộ và cúng. Những tu sĩ Hồi giáo chủ lễ, cầu kinh Coran, vị phụ tế vẩy nước thánh lên từng viên đá (bia mộ). Mỗi dòng họ có một nghĩa địa riêng, tất cả thành viên trong dòng họ đều kính cẩn cúng bái, cầu khấn mời tổ tiên về hưởng mùa Ramưwan với con cháu. Kết thúc phần cúng, mỗi ngôi mộ được nhét 1 miếng trầu dưới viên đá bia. Lễ tảo mộ và cúng kính được xem như là sự hành hương của người Chăm về với tổ tiên, ông bà.

Cúng gia tiên:

ninh thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Ramưwan thu hút hàng ngàn người đi lễ hội

Sau phần tảo mộ và cúng mời về nhà, gia chủ chuẩn bị một chỗ trang trọng trên giường hoặc phảng gỗ, trải chiếu mới bày trầu cau, trà, hoa quả. Chỗ này chính là nơi tổ tiên về ngự. Khi lễ vật và người phục vụ đã chuẩn bị xong, vị chủ lễ là thầy Achar (1 chức sắc Hồi giáo), hoặc người thông hiểu, thuộc Kinh thánh làm lễ tẩy trần. Vị chủ lễ khấn nguyện và vẽ bùa, toàn gia đình bắt đầu cúng. Lễ vật cúng thường có 2 loại được chưng lên các mâm có chân cao: mâm lễ ngọt: bánh, trái, chè; mâm lễ mặn: cơm, canh, cá, thịt dê, gà, trầu cau, trầm hương (tín đồ Hồi giáo kiêng ăn thịt heo, thịt dông, kiêng uống rượu).

Trong những ngày này, về phần hội, tùy theo khả năng các làng để có tổ chức văn nghệ dân gian, thi dệt vải, đội nước, thi cày ruộng, các trò chơi thể thao… tạo ra không khí vui nhộn để bước vào tháng chay tịnh. Đây là dịp mỗi làng thu hút hàng ngàn người đi lễ hội.

Lễ chay niệm:

ninh thuận có lễ hội gì?

Không khí tưng bừng, nhộn nhịp lễ hội Ramưwan

Cuối ngày 30 tháng 8, các chức sắc Hồi giáo vào hẳn trong Thánh Đường ôn luyện kinh Coran và chay tịnh. Lúc này đông đảo tín đồ đội mâm lễ vật đến Thánh Đường để dự khai lễ Ramưwan. Kể từ đây, các chức sắc ở, sinh hoạt hẳn trong Thánh Đường 1 tháng. Mỗi ngày đêm họ cầu kinh 5 lần với những quy tắc hết sức chặt chẽ.

Đặc biệt, nếu tháng chay tịnh Ramadan là tháng mà người Hồi giáo trên thế giới là tháng yên tĩnh, chỉ tập trung cầu nguyện trong thánh đường và không tổ chức các hoạt động vui chơi, hội hè gì. Nhưng với người Chăm Bàni cũng như người Chăm Islam thì tháng Ramadan là lúc diễn ra các hoạt động văn hóa thể thao, tạo nên không khí tưng bừng, nhộn nhịp. Đây chính điều thể hiện cho sự tiếp thu và biến đổi phù hợp với bản sắc văn hóa cộng đồng mình.

Lễ Cầu Đảo (yuơr yang) của người Chăm Ninh Thuận

ninh thuận có lễ hội gì?

Lễ Cầu Đảo (yuơr yang) của người Chăm Ninh Thuận

Theo truyền thống hằng năm vào thượng tuần tháng Tư Chăm lịch. Người Chăm theo đạo Bàlamôn ở Ninh Thuận tổ chức lễ Cầu đảo tại 3 đền tháp: Tháp Po Klaung Garai, tháp Po Rame và đền Po Inư Nưgar.

Vào thời điểm nắng nóng, khô hạn nên người Chăm tổ chức lễ nhằm để cầu mưa cho mùa màng tốt tươi, con người, vật nuôi khoẻ mạnh. Đối với người Chăm ở Ninh Thuận, lễ này vì gắn liền với nghề nông, gắn liền với cầu mưa, gắn liền với thủy lợi, đắp đập ngăn sông đưa nước về đồng ruộng cho người dân cấy cày; vì vậy xưa kia, trong dịp lễ này là ngày hội của nông dân ở đồng ruộng.

ninh thuận có lễ hội gì?

Các chức sắc thực hiện nghi lễ

Đây là nghi lễ, một sự kiện rất quan trọng trong năm, là một bộ phận cấu thành trong hệ thống lễ hội ở đền tháp và góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội người Chăm.

Lễ Cầu đảo gồm có các nghi lễ: Tẩy uế, đốt Thần lửa, cúng Thần ở đền tháp, đắp đập ở bờ sông. Trong đó, nghi lễ và chủ đề chính là Lễ đốt thần lửa, đây là sự tái tạo và thu nhỏ của các lễ nghi cộng đồng Chăm liên quan đến tục thờ thần lửa, thần Mặt trời, thần Nông, thần Thủy lợi… của cư dân nông nghiệp làm lúa nước. Vì, gắn liền với nghề nông, cầu mưa, thủy lợi, cho nên đây là một sự kiện rất quan trọng trong năm đối với người Chăm.

Trước đây, lễ cầu Đảo Ninh Thuận là ngày hội của nông dân trong thực hiện công việc đồng áng, khai mương, đắp đập. Ngày nay, do sự phát triển về thủy lợi, về khoa học kỹ thuật nên lễ này chỉ dừng lại ở phạm vi lễ, không thực hiện phần hội, việc cúng tế do các chức sắc đảm nhiệm. Lễ Cầu đảo đã là một bộ phận cấu thành trong hệ thống lễ hội ở đền tháp Chăm và góp phần làm phong phú thêm cho lễ hội người Chăm Ninh Thuận.

Lễ hội cầu Ngư – múa Siêu Ninh Thuận

ninh thuận có lễ hội gì?

Lễ hội cầu Ngư – múa Siêu Ninh Thuận

Nếu như bạn đã biết, đã từng tham gia về lễ hội Cầu Ngư khi tham quan các thành phố biển thì với Ninh Thuận cũng thế. Hằng năm, ngư dân tổ chức lễ hội Cầu Ngư để tưởng nhớ, ghi ơn thần Cá Voi linh thiêng đã và luôn giúp đỡ họ những lúc gặp nguy nan trên biển và cầu cho một năm làm biển bội thu.

Với mục đích cầu mưa thuận gió hoà, thuyền đầy tôm cá, trong 4 ngày, từ ngày 21 đến 24 tháng 6 , Tại Lăng Hải Chữ – phường Đông Hải, ngư dân nơi đây tổ chức lễ hội “Hát mừng Ông cầu ngư-Lăng Hải Chữ. Đây là một trong những nét văn hoá của cư dân vùng biển Đông Hải. Lễ hội “Hát mừng Ông cầu ngư được tổ chức định kỳ 3 năm một lần tại Lăng Hải Chữ, từ ngày 19 đến ngày 22 âm lịch.

ninh thuận có lễ hội gì?

Múa siêu tại Ninh Thuận

Lăng Hải Chữ ở phường Đông Hải, Thành phố Phan-Tháp Chàm, Tỉnh Ninh Thuận được sắc phong từ thời Tự Đức thứ 5, năm 1851. Đến nay, sau gần 170 được sắc phong Lăng Hải Chữ đã được tôn vinh là di tích văn hóa cấp tỉnh từ năm 2003. Lễ hội hát mừng Ông Cầu Ngư ở Lăng Hải Chữ năm nay được chia làm hai phần: phần lễ và phần hội. Trong phần lễ các vị chức sắc cao niên tiến hành các nghi lễ cầu quốc thái dân an, mùa thuận gió hòa, thu được nhiều sản phẩm trong những chuyến ra khơi đánh bắt. Trong phần hội, ngư dân địa phương tham gia trò chơi dân gian đua thuyền thúng trên vùng biển Hải Chữ và trình diễn múa siêu nhằm tái hiện lại đời sống sinh hoạt của bà con ngư dân, cổ súy cho tinh thần yêu chuộng lao động, cần cù nhẫn nại, vượt qua mọi cam go thử thách, bám biển quê hương của bà con ngư dân.

Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận

Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận được ví như là cầu nối gắn kết người trồng nho với người tiêu dùng, trong đó khách du lịch được xem là thị trường mới đầy tiềm năng.

ninh thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Nho và Vang Ninh Thuận

Ở tỉnh Ninh Thuận, nho được trồng tại khắp các địa phương. Vì vậy, bên cạnh các tour du lịch trải nghiệm khám phá văn hóa, lịch sử, thiên nhiên, việc trải nghiệm các vườn nho gần các điểm du lịch vệ tinh được tỉnh Ninh Thuận chú trọng. Sự đa dạng hóa sản phẩm du lịch kết hợp với sự đa dạng hóa sản phẩm từ nho đã giúp ngành du lịch nơi đây có nhiều khởi sắc với tốc độ tăng trưởng của ngành Du lịch khoảng 10%.

ninh thuận có lễ hội gì?

Khách du lịch tham quan vườn Nho

Thành công từ các Lễ hội Nho và Vang đã dần ổn định vị thế cây nho trên vùng đất Ninh Thuận. Qua cây nho, giờ đây du khách không chỉ biết đến một tỉnh Ninh Thuận năng động, thân thiện và mến khách, nhiều nhà đầu tư phát triển du lịch trong và ngoài nước cũng chọn tỉnh này làm điểm dừng chân để đăng ký đầu tư.

Sau bài viết này bạn đã nắm được các Lễ hội lớn ở Ninh Thuận rồi chứ? Các lễ hội này thể hiện nét văn hóa đặc sắc của người dân nơi đây, đồng thời cũng là cách để chính quyền Ninh Thuận phát triển nền du lịch địa phương. Chúc các bạn có những chuyến du lịch trải nghiệm Ninh Thuận thật thú vị nhé

Đăng bởi: Trần Thị Thúy Hiền

YOLO! Khám phá các huyện ở Ninh Thuận

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก