Đắk Lắk Lễ Hội

Đắk Lắk có lễ hội gì?

Đắk Lắk – vùng đất thấm đượm hơi thở của núi rừng bao la đã khiến bao du khách choáng ngợp bởi khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ. Hơn thế, những lễ hội Đắk Lắk đậm bản sắc văn hóa dân tộc còn khiến trái tim bao người tham gia rung động, thổn thức mãi không thôi. Đắk Lắk có lễ hội gì? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi khám phá các lễ hội dân gian độc đáo, hấp dẫn ở Đắk Lắk nhé.

Lễ hội cồng chiêng – Đắk Lắk

Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng tại Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội cồng chiêng – Đắk Lắk

Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình.

Lễ hội cồng chiêng là một lễ hội được tổ chức hàng năm theo hình thức luân phiên tại các tỉnh có văn hoá cồng chiêng tại Tây Nguyên. Lễ hội được tổ chức nhằm quảng bá hình ảnh Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Đó không những là một sự kiện quan trọng của người dân tây nguyên mà còn cả với đất nước Việt Nam. Trong lễ hội nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình bày, biểu diễn không gian văn hoá của dân tộc và của tỉnh mình.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội cồng chiêng – Đắk Lắk

Do mang đậm màu sắc du lịch nên nó thường được giới thiệu trong các chương trình du lịch như của du lịch Đắk Lắk. Những lễ hội dân gian đặc sắc của các dân tộc Tây Nguyên sẽ được dựng lại, nhằm kêu gọi cộng đồng cùng chung sức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của cư dân các dân tộc. Đồng thời giới thiệu với du khách những thành tựu về kinh tế, văn hóa và tiềm năng du lịch của các dân tộc Tây Nguyên.

Trong mỗi lễ hội, cồng chiêng là phương tiện duy nhất để con người thông linh (với thần), giao hòa với trời đất và giao tiếp trong cộng đồng. Đánh cho khỉ trên cây cũng quên bám chặt vào cành đến ngã xuống đất/ Đánh cho ma quỉ mải nghe đến quên làm hại người (Trường ca Đam San). Sử thi của người Êđê, M’Nông còn kể lại những cuộc “chiến tranh” giữa các bộ tộc nhằm chiếm đoạt cồng chiêng.

Các tộc người Tây nguyên quan niệm nhạc cụ như con người – càng nhiều tuổi tiếng nói càng được tôn trọng. Cồng chiêng càng lâu năm, trải qua nhiều lần nghi lễ càng thiêng.

Lễ hội cà phê Buôn Ma Thuột – Đắk Lắk

Buôn Ma Thuột mỗi mùa một vẻ, nhưng vào mùa xuân thì Buôn Mê đẹp hơn tất thảy, với 4 mùa trong một ngày, với những nông trại phủ trắng hoa cà phê. Đây cũng chính là thời điểm vùng đất cao nguyên đại ngàn náo nhiệt nhất và thu hút du khách từ nhiều nơi đến đây để tham dự Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột – Đắk Lắk

Buôn Ma Thuột là thành phố nằm ở Cao nguyên phía tây miền Trung của Việt Nam thuộc tỉnh Đăk Lăk, Đăk Lăk có điều kiện khí hậu mát mẻ, ôn hòa. Đắk Lắk có vị trí nằm ở trung tâm vùng đất đỏ Bazan, thích hợp với cây công nghiệp và cây lấy gỗ. Đặc biệt là cây cà phê, cao su, thuận lợi cho việc phát triển vùng chuyên canh cây công nghiệp cho địa bàn tỉnh nói riêng và Việt Nam nói chung.

Nơi đây tập trung rất nhiều các dân tộc anh em cùng nhau chung sống trên mảnh đất cao nguyên: Dân tộc Kinh, dân tộc Êđê, dân tộc Giarai, dân tộc M’nông, dân tộc Thái, dân tộc Tày, dân tộc Nùng, dân tộc Dao… Mỗi dân tộc có nếp sống văn hóa riêng rất đặc sắc, góp phần làm phong phú, đậm đà bản sắc văn hóa vùng Tây Nguyên.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột – Đắk Lắk

Nhắc đến Buôn Ma Thuột là người ta nói ngay đến một thương hiệu vùng Cà phê nổi tiếng hàng đầu Việt Nam và đã vươn ra, khẳng định vị trí của mình trên thị trường Thế giới, được nhiều người ví như miền đất nổi danh nhất về Cafe ở Việt Nam. Cũng có lẽ vì thế mà Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột hàng năm được coi là một trong những lễ hội lớn nhất và thu hút được nhiều du khách về với vùng đất cao nguyên đại ngàn này.

Du khách thường chọn đến Buôn Ma Thuột vào thời gian mùa hè để hưởng không khí mát mẻ tại đây. Tuy nhiên không phải ai cũng biết Buôn Ma Thuột đẹp nhất là vào thời điểm mùa xuân, khi mà đất trời Buôn Mê gom cả 4 mùa vào 1 ngày, khi mà những nông trại cà phê hoa nở trắng phau. Đây cũng chính là lúc Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột – lễ hội lớn nhất năm diễn ra.

Tới đây vào thời điểm Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột, bạn sẽ được sống trong không khí náo nhiệt nhất, thưởng thức hương sắc ngọt ngào quyến rũ của những rẫy cà phê bạt ngàn hoa nở rộ. Bạn sẽ ngất ngây trước vẻ đẹp của vô vàn bông trắng tinh khiết nổi bật trên nền xanh mươn mướt của những tán lá cà phê, trông xa xa như những bông tuyết đầu mùa vừa đọng trên cành lá.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội cà phê Buôn Mê Thuột – Đắk Lắk

Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột nhằm quảng bá thương hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột, góp phần nâng tầm giá trị và khẳng định vị thế cà phê Việt Nam trên thị trường thế giới; tôn vinh người trồng, chế biến và kinh doanh cà phê; động viên cộng đồng cùng chung tay vun đắp cho sự phát triển của văn hóa cà phê trên địa bàn Đắk Lắk nói riêng và Việt Nam nói chung. Đặc biệt, điểm mới nổi bật của Lễ hội lần này là chú trọng quảng bá phát triển cà phê đặc sản Việt Nam, từng bước đưa Buôn Ma Thuột trở thành điểm đến của cà phê thế giới.

Ghé thăm Buôn Ma Thuột vào dịp lễ hội năm nay bạn sẽ choáng ngợp trước hàng trăm hoạt động vui chơi giải trí sôi động, phản ánh rõ nét đời sống của những người dân vùng cao Tây Nguyên. Không chỉ tận mắt chứng kiến Hội voi Buôn Đôn, thưởng thức những món ăn truyền thống qua Hội thi Ẩm thực Tây Nguyên, tham gia Đua thuyền độc mộc, bạn còn được tìm hiểu những lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ trên địa bàn được tái hiện duy nhất tại lễ hội cà phê.

Lễ hội đua voi – Đắk Lắk

Lễ hội đua voi là một trong những lễ hội quan trọng trong hệ thống các lễ hội cổ truyền của người vùng cao Tây Nguyên, Việt Nam. Lễ hội được tổ chức vào tháng 3 hàng năm, với mục đích là nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi ở Tây Nguyên.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội đua voi – Đắk Lắk

Lễ hội này nhằm tôn vinh tinh thần thượng võ và tài nghệ thuần dưỡng voi của người dân bản địa. Tuy nhiên, lễ hội không được quảng bá rộng rãi như lễ hội cồng chiêng nên rất ít du khách đến đây đúng vào thời điểm này. Điều đặc biệt của lễ hội là mang tính truyền thống cao, chưa bị thương mại hóa.

Lễ hội đua voi được tổ chức tại một khu đất trống, khá bằng phẳng, ít cây của vườn Quốc gia Yok Đôn hoặc một cánh rừng thưa ven sông Sê-rê-pốk. Voi dàn hàng ngang khoảng 10 con hoặc nhiều hơn. Trong sự reo hò, cổ vũ của khán giả, đàn voi đua như hăng hái hơn. Chúng đưa vòi lên cao rồi hạ xuống chào mọi người.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội đua voi – Đắk Lắk

Sau một hồi tù và vang lên báo lệnh xuất phát, đàn voi bật dậy chạy thẳng về phía trước. Đường đua thường khoảng 400-500 mét, đua đường dài khoảng 1-2km. Hai anh nài voi, tiếng địa phương gọi là mơ-gát, ngồi trước và sau điều khiển voi chạy đúng đường và giữ sức bền, tăng tốc…

Khán giả phần đông là người bản địa ăn mặc thổ cẩm sặc sỡ hoa văn đứng hai bên đường hò hét tạo nên một không khí náo nhiệt. Theo người dân địa phương, trước khi vào cuộc đua, voi được đưa đến những đồng cỏ xanh tốt và tẩm bổ thêm bằng các loại củ. Trong thời gian này, voi không làm nặng để dưỡng sức. Vì vậy, khi vào đấu trường, con voi nào cũng rất khỏe mạnh, sung sức.

Người M’nông và một số dân tộc ở Tây Nguyên rất quý voi như người Khmer ở Nam bộ quý con bò. Theo truyền thống, con voi thể hiện sức mạnh của bộ tộc, sự sung túc của gia đình. Chỉ có những gia đình giàu có mới có voi được thuần dưỡng từ voi rừng. Hiện nay, chỉ có Tây Nguyên mới còn voi, nhưng số lượng cá thể đang bị giảm sút đáng kể.

Giới trẻ ở đây trở nên xa lạ với phương thức thuần voi của cha ông ngày xưa mà chủ yếu là chăm sóc và điều khiển voi. Những người thuần voi vì thế càng trở nên hiếm hoi theo thời gian. Hiện nay, công việc này chủ yếu là người lớn tuổi, có vài chục năm kinh nghiệm.

đắk lắk có lễ hội gì?

Vua săn voi” (khun-ju-nốp)

Huyền thoại về thuần dưỡng voi rừng là N’Thu K’Nul, ông sinh năm 1828, mất khi đã thọ được 110 tuổi, ông có danh hiệu là “Vua săn voi” (khun-ju-nốp) do Hoàng gia Thái Lan ban tặng. Ông được xem là người khai sinh nghề săn bắt và thuần dưỡng voi ở Buôn Đôn, một người tù trưởng đầy quyền lực và được nhiều dân tộc kính phục lúc bấy giờ. Theo người dân địa phương, trong đời ông đã thuần dưỡng khoảng 170 con voi rừng, có người lại nói ông thuần dưỡng đến hàng trăm con; trong đó, có một con bạch tượng-loài vật hiếm có. Hiện nay, khu mộ của ông được giữ gìn kỹ lưỡng. Mộ được kết hợp giữa kiến trúc của người M’Nông và người Lào-hai dân tộc chính ở địa phương vào thời điểm đó. Đó như một biểu tượng của truyền thống sức mạnh đoàn kết các dân tộc anh em.

đắk lắk có lễ hội gì?

Mộ Vua săn voi (khun-ju-nốp)

Phần mộ là những chi tiết hình khối đơn giản, trang trí búp sen ở bốn góc và đỉnh. Cạnh mộ Vua săn voi là ngôi mộ hình tháp, có mái nhọn cách điệu nhà rông. Ngôi mộ này do vua Bảo Đại xây dựng cho hậu duệ của N’Thu K’Nul là R’Leo K’Nul, gọi ông bằng cậu. Người ta hay nhầm tưởng ngôi mộ hình tháp là của N’Thu K’Nul. Khu lăng mộ này được nhiều du khách đến chiêm ngưỡng để hiểu rõ hơn về những con người xuất chúng. Về sau, có một số hậu duệ khác của N’Thu K’Nul nối nghiệp, nhưng số lượng voi thuần dưỡng ít hơn và tay nghề kém hơn.

đắk lắk có lễ hội gì?

Khu Du Lịch Buôn Đôn – Đắk Lắk

Quần thể du lịch Buôn Đôn là một không gian đặc trưng, là cái hồn của Tây Nguyên với những cánh rừng già, những con sông cuồn cuộn chảy và những hồ nước lưng chừng trời, lưu giữ nhiều chứng tích lịch sử hình thành vùng đất này. Buôn Đôn thuộc xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, cách TP Buôn Ma Thuột khoảng 42km.

Đến đây, du khách có dịp thưởng thức cồng chiêng, cưỡi voi.Cá trên sông Sê-rê-pốk và hồ Lắk là những đặc sản quý của vùng này. Ai đến đây cũng phải tìm cho bằng được các loại cá bản địa để thưởng thức vì vị ngon và lạ bởi vị trí hiểm trở của nơi chúng sinh trưởng đã tạo sự khác biệt giữa cá sông, hồ Tây Nguyên với cá sông, hồ ở đồng bằng…

Lễ hội đâm trâu – Đắk Lắk

Theo các hành trình du lịch Việt Nam, có dịp về thăm Tây nguyên, bạn sẽ có dịp biết đến những lễ hội khá độc đáo của các dân tộc thiểu số. Trong số các lễ hội tiêu biểu của họ, không thể không nhắc tới lễ hội đâm trâu.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội đâm trâu – Đắk Lắk

Lễ hội đâm trâu là một trong những nét sinh hoạt văn hóa dân gian nổi bật nhất của các dân tộc ở vùng cao này. Có rất nhiều dân tộc khác nhau ở vùng đất Tây Nguyên gắn bó với lễ hội đâm trâu, từ người Bana đến người Ê Đê, Xê Đăng hay Brâu,…đặc biệt là các dân tộc ở tỉnh Đắk Lắk thì lễ hội này là hoạt động văn hóa quan trọng không thể thiếu.

Để chuẩn bị cho ngày lễ đâm trâu, những thanh niên của buôn làng sẽ được phân công vào rừng chặt gỗ và ngọn lồ ô mang về. Ở làng, sẽ được khắc lên câu những hoa văn đặc trưng cho văn hóa tâm linh của dân tộc, sau đó cột này được dựng trước sân nhà Rông để buộc con trâu làm đồ tế lễ.

Lễ hội đâm trâu thường được khai mạc vào giờ sửu. Khi tiếng chiêng, tiếng trống vang lên, mọi người dân trong buôn làng đổ về nhà Rông, quây vòng tròn bên cột đâm trâu đợi già làng cúng lễ.

Lời cầu khấn của già làng xin thần trời, thần nước, thần núi, thần sông đến để chứng kiến ngày hội đâm trâu của buôn làng để phù hộ cho dân làng được mùa màng bội thu, chăn nuôi phát triển,…Sau lời cúng, con trâu đực được chọn làm đồ tế lễ được dắt cột vào cột Gưng.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ hội đâm trâu – Đắk Lắk

Tiếng cồng chiêng tiếp tục nổi lên với nhịp độ nhanh hơn, thanh niên trong làng cùng nhau nhảy múa theo nhạc. Khi những điệu nhảy lắng xuống cũng là lúc những chàng trai khỏe mạnh trong làng đầu chit khăn đỏ tay mang lưỡi kiếm bước ra, vừa nhảy theo tiếng cồng chiêng vừa đấu lưỡi kiếm vào thanh gỗ dài. Bên ngoài những cô gái thi nhau té nước vào.

Sau khi màn múa hát xong thì những thanh niên bắt đầu đâm trâu. Ai mà đâm trâu một nhát chết ngay thì biểu tượng cho sức mạnh, khi trâu ngã xuống thì những thanh niên này xẻ thịt chia đều cho từng gia đình. Riêng đầu râu được gác lên cột lễ để chuẩn bị cho lễ rước đầu trâu lên nhà Rông vào ngày hôm sau.

Trong suốt ngày đêm hôm đó, người dân trong làng sẽ nhảy múa theo tiếng cồng chiêng. Tại sân nhà Rông cũng được tổ chức nhiều trò chơi như đấu vật, đánh roi…

Lễ hội đâm trâu là một lễ hội truyền thống của nhiều dân tộc Tây Nguyên với ý nghĩa tâm linh, biểu tượng cho sức mạnh. Sau lễ hội đâm trâu, theo quan niệm của họ thì những hiềm khích, nỗi buồn sẽ không còn mà thay vào đó là niềm vui để chuẩn bị cho một mùa màng mới. Với những điểm nhấn đặc sắc của lễ hội, hẳn là khi đi du lịch Đắk Lắk đúng dịp, chắc chắn du khách không thể bỏ qua một lần tham dự, để thêm phần hiểu biết về văn hóa lễ hội độc đáo của người dân ở vùng đất này.

Lễ cúng lúa trổ bông – Đắk Lắk

Hằng năm, cứ vào dịp đầu tháng 9 dương lịch, khi cây lúa đã ngậm đòng chuẩn bị trổ bông, các gia đình người M’nông Gar ở huyện Lắk lại rộn ràng chuẩn bị cho lễ cúng cắm cây nêu mừng lúa trổ bông.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ cúng lúa trổ bông – Đắk Lắk

Là một trong 3 lễ cúng trong vòng đời cây lúa (gồm: lễ cúng cắm cây nêu, lễ cúng thu hoạch một nửa diện tích và lễ cúng mừng lúa mới), lễ cúng cắm cây nêu trổ bông được thực hiện đơn giản, lễ vật cũng không quá cầu kỳ nhưng lại có ý nghĩa to lớn vì đây là giai đoạn quan trọng của cây lúa trước khi trổ đòng, lễ cúng được thực hiện để cầu mong cho lúa trổ bông to, hạt nhiều, hạt chắc.

Trước lễ cúng một ngày, đàn ông trong gia đình đã đi rừng chọn cây lồ ô một lứa, to, đẹp, thẳng để làm cây nêu. Công việc này thường dành cho những người khéo tay để làm cây nêu sao cho đẹp, mang nhiều ý nghĩa. Việc làm cây nêu rất được xem trọng vì tính chất thiêng liêng của nó và cũng cần có những kiêng cữ nhất định. Khi chặt cây lồ ô không được nhúng vào nước, không chọn cây cụt ngọn, không được đi vệ sinh; khi về đến nhà không được đặt cây lồ ô nằm xuống đất mà phải dựng thẳng đứng để đề phòng mọi người bước qua sẽ mất thiêng. Cây nêu đã làm xong phải cắm thẳng đứng trước sân nhà, không cắm xiêu vẹo.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ cúng lúa trổ bông – Đắk Lắk

Đồng bào M’nông Gar quan niệm khi làm cây nêu và cắm trên rẫy, các vị thần sẽ trú ngụ trên cây nêu và giữ cho hồn lúa ở yên trên rẫy. Vì vậy, cây nêu được làm như biểu tượng của các chùm lúa sum suê. Thường cây nêu có năm hình chùm lúa xòe ra, biểu hiện cho sự sinh sôi, phát triển, cũng là ước mong cho cây lúa trổ nhiều bông, to bông và chắc hạt.

Tại nhà ông Do Ka Ly (buôn Jiê Yúk, xã Đắk Phơi, huyện Lắk), khi cây nêu chuẩn bị xong, sáng sớm hôm sau cả nhà dậy thật sớm, mỗi người lo một việc để làm lễ cúng tại nhà trước khi lên rẫy cắm cây nêu. Những thứ chuẩn bị gồm: Một ché rượu, một con gà, cơm và cơm rượu được đựng vào vỏ ngô, con gà để trong một cái nia, bên cạnh còn có cây củ dong, mấy bát gạo.

Khi mọi thứ đã xong, ông Do Kaly cắt tiết gà bôi vào các vật dụng trong nhà rồi đọc lời cúng: “Hôm nay, một ché rượu cần, một con gà, một nồi cơm niêu tôi xin dâng lên các vị thần lúa. Thần lúa Pu, thần lúa N’du Yang, thần lúa Ang, thần lúa Trang… đang đua nhau lên đòng trổ bông. Mai này, lúa lên đòng to bằng lá tranh, lá lúa to bằng lá cỏ lâu, thân lúa to bằng sợi mây…’’.

Sau khi ông Do Ka Ly cúng xong thì một vài người họ hàng lại chỗ vợ ông Do Ka Ly để nhận một vài cái cây cùng tô gạo. Trước khi trao, vợ ông Do Ka Ly tiếp tục kể câu chuyện liên quan đến cây lúa, mong muốn may mắn và no đủ sẽ đến với gia đình đến nhận gạo và cây. Cuối cùng họ cùng hôn tay nhau và kết thúc nghi thức. Sau đó mọi người uống rượu cần và nhanh chóng chuẩn bị các thứ để lên rẫy cắm cây nêu.

Lúc này, cơm rượu và cơm đựng trong vỏ ngô đã được phết tiết gà sẽ được vợ ông Do Ka Ly gói lại để cùng các lễ vật khác và cả chiếc xà gạc vào trong gùi. Sau đó, ông cầm cây nêu, bà mang gùi lễ vật bắt đầu cùng mọi người trong buôn đi vào rẫy. Lễ cắm cây nêu mừng lúa trổ bông ngày hôm đó không chỉ diễn ra ở nhà ông Do Ka Ly mà diễn ra tại các gia đình có lúa rẫy. Họ hẹn nhau cùng ra rẫy cắm cây nêu. Đây là phong tục có từ lâu đời và mỗi lần cúng, cả buôn đều rộn ràng như ngày hội từ trên đường ra rẫy cho đến khi về nhà.

Đến rẫy, ông Do Ka Ly chọn nơi lúa đẹp và là trung tâm của rẫy để làm lễ. Ông nhanh chóng trồng cây nêu sao cho thật chắc chắn, trồng các loại cây mang theo vào hai bên cây nêu. Sau đó, đặt cơm rượu vào trước cây nêu và lấy cơm gói trong vỏngô đặt lên thân cây lúa rồi khấn. Sau đó, cả ông và bà đi từng bụi lúa xung quanh cây nêu, phết huyết gà, vừa vuốt ve, vừa trò chuyện như tâm tình với cây lúa, mong lúa hiểu cho tấm lòng của gia chủ mà lớn nhanh, mong các thần phù hộ cho gia đình có vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Trong nghi lễ này, có một vài kiêng kỵ như người cúng không được ăn dưa nước, không được phép uống nước lã, chỉ được uống nước cháo trong bầu.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ cúng lúa trổ bông – Đắk Lắk

Sau khi cắm cây nêu trên rẫy, mọi người trở về nhà để chuẩn bị cho nghi thức cúng tại kho lúa và phần hội của lễ cúng này. Ông Do Ka Ly lại tiếp tục lấy gà làm lễ cúng tại kho lúa và khấn: “Hôm nay, tôi làm lễ cúng cắm cây nêu trên rẫy như ông bà tổ tiên ngày xưa. Hỡi thần đất, thần sông, thần rừng, thần núi, thần cây lúa, thần bồ lúa… khi ông bà tổ tiên qua đời, tôi đã dâng tế một con heo, làm một quan tài cùng với lời khóc than thương tiếc. Ông bà tổ tiên ra đi để lại đất đai, nay tôi làm nương, làm rẫy không lấn chiếm của người khác, mong các vị thần, ông bà tổ tiên làm chứng và phù hộ được mùa màng bội thu…’’.

Sau khi kết thúc lễ cúng, đồng bào M’nông Gar tổ chức ăn uống. Lễ cúng cắm cây nêu mừng lúa trổ bông là một dịp vui để đồng bào thăm hỏi, cùng uống rượu cần, cùng ăn một miếng thịt gà giã măng chua, cùng nhau thổi sáo Nung Pro, cùng đánh chiêng Chưng Ngăn trong không khí rộn ràng. Niềm vui cứ thế diễn ra từ nhà này sang nhà khác trước mùa lúa rẫy trổ bông…

Lễ mừng lúa mới – Đắk Lắk

Lễ mừng lúa mới là hoạt động quan trọng trong đời sống tâm linh của người Xê Đăng, được tổ chức nhằm tạ ơn thần linh đã phù hộ cho mùa màng bội thu và cầu mong năm mới mưa thuận gió hòa, cây cối tươi tốt, người người đều mạnh khỏe, bình an.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ mừng lúa mới – Đắk Lắk

Chương trình Lễ cúng mừng lúa mới diễn ra với phần Lễ và Hội. Ở phần Lễ, già làng làm chủ lễ thực hiện các nghi thức: cúng hồn lúa tại rẫy, lễ rước hồn lúa về chòi (kho), lễ cúng mừng lúa mới tại chòi (nhập hồn lúa), lễ ăn cơm mới và cúng sức khỏe…

Phần Hội diễn ra sôi nổi với các hoạt động như: thổi nhạc cụ dân tộc, đánh trống, diễn tấu cồng chiêng và các điệu múa truyền thống của người Gia Rai như múa “Mừng lúa mới được mùa”, múa xoang: “Mọi người ơi, hòa cùng nhịp xoang Gia Rai”…

Già làng Ama Khang, buôn Treng, xã Ea H’leo, huyện Ea H’leo cho biết, Lễ cúng mừng lúa mới là phong tục lâu đời của đồng bào các dân tộc sống trên dãy Trường Sơn nói chung, người Gia Rai nói riêng, với ý nghĩa tôn vinh hạt lúa của các thần linh (yang) ban cho dân làng; cầu mong các thần linh cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, gia đình sung túc.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ mừng lúa mới – Đắk Lắk

Ngoài việc cúng thần, hồn lúa, tổ tiên, cầu mong sức khỏe cho gia đình, người Gia Rai còn đánh cồng chiêng, vui chơi, ca hát để vui mừng, cùng nhau hưởng thành quả của quá trình lao động sản xuất ra hạt lúa.

Lễ cúng lúa mới không chỉ thể hiện bản sắc văn hóa độc đáo của người Gia Rai, còn đóng vai trò quan trọng trong đời sống tâm linh, tạo thành sợi dây gắn kết cộng đồng người Gia Rai trên khắp các buôn làng. Việc duy trì Lễ cúng lúa mới sẽ góp phần bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của người Gia Rai trong các thế hệ trẻ.

Lễ cúng mừng lúa mới của người Gia Rai là một trong những hoạt động văn hóa góp phần hoàn thành các chương trình hành động của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy Đắk Lắk và Nghị quyết HĐND tỉnh Đắk Lắk về bảo tồn, phát huy di sản văn hóa dân tộc, thực hiện thắng lợi các mục tiêu xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, góp phần bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc tỉnh Đắk Lắk.

Lễ bỏ mả – Đắk Lắk

Dân tộc thiểu số Ê đê là một trong 54(*) nhóm dân tộc ở Việt Nam, có đời sống văn hóa, lễ hội rất phong phú và đa dạng, trong đó lễ bỏ mả của họ là một trong những lễ hội rất đặc sắc. Nó được đánh giá là một lễ hội mang tính tổng hợp văn hóa nghệ thuật nhuần nhuyễn và sinh động bậc nhất Tây Nguyên.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ bỏ mả – Đắk Lắk

Lễ bỏ mả (Pthi atau, brư, muk atau…) của các dân tộc Tây Nguyên (Ê đê, Giarai, Bana…) là một lễ hội lớn mang tính tang lễ mà người sống tổ chức để từ biệt người chết, “tiễn” người chết về nơi cư trú vĩnh viễn (làng ma). Đây là dịp sinh hoạt văn hóa cổ truyền với nhiều hoạt động như: hiến tế bằng súc vật, lễ cúng và chia của cải cho người đã khuất, trình diễn âm nhạc, múa hát…

Theo phong tục của người Ê đê, từ một năm trở lên (có khi ba đến năm năm, hoặc lâu hơn nữa), người chết (hồn chính) được tiễn đi một chuyến vĩnh viễn về buôn của người chết để có khả năng phục sinh, nhập vào cơ thể sống khác. Có điều đặc biệt là những người khi chết đều phải còn thân xác nguyên vẹn thì mới được làm lễ bỏ mả.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ bỏ mả – Đắk Lắk

Do đó, lễ bỏ mả thường được tổ chức đúng một năm của người đã chết, gia đình có thể sửa chữa mả theo ý muốn của gia đình và dòng tộc sao cho đẹp và chắc chắn tùy theo khả năng của mỗi gia đình. Mái bằng ngói hay lá, cột bằng gỗ hay bê tông. Nhưng kích thước thì giống nhau, có phần đất để chôn, có mái trước, mái sau, giống như một căn nhà của người đang sống. Trong một năm đó, họ cũng giăng mùng, treo võng và đem tấc cả những gì thân thuộc đối với họ để đặt cạnh mộ, mục đích để họ tiêu dùng.

Chỉ sau khi làm lễ bỏ mả, người sống mới yên tâm rằng mình đã làm tròn bổn phận với người đã khuất và người chết (tức linh hồn hay ma) mới có thể tái sinh vào kiếp khác, tiếp tục một cuộc đời mới. Chính do ý nghĩa nhân sinh này mà lễ bỏ mả (hay lễ bỏ ma) mặc dù mang hình thức tang lễ những lại là hội lễ lớn nhất, vui nhất. Nhưng sau lễ đó, gia đình không làm bất cứ cái gì đến mả cả, không có đám giỗ hàng năm cho người chết giống như người Kinh.

Để tổ chức được lễ bỏ mả, thì các nhà phải chuẩn bị đủ gạo, thịt, rượu, đồ dùng cúng lễ nói chung rồi báo tin cho họ hàng, buôn làng tới dự. Phải có hàng chục người chặt gỗ, đẽo tượng, làm nhà mả hàng tháng trời trước lễ bỏ mả và có khi lên tới cả trăm người đến dự và ăn uống trong những ngày chính lễ. Tùy theo khả năng gia đình mà sẽ tổ chức khác nhau cho các mả, có gia đình làm 3 – 4 con trâu bò nhưng cũng có gia đình làm đến cả 10 con bò.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ bỏ mả – Đắk Lắk

Trước khi bắt tay làm nhà mả, già làng phải làm lễ cúng gà, khấn ở nhà Rông và ở mả. Người ta còn trồng cây chuối đầu và cuối mộ, thả gà nhỏ vào rừng, tượng trưng cho linh hồn người chết tự do bay đi. Mọi thứ chuẩn bị xong xuôi thì lễ hội bắt đầu. Ngày đầu tiên là ngày bỏ nhà mả cũ, dựng nhà mả mới. Gia chủ thịt lợn (trâu, bò), cúng rượu. Cả buôn làng tới làm giúp, ăn uống, vui chơi như là làm việc nhà mình. Nhà ai có rượu ché (rượu cần) thì mang theo cùng tham gia cùng gia đình. Tiệc được tổ chức từ khoảng trưa cho đến xế chiều sau khi thức ăn được chuẩn bị sẵn từ lúc sáng. Khi dựng xong nhà mả, cả nhà và họ hàng đến đó cúng. Thầy cúng ăn vận nghiêm chỉnh, ngồi bên chén rượu cúng, ngoảnh mặt về phương Đông, đọc lời khấn cầu hồn người chết rất lâm li, thống thiết.

Khi tế cúng vừa xong, thì lập tức, trong ánh lửa bập bùng của hàng chục đống lửa và dưới ánh trăng mát dịu, tiếng cồng chiêng rộn rã nổi lên. Theo nhịp âm thanh cồng chiêng mọi người hòa vào đoàn múa diễu quanh ngôi nhà mồ nhấp nhô huyền ảo trong đêm. Tiếng nhạc cồng chiêng của đêm bỏ mả, như một sức hút diệu kỳ, kéo tất cả dân làng, kéo bà con họ hàng ở buôn gần, buôn xa tới…

Ngày hôm sau, mọi người tập họp tại nhà Rông rồi mới ra nhà mả. Gia chủ sẵn sàng rượu, thịt để làm lễ to hơn. Đây là lễ cúng chính vĩnh biệt hồn người chết (từ nay hồn đã về buôn của người chết để chờ dịp tái sinh): “Xin ma đừng gọi, đừng lại gần, đừng thương yêu con cháu của ma nữa. Chúng tôi đã làm nhà mồ rồi, ché rượu cúng đã đặt xuống mả rồi, con gà con đã được thả rồi… Chúng tôi đã bỏ ma rồi…”.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ bỏ mả – Đắk Lắk

Rồi mọi người vào nhà mả đưa những người góa ra sông tắm, chải đầu, mặc áo váy, khố mới cho họ rồi đưa họ về khu nhà mồ đang rộn ràng tiếng cồng chiêng và nhịp chân múa nhảy. Từ nay, họ đã được giải phóng, đã không còn phải ràng buộc gì với người đã chết nữa. Ai nấy đều vui vẻ, hồ hởi, mời, kéo những người góa vào vòng múa vui của dân làng.

Lễ bỏ mả là một lễ hội gắn với việc tang nhưng lại vui vẻ, hào sảng như một ngày hội. Bởi, theo quan niệm của đồng bào Tây Nguyên, càng sớm làm lễ bỏ mả thì linh hồn người chết càng sớm được nhập vào trẻ sơ sinh mà quy về dương thế, sống với đồng tộc. Hơn nữa, đây là dịp thể hiện trách nhiệm cộng đồng, gia đình, người thân với người đã khuất. Và, một lý do nữa, chỉ sau khi đã làm lễ bỏ mả, thì vợ hoặc chồng của người chết mới được tái giá. Rõ ràng, việc làm lễ ở đây không chỉ vì người chết, mà còn vì người sống nữa. Đó là chưa kể những nhà mồ với tượng, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, trang trí, … là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và quý giá, đang ngày càng được chú ý giữ gìn và bảo vệ.

Lễ cúng bến nước – Đắk Lắk

“Hỡi các thần linh ở bốn phương Đông, Tây, Nam, Bắc. Hôm nay chúng tôi cúng bến nước, xin thần nước bảo vệ sức khoẻ cho đồng bào, nước luôn luôn chảy trong, chảy suốt, chảy sạch. Xin tổ tiên, thần nước phù hộ buôn làng đoàn kết, con cháu thảo hiền…” – Lời khấn của vị thầy cúng âm vang cả núi rừng, mở đầu phần nghi thức Lễ Cúng bến nước, một trong những phong tục đẹp của người Êđê ở Tây Nguyên.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ cúng bến nước – Đắk Lắk

Hàng năm, vào khoảng giữa cuối tháng Chạp, sau khi thu hoạch xong mùa màng, bà con Êđê sắm sanh lễ vật để cúng bến nước, cầu thần linh ban phước cho dân làng dồi dào sức khoẻ, làm ăn khá giả, buôn thôn đoàn kết.

Lễ vật cúng thần bến nước của người Êđê gồm một con heo có đốm trắng trên đầu và ché rượu cần. Tại bến nước, bà con dựng cái cổng bằng tre lô ô để báo cho dân làng biết ngày tổ chức lễ cúng, không được lấy nước tại bến.

Sau phần khấn tế của thầy cúng, những thiếu nữ Êđê xinh đẹp được buôn làng tuyển chọn, thướt tha trong bộ đồ truyền thống sẽ nhẹ nhàng múc từng bầu nước mát dưới bến, mang về phân phát cho người dân trong buôn để lấy lộc.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ cúng bến nước – Đắk Lắk

Già Y Nguê Mlô (66 tuổi, ở buôn Kô Tam, xã Ea Tu, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) cho biết tục cúng bến nước của người Êđê có từ xa xưa, khi hình thành các buôn làng. Cúng bến nước để các vị thần nước, thần núi, thần sông… biết được nơi đó có dân làng sinh sống mà ban sức khoẻ, làm ăn khấm khá; hơn thế nữa bà con trong buôn luôn yêu thương nhau, sống thủy chung, trước sau như một.

“Nước đối với chúng tôi quan trọng hơn bất cứ thứ gì trên đời. Không có nước thì khó sống nổi vài ngày, nên người Êđê thờ thần nước như thờ tổ tiên nhà mình vậy”, già Mlô nói.

đắk lắk có lễ hội gì?

Lễ cúng bến nước – Đắk Lắk

Cũng như các nghi lễ khác của người Êđê, tiếng cồng chiêng không bao giờ thiếu trong lễ cúng bến nước. Hàng trăm người dân Êđê tập trung về nhà cộng đồng của buôn làng để mở tiệc, uống rượu cần và nhảy múa vui chơi.

Lễ cúng bến nước là một hình thức sinh hoạt văn hóa cộng đồng mang nhiều ý nghĩa tích cực trong đời sống tâm linh của người Êđê cần được bảo tồn và phát huy. Không chỉ đơn thuần là tín ngưỡng, phong tục này giúp người dân nâng cao ý thức về tầm quan trọng của nước trong đời sống thường ngày để giữ gìn, bảo vệ.

Đắk Lắk có lễ hội gì? Trên đây là danh sách những lễ hội Đắk Lắk đặc sắc mà bạn nên tham gia khi du lịch tới miền đất này. Hi vọng bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn cuộc sống, những phong tục, tập quán của con người nơi đây. Chúc các bạn có những chuyến du lịch trải nghiệm Đắk Lắk thật thú vị nhé.

Đăng bởi: Phạm Thị Minh Nguyên

YOLO! Khám phá các huyện ở Đắk Lắk

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก