Kon Tum Lễ Hội

Kon Tum có lễ hội gì?

Kon Tum có nghĩa là “làng ở vùng hồ”. Đây là tỉnh có cửa khẩu với hai nước Lào và Campuchia nên được gọi là “Ngã ba Đông Dương”. Kon Tum là nơi cư ngụ của đồng bào các dân tộc người Xơ Đăng, Ba Na, Gia Rai, Giẻ Triêng, … với những buôn làng rải rác ở các vị trí khác nhau. Lễ hội của các tộc người ở Kon Tum có dáng vẻ riêng mang tính khu vực. Lễ hội cộng đồng được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống, lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông vô tận; chính từ đó nó chứa đựng một sắc thái văn hóa riêng. Kon Tum có lễ hội gì? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các lễ hội dân gian độc đáo, hấp dẫn ở Kon Tum nhé.

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” – Kon Tum

Chiều 15/12, tại thành phố Kon Tum diễn ra Lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” với sự tham gia của hơn 700 nghệ nhân, nghệ sỹ đến từ các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” – Kon Tum

Tại lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa”, người dân và du khách được thưởng thức những màn trình diễn cồng chiêng, trang phục truyền thống, đi cà kheo… do các nghệ nhân, nghệ sỹ đến từ cộng đồng các dân tộc biểu diễn. Lễ hội đường phố lần này là sự kết tinh của nhiều nền văn hóa từ các cộng đồng dân tộc như Bahnar, Ê đê, Xê Đăng, Mơ Nông, H’rê, Gia Rai, Thái, Mường… Những nét hoa văn trên các trang phục truyền thống, điệu múa mang sắc thái Chăm Pa ở phía Nam cũng được trình diễn tại lễ hội, mang đến cho công chúng nhiều cảm xúc.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội đường phố “Sắc màu văn hóa” – Kon Tum

Xuất phát từ khu vực vòng xoay Bà Triệu, dọc theo trục đường chính Trần Phú – Bạch Đằng, Lễ hội đường phố với những mảng màu đại diện cho sắc thái các dân tộc cùng với tiếng cồng – chiêng hùng vĩ quyện vào những điệu xoang Tây Nguyên huyền diệu đã thu hút hàng ngàn người dân, du khách dõi theo. Lễ hội đường phố là hành trình kết nối những sắc màu văn hóa đa dạng, thành bức tranh sinh động và ấn tượng nhất.

Diễn ra trong thời gian hai giờ, Lễ hội đường phố với chủ đề “Sắc màu văn hóa” đã để lại nhiều ấn tượng mạnh mẽ với công chúng, du khách đến với tỉnh Kon Tum, qua đó góp phần gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, gắn kết nét văn hóa nhiều vùng miền trong khu vực. Đồng thời, tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu về vùng đất – con người – văn hóa Tây Nguyên, những đặc trưng văn hóa trong mạch nguồn di sản “Không gian văn hóa cồng chiêng” đến với nhân dân trong cả nước và bạn bè quốc tế.

Lễ hội Puh Hơ Drih – Kon Tum

Người Rơ Ngao thuộc dân tộc Ba Na (còn được gọi là Ba Na Rơ Ngao) sống tại làng Đắk Wơk, xã Hơ Moong, huyện Sa Thầy. Lễ hội Puh Hơ Drih được tổ chức sau khi người dân Rơ Ngao thu hoạch xong mùa màng.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội Puh Hơ Drih – Kon Tum

Lễ hội của các tộc người ở Kon Tum có dáng vẻ riêng mang tính khu vực. Lễ hội cộng đồng được sản sinh trong điều kiện, hoàn cảnh sống, lao động sản xuất gắn liền với núi rừng mênh mông vô tận; chính từ đó, nó chứa đựng một sắc thái văn hóa riêng – văn hóa lấy con người làm chủ, lấy đất trời làm khuôn mẫu, văn hóa ấy là sự hài hòa của nắng mưa, của núi rừng và nương rẫy.

Lễ hội Puh Hơ Drih diễn ra thường sau khi mùa màng thu hoạch xong, chủ làng tổ chức cho bà con sửa sang máng nước, sửa nhà rông sau đó tổ chức lễ hội. Theo quan niệm của người Rơ Ngao, lễ hội nhằm cầu cho dân làng ấm no, không có chiến tranh, dịch bệnh, xua đuổi tà ma và các thế lực xấu…

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội Puh Hơ Drih – Kon Tum

Lễ hội được tổ chức tại nhà Rông, bắt đầu với các phần lễ cúng tế, hiến tế với các con vật hiến sinh như: gà, heo, bò… Sau đó, tất cả dân làng cùng đánh cồng chiêng, trình diễn trang phục cổ truyền rồi liên hoan ẩm thực, hát dân ca…

Theo người dân trong làng, lễ hội này đã được tổ chức cách đây trên 40 năm, các vật được tế hiến như bò, heo, gà, dê… cùng nhiều món ăn ẩm thực đặc sắc, biểu diễn cồng chiêng, hát dân ca… để cầu mưa thuận gió hòa, mọi người đoàn kết thương yêu nhau, cầu mùa màng tươi tốt bội thu, xua đuổi tà ma, dịch bệnh…

Lễ hội Puh Hơ Drih góp phần phục dựng, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống độc đáo trong các làng đồng bào dân tộc thiểu số ở Kon Tum.

Lễ hội mừng nhà rông mới – Kon Tum

Lễ hội mừng nhà Rông mới của đồng bào dân tộc Giẻ Triêng tại làng Đăk Gô, xã Đăk Kroong, huyện Đăk Glei. Theo tín ngưỡng của đồng bào, con trâu là vật hiến sinh để cúng lễ dâng lên thần linh với mong muốn cầu xin hạnh phúc, hòa bình hay một mùa màng bội thu.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội mừng nhà rông mới – Kon Tum

Người Giẻ Triêng trước đây có cuộc sống du canh du cư. Khi tìm được một địa điểm để lập làng mới, họ thường ở lại khoảng từ 5 – 7 mùa rẫy. Sau khi đất đai đã bạc màu họ đi tìm vùng đất mới để lập làng. Việc đầu tiên khi lập làng mới là phải tìm địa điểm để xây dựng nhà Rông. Mỗi làng Giẻ Triêng thường có từ 25-30 nóc nhà. Sau khi đã làm lễ tế Giàng, họ cùng chung tay xây dựng nhà Rông, ngôi nhà lớn của cộng đồng mình, là nơi để tụ họp bà con, để bàn bạc công việc làm ăn và giải quyết mọi câu chuyện của cộng đồng.

Khi nhà Rông đã hoàn thành, các gia đình đều chung sức vào dựng nhà cho dân làng, từ ngôi nhà chủ làng, các gia đình có vị trí trong làng, sau đó đến những người neo đơn, đàn bà góa không có điều kiện tự làm nhà… Đến khi tất cả các ngôi nhà đã hoàn thành, người Giẻ Triêng làm lễ mừng nhà Rông mới.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội mừng nhà rông mới – Kon Tum

Lễ mừng nhà Rông mới của đồng bào Giẻ Triêng ở Kon Tum được bắt đầu bằng những công việc rất nhỏ: Chị em phụ nữ xuống suối bắt cá, đi hái rau rừng…, các chàng trai vào rừng săn bắn lấy thực phẩm cho lễ mừng nhà Rông mới. Không gian lễ hội mừng nhà Rông mới của người Giẻ Triêng bao giờ cũng phải có cây nêu, rồi đến con trâu. Những chàng trai có bàn tay khéo léo tài hoa sẽ được các già làng chọn vào rừng chặt cây nêu cúng Giàng. Trước khi đi, chàng trai Giẻ Triêng phải lên nhà Rông ngủ chay 3 ngày 3 đêm, sau đó họ xuống suối tắm rửa sạch sẽ rồi mới được vào rừng chặt cây về làm cây nêu.

Có thể nói, cây nêu như một tác phẩm nghệ thuật tổng hợp, mà ở đó hội tụ đủ yếu tố từ hội họa, điêu khắc, nghề thủ công truyền thống… Những cành nêu trĩu nặng tượng trưng cho mùa màng bội thu, tượng trưng những bông lúa, quả bắp trĩu hạt. Cây nêu chính vươn thẳng lên trời cao tượng trưng cho con đường lên trời, chuyển lời cúng của chủ lễ, lời cúng của già làng, chuyển lời cầu xin của bà con lên thần linh trên trời để mong muốn một cuộc sống no đủ, vui vẻ hạnh phúc, không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra, làm ăn mùa sau luôn được nhiều thóc lúa hơn mùa trước; trâu, bò, heo, gà luôn nằm chật gầm sàn, làng không có chiến tranh, dịch bệnh xảy ra…

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội mừng nhà rông mới – Kon Tum

Cùng với cây nêu, thì con trâu cũng là con vật rất có ý nghĩa đối với người Giẻ Triêng. Nếu như với người Kinh, con trâu là đầu cơ nghiệp, thì đối với người Giẻ Triêng, con trâu còn có ý nghĩa hơn thế, nó là một người bạn thân thiết, đó là con vật thiêng liêng của họ. Bởi đồng bào Giẻ Triêng theo chủ nghĩa đa thần, con trâu là vật thiêng liêng cúng Giàng, là vật thế mạng họ để cầu xin thần linh cho buôn làng khỏe mạnh, vì vậy họ vô cùng yêu quý con trâu. Chính vì vậy, trong lễ mừng nhà Rông mới không thể thiếu lễ đâm trâu.

Một nghi lễ hết sức đặc biệt trước ngày diễn ra lễ đâm trâu là lễ “khóc trâu”. Khi mặt trời của ngày hôm trước đã lặn, con trâu đã được cột vào thân cây nêu, bà con trong làng tổ chức đánh cồng chiêng, khóc trâu suốt một đêm ròng. Họ cảm ơn con trâu đã vất vả, đã phải chịu đựng hy sinh, chịu đựng đau đớn thay họ để làm vật hiến sinh cúng Giàng, để cầu cho dân làng họ được khỏe mạnh, no ấm… Sau một đêm đánh cồng chiêng múa hát cùng trâu, than thở cùng trâu, tâm sự cùng trâu, cầu xin trâu giúp đỡ họ… mới đến lễ đâm trâu.

Ngày hôm sau, trước khi tiến hành nghi lễ đâm trâu, già làng sẽ thực hiện nghi lễ để con trâu trở thành con trâu thiêng, trở thành vật hiến sinh cúng Giàng của người Giẻ Triêng. Họ cắm vào sừng trâu những chùm hoa sặc sỡ. Sau khi nghi lễ được tiến hành xong, người dân trong làng hò reo, các chàng trai vừa nhảy vừa đánh cồng chiêng vòng quanh cây nêu và con trâu. Những phụ nữ cùng nhau múa những điệu múa mộc mạc đơn giản nhưng vô cùng sinh động thể hiện những động tác trong lao động sản xuất của người Giẻ Triêng, từ làm cỏ lúa, gieo hạt, xua đuổi sâu bọ phá hại mùa màng đến những động tác thể hiện việc chào mời khách vào cùng chơi, cùng vui hội với họ… Khi những người tham gia lễ hội như được thông linh với thần, họ trở nên thăng hoa, nhịp chiêng của các chàng trai ngày càng náo nức, nhộn nhịp, các cô gái cũng chuyển từ điệu múa xoang sang điệu Bông rốk vô cùng mạnh mẽ… Theo sự phân công của già làng, một chàng trai khỏe mạnh trong làng cầm giáo đuổi theo và đâm vào con trâu thiêng đã được cột sẵn. Sau một vài nhát giáo đâm tượng trưng, người trong làng đưa trâu đi mổ, thịt trâu được chia đều cho tất cả mọi người dân trong làng, ai cũng có phần để được may mắn.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội mừng nhà rông mới – Kon Tum

Lễ hội đâm trâu kết thúc, mọi người được mời vào nhà Rông, cùng đánh cồng chiêng, cùng múa điệu Bông rốk, cùng uống rượu thiêng… để mừng làng mới, mừng nhà mới, và mừng một vụ mùa bội thu sắp tới.

Lễ hội mừng lúa mới – Kon Tum

Như bao dân tộc khác sinh sống tại mảnh đất Tây nguyên thì mảnh đất Kon Tum hàng năm diễn ra nhiều hoạt động văn hóa, thể thao, lễ hội…cực kỳ sôi nổi. Và trong số đó có một lễ hội cực kỳ nổi tiếng của đồng bào dân tộc Xơ Đăng mà thu hút du khách 4 phương đó chính là lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum. Lễ hội này được tổ chức hàng năm vào khoảng tháng 10 khi lúa đã bắt đầu chín rộ. Đây được xem một trong những lễ hội Kon Tum đặc sắc giúp mỗi chúng ta sẽ hiểu hơn về phong tục, tập quán, nếp sống, bản sắc của dân tộc nơi đây.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội mừng lúa mới – Kon Tum

Lễ hội mừng lúa mới còn có tên gọi khác là lễ hội ăn lúa mới được tổ chức hàng năm sau khi thu hoạch lúa chín xong. Tại làng Xơ Đăng lễ hội này thường được tổ chức hàng năm bắt đầu từ ngày 25/10. Khi lúa bắt đầu chín rộ thì già làng sẽ lựa chọn ngày tốt để tổ chức cho nghi lễ mừng lúa mới. Và lúc này, các gia đình sẽ chủ động sửa sang lại nhà cửa cho tươm tất bởi theo người Xơ Đăng cho hay làm như thế thần lúa sẽ từ rẫy về nhà mà không bị xa lạ. Ngoài ra, lễ hội lúa mới của người Xơ Đăng có ý nghĩa tốt đẹp là gắn kết cộng đồng và tạo thêm sự đặc sắc cho bức tranh văn hóa của 54 dân tộc anh em thêm rực rỡ.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội mừng lúa mới – Kon Tum

Trong những ngày diễn ra lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum, khắp núi rừng Tây Nguyên lại nhộn nhịp bởi tiếng cồng chiêng, tiếng hát với những trò chơi dân gian cực kỳ đặc sắc…Tất cả đồng bào cứ thế vui hội cho đến khi lửa đã tàn, rượu đã nhạt để rồi khi hết hội người dân lại quay lại với công việc đồng áng thường ngày của mình với mong muốn năm sau sẽ có chiến thắng và thu lượm mùa vàng vang dội.

Và để hiểu biết hơn về tập tục, đời sống văn hóa của đồng bào Tây Nguyên thì hãy tham gia lễ hội mừng lúa mới ở Kon Tum cùng với dân làng Xơ Đăng nha bạn. Chắc chắn sẽ mang đến cho bạn nhiều trải nghiệm thú vị khi được giao lưu văn nghệ, uống rượu ghè và thưởng thức cơm mới trên niềm vui thắng lợi vụ mùa bội thu cùng buôn làng.

Lễ cúng đất làng của người Ba Na – Kon Tum

Lễ hội Cúng Đất làng của người Ba Na được tổ chức hàng năm vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ cúng đất làng của người Ba Na – Kon Tum

Theo quan niệm của người Ba Na (Kon Tum), con người từ khi sinh ra đến khi xuống mồ phải trải qua nhiều quá trình của mối quan hệ ứng xử; mối quan hệ Người – Người (cá nhân với cá nhân), mối quan hệ cá nhân với cộng đồng; mối quan hệ cá nhân, cộng đồng với đấng siêu nhiên – Giàng. Trong khi điều kiện sinh tồn của các dận tộc còn gặp rất nhiều khó khăn phải chống chọi với thiên nhiên, thú dữ, bệnh tật, đói nghèo, chết chóc… mà trình độ nhận thức khoa học của con người hạn chế. Do đó, vòng đời người cũng gắn liền với hệ thống Lễ – Hội tương ứng trong mỗi thời kỳ, tình huống cụ thể. Có Lễ Bỏ Mả (Pơ Thi), Lễ Ăn Trâu, Lễ hội mừng Nhà rông mới, Lễ cúng Đất làng…

kon tum có lễ hội gì?

Lễ cúng đất làng của người Ba Na – Kon Tum

Dân làng Ba Na làm lễ cúng đất làng vào cuối tháng 2 đầu tháng 3 âm lịch khi chuẩn bị vào vụ sản xuất hoặc khi dọn đến vùng đất mới. Trước hôm dựng làng đồng bào Ba Na làm lễ kéo dài 2 ngày. Họ khấn các thần linh phù hộ cho công việc làm ăn thuận lợi, và thông báo cho thần linh biết công việc làm ăn trong năm mới.

Lễ hội “Ngăh Yang pơ dei kăm hau” của người Jrai A ráp ở Sa Thầy – Kon Tum

“Ngăh Yang pơ dei kăm hau” là lễ hội cúng Yàng trước khi đưa lúa về kho của người Jrai A ráp. Vào khoảng tháng 9, tháng 10 hàng năm, khi những bông lúa ngoài rẫy sắp bước vào kỳ chín rộ, già làng liền triệu tập một cuộc họp gồm những người có trách nhiệm, bàn bạc công việc chuẩn bị cho lễ hội.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội “Ngăh Yang pơ dei kăm hau” của người Jrai A ráp ở Sa Thầy – Kon Tum

Tuỳ thuộc vào tín hiệu mùa màng mà quyết định quy mô tổ chức. Sau khi đã thống nhất về thời gian, mức đóng góp của các chủ hộ, già làng với vai trò là tổng chỉ huy, phân công các thành viên thực hiện những công việc cụ thể như mua trâu, dê, heo, gà làm vật hiến tế, chặt cây dựng nêu.v.v..Không khí chuẩn bị nhanh chóng lan toả, tất bật trong mỗi gia đình.

Thông thường, thời gian tiến hành lễ hội được tổ chức trong 3 ngày. Ngày đầu tiên, mọi người tập trung làm cây nêu. Từng nhóm nghệ nhân chịu trách nhiệm mỗi công việc một cách trôi chảy, thành thạo. Già làng chọn vị trí để tốp thanh niên đào hố, cắt máu gà đổ xuống, thắp lửa khấn Yàng rồi dựng cây nêu. Sau đó trâu được dắt về, cột vào thòng lọng kết bằng dây mây vô cùng chắc chắn. Ngay lúc này, một con heo nhỏ được hiến sinh lấy máu quết vào cây nêu. Đêm hôm đó, cả làng không ngủ mà thực hiện lễ thức góp gạo thiêng. Một ban đại diện đốt đuốc đi đến từng nhà, chủ hộ lấy một nắm gạo thơm góp vào gùi chung của làng để đưa về nhà rông.

Ngày thứ hai mới thực sự là chính lễ. Khi mặt trời vừa thức, cồng chiêng vang lên. Âm thanh rộn rã của chiêng bằng, chiêng núm vọng vào vách núi, trầm bổng lan toả trong không gian như báo với thần linh dân làng bắt đầu hành lễ. Già làng trong trang phục truyền thống, vai mang kiếm, tiến hành các nghi thức rắc gạo thiêng, dâng rượu thiêng, khấn Yàng và nhảy múa rồi chém nhẹ vào mình trâu. Gọi là chém vì người Jrai A ráp chỉ đâm trâu khi mừng chiến công, mừng chiến thắng. Tiếng cồng chiêng vang lên rộn rã, trầm hùng. Vòng xoang bắt đầu hình thành rộng dần, nhiều lớp dần. Trâu được tốp thanh niên lực lưỡng quật ngã, cắt lấy máu, treo đầu và đuôi lên cây nêu. Lúc này bên trong nhà rông đã chuẩn bị sẵn hai ghè rượu thiêng, giá trị mỗi ghè lên đến vài chục con trâu. Cùng với rượu, một ít tim, gan trâu được bỏ vào vật dụng đan bằng cây lồ ô tươi, kết hoa văn vô cùng tinh tế để dâng lên Yàng. Già làng tiếp tục chủ trì nghi lễ, với lời khấn đại ý cảm ơn Yàng đã cho mưa, nắng thuận hoà, cây lúa không bị con heo, con nai, con chuột rừng phá hoại. Nghi lễ này chỉ có già làng và những người uy tín, dân làng kính trọng mới được tham gia. Mọi người vừa lầm rầm khấn cầu, vừa chấm ngón tay vào ghè rượu thiêng rồi đưa lên miệng ngậm. Tiếp đến là lễ thức nắm dây, một thủ tục tâm linh vô cùng độc đáo gọi là Hrế Prang được tiến hành. Sợi dây cột từ cổ ghè rượu thiêng, dòng xuống bên dưới nhà rông, dân làng nắm vào đó tạo thành dòng người tiếp nối dài ra mãi. Theo quan niệm, sợi dây là mối liên hệ giao cảm giữa con người với thần linh. Khi nắm dây, những mong muốn của mỗi người sẽ được thần linh chấp nhận giúp đỡ. Nắm dây còn biểu hiện tính cộng đồng rất cao, mang ý nghĩa gắn kết mọi thành viên trong làng như một khối thống nhất. Phần nghi lễ đến lúc này coi như đã hoàn tất. Mọi người bắt tay vào chia thịt cho các hộ. Đồng thời từ các hướng, dân làng cõng rượu đến góp để chuẩn bị cho phần hội thâu đêm. Những ghè rượu cứ nối tiếp nhau thành hàng, thành lối. Chủ ghè vồn vã mời khách hết căn này đến căn khác, khách phải uống cho thật say mới thực tình. Khi đã chuếnh choáng hơi men, cũng là lúc những điệu hát giao duyên bắt đầu cất lên, cùng những ánh mắt đắm say, tình tứ.

Ngày thứ ba chỉ mang tính nội bộ. Già làng và những người có trách nhiệm xem xét những cái được và chưa được về lễ hội vừa tổ chức để rút kinh nghiệm. Tiếp tục ăn đầu trâu, uống rượu, bàn việc thu hoạch lúa đại trà sao cho nhanh gọn, tránh thất thoát. Trồng cây Pơ lang, một nhánh nhỏ như cây gậy nằm giữa các cột “Gưng”. Đây là loại cây có sức sống mãnh liệt, tượng trưng cho sức mạnh của cộng đồng và kết thúc bằng việc treo xương đầu trâu lên mái nhà rông.

kon tum có lễ hội gì?

Lễ hội “Ngăh Yang pơ dei kăm hau” của người Jrai A ráp ở Sa Thầy – Kon Tum

Lễ hội “Ngăh Yang pơ dei kăm hau” thực chất là một cách thể hiện văn hoá ứng xử của con người với thần linh. Nó xuất phát từ cuộc sống lao động sản xuất vốn phụ thuộc rất nhiều vào thiên nhiên. Theo cách nghĩ của người Jrai A ráp, nhờ có Yàng che chở, phù hộ nên thóc lúa mới đầy kho. Vì vậy tổ chức lễ hội là để tỏ lòng biết ơn, là hành động trả nghĩa đối với thần linh. Đồng thời thông qua lễ hội, là dịp để từng thành viên trong cộng đồng làng nhận thức rõ trách nhiệm, quyền lợi của mình. Biểu hiện rõ nhất trong lễ thức nắm dây, ai không tự nguyện tham gia, có nghĩa người đó tự tách ra khỏi cộng đồng. Lễ hội còn là môi trường nhằm thoả mãn nhu cầu được giao lưu của con người, sau những tháng ngày lao động miệt mài vất vả. Trải qua bao đời nay, mặc dù chịu nhiều tác động của môi trường xã hội, thiên nhiên…nhưng lễ hội “Ngăh Yang pơ dei kăm hau” vẫn được người Jrai A ráp lưu giữ, khẳng định sức sống mãnh liệt trong cuộc sống tinh thần của cộng đồng. Ở lễ hội này, yếu tố duy tâm giống như một lớp bụi mờ, phía sau nó lấp lánh những giá trị văn hoá vượt ngưỡng tâm linh.

Kon Tum có lễ hội gì? Trên đây là danh sách những lễ hội tại Kon Tum đặc sắc mà bạn nên tham gia khi du lịch tới miền đất này. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cuộc sống, những phong tục, tập quán của con người nơi đây. Chúc các bạn có những chuyến du lịch trải nghiệm Kon Tum thật thú vị nhé.

Đăng bởi: Dân Nông

YOLO! Khám phá các huyện ở Kon Tum

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก