Bình Thuận Lễ Hội

Bình Thuận có lễ hội gì?

Bình Thuận là một trong những vùng đất có sự góp mặt của nhiều sắc tộc anh em Việt Nam, đa dạng về văn hóa tín ngưỡng vì thế khi du lịch Bình Thuận vào bất cứ dịp nào trong năm, du khách hầu như cũng có thể dễ dàng được chứng kiến các lễ hội địa phương diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút đông đảo đồng bào tham gia. Bình Thuận có lễ hội gì? Trong bài viết này hãy cùng chúng tôi điểm qua các lễ hội lớn trong năm của cư dân vùng đất Bình Thuận này nhé.

Lễ hội Dinh Thầy Thím – Bình Thuận

Dinh Thầy Thím thuộc địa phận xã Tân Tiến, thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận, được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1997. Đây là một địa chỉ tâm linh, tín ngưỡng nổi tiếng ở Bình Thuận, được đông đảo du khách thập phương, trong đó có cả bà con kiều bào trên thế giới biết và tìm đến hành hương chiêm bái, nhất là vào dịp lễ hội Dinh Thầy Thím tổ chức vào trung tuần tháng 9 âm lịch hàng năm.

bình thuận có lễ hội gì?

Dinh Thầy Thím – Bình Thuận

Theo truyền thuyết, nhân vật Thầy Thím đã có nhiều công lao to lớn giúp đỡ dân nghèo bốc thuốc chữa bệnh, đóng ghe thuyền giúp ngư dân, khai hoang đồng ruộng… Lễ hội về sự tích Thầy Thím là tài sản vô giá của nhân dân làng Tam Tân, thị xã La Gi nói riêng và Bình Thuận nói chung. Ngày nay, Lễ hội Dinh Thầy Thím đã trở thành nét văn hóa truyền thống của không chỉ riêng người dân địa phương mà còn thu hút hàng trăm nghìn lượt du khách khắp nơi về tham gia lễ hội.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Dinh Thầy Thím – Bình Thuận

Diễn ra trong 3 ngày (12 – 14/10), Lễ hội được tổ chức trong không gian văn hóa đặc trưng, đậm nét dân gian với nhiều hoạt động đặc sắc. Phần lễ là một chuỗi các nghi thức truyền thống như: lễ nghinh Thần, rước sắc phong, lễ nhập điện an vị, thỉnh thực, giỗ Tiền Hiền và cúng binh gia…

Để tạo sân chơi cho du khách, phần hội gồm các trò chơi dân gian đậm nét xứ biển như: Trò chơi khiêng thúng ra khơi, hội thi gánh cá, đan lưới, kéo co… Ngoài ra, lễ hội còn diễn ra các hoạt động giao lưu văn hóa, ca nhạc tạp kỹ và trưng bày hình ảnh về sự tích Thầy Thím…

Lễ hội Dinh Thầy Thím nhằm tưởng nhớ công đức của Thầy Thím lúc sinh thời đã chữa bệnh cứu người, giúp ngư dân, cầu cho mưa thuận gió hòa. Đồng thời lễ hội nhằm giáo dục truyền thống tốt đẹp lòng yêu nước, yêu quê hương, xây dựng lễ hội đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc.

Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân – Bình Thuận

Lễ hội Nghinh Ông Quan thánh Đế Quân ở Bình Thuận được tổ chức hai năm một lần, vào năm chẵn dương lịch (ngày rằm tháng 7 âm lịch) tại Quan Đế Miếu thành phố Phan Thiết.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân – Bình Thuận

Lễ hội là dịp để cộng đồng người Hoa tại Phan Thiết thể hiện đức tin đối với Quan Thánh Đế Quân (tức Quan Công), cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt, cuộc sống ngày càng ấm no hạnh phúc. Đây là nét văn hóa truyền thống đặc sắc của người Hoa sinh sống tại Bình Thuận được gìn giữ và bảo tồn từ nhiều năm nay.

Lễ hội được chia thành hai phần lễ và hội. Phần lễ diễn ra trong hai ngày với 16 nghi lễ dân gian truyền thống được các thế hệ người Hoa ở Phan Thiết bảo lưu và kế thừa như: Lễ thỉnh Thánh Mẫu, lễ thỉnh kinh, lễ thỉnh nước, lễ thỉnh Chiêu Ứng công, lễ khai kinh, lễ yết Quan Thánh và các vị tiền hiền… Sau khi kết thúc các nghi lễ, phần hội của lễ hội Nghinh Ông bắt đầu vào ngày thứ ba.

Đây là nội dung quan trọng và gây ấn tượng nhất của lễ hội. Nghinh Ông là nghi thức rước linh vị Ông đi qua các con đường có đông người Hoa sinh sống, buôn bán, trong đó phải ghé thăm bốn Hội quán của người Hoa ở Phan Thiết gồm: Quảng Đông, Phúc Kiến, Triều Châu và Hải Nam. Vì họ quan niệm rằng, phải có Ông ghé thăm Hội quán của các Bang thì bà con làm ăn mới thuận lợi, cuộc sống mới ấm no hạnh phúc.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Nghinh Ông Quan Thánh Đế Quân – Bình Thuận

Từ sáng sớm, xuất phát từ Quan Đế Miếu, đoàn Nghinh Ông gồm nhiều bộ phận hợp thành với khoảng 1.000 người tham gia diễu hành trên các đường phố Phan Thiết theo thứ tự: Cùng với diễu hành là phần trình diễn múa rồng, múa lân, đồng tử bái Quan Âm, bát tiên, bát bửu, các điệu múa dân gian như gánh hoa, múa quạt… và những trò diễn mang mầu sắc của lễ hội hóa trang hiện đại như hóa trang nhân vật Châu Xương, Quan Bình, lính hầu ngựa… Tất cả những trò diễn, điệu múa thật sự là một ngày hội dân gian sống động giữa đường phố của Phan Thiết, thu hút hàng chục nghìn người dân địa phương, các vùng lân cận cùng du khách thập phương đến xem và thưởng thức.

Đến quá trưa, đoàn rước đưa kiệu Ông và kiệu các vị Thánh thần quay về lại Quan Đế Miếu, nghi lễ đón đoàn Nghinh Ông về được thực hiện và kết thúc lễ hội…

Lễ Hội Mbăng Katê – Bình Thuận

“Mbăng” Katê tức là ăn lễ Katê của người Chăm. Lễ hội là dịp để hội tụ gia đình dâng cúng tổ tiên, ông bà, những người có công. Lễ Katê thường diễn ra vào ngày đầu tháng 7 Chăm lịch – khoảng tháng 10 Dương lịch và kéo dài đến một tháng. Vào những ngày này, các tháp Chăm ở dải đất miền Trung đầy sắc màu trong không gian rộn ràng.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ Hội Mbăng Katê – Bình Thuận

Nhắc đến lễ Katê, nhiều người nghĩ đến đến 2 khu tháp Chăm ở Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) và Phan Rang-Tháp Chàm (tỉnh Ninh Thuận) là nơi diễn ra các nghi thức thờ cúng được giữ gìn lưu truyền từ bao đời. Khoảng năm năm trở lại đây, nghi thức cổ truyền đã được phục dựng lại tại khu vực tháp Pô Sah Inư ở thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận. Hiện nay thay vì vượt đường xa đến Phan Rang, Nha Trang để “Mbăng” Katê, nhiều người chọn điểm đến là Phan Thiết dự lễ.
Quần thể tháp Pô Sah Inư gồm 3 tháp tồn tại khoảng 10 thế kỷ nằm trên đồi Bà Nài, gần lầu Ông Hoàng thuộc phường Phú Hài, thành phố Phan Thiết. Tương truyền rằng, công chúa Pô Sah Inư – con gái của vua Para Chanh là một người tài sắc vẹn toàn. Bà có công dạy cách ứng xử, dạy nghề đánh cá, làm gốm, dệt vải cho cư dân Champa ở Pajai – tức Phú Hài. Người dân rất tôn kính bà. Bà được nhân dân thần thánh hóa và lập đền thờ để ghi công… Tháp thờ công chúa có cách nay hơn 5 thế kỷ hiện nay chỉ còn lại nền móng bằng gạch. Tuy nhiên, quần thể tháp vẫn mang tên công chúa.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ Hội Mbăng Katê – Bình Thuận

Lễ Katê của người Chăm có thể hiểu như lễ Đon-ta của người Khmer, tức là lễ để tưởng nhớ những người đã khuất vào thời điểm thu hoạch vụ mùa đã xong. Những người tại thế dâng cúng những gì mình làm ra lên tổ tiên, thần linh đã phù hộ mình và mang lại mùa màng tươi tốt trong suốt năm qua. Nếu người Khmer múa lâm-thôn trong tiếng nhạc ngũ âm rộn ràng thì những K’lu (con trai) và những Kamei Tàrà (con gái) người Chăm cũng uyển chuyển trong các điệu múa dân gian. Tiếng trống Ba-ra-nưng rộn ràng hòa điệu cùng tiếng kèn Sa-ra-nai réo rắt, tạo nên những cung bậc âm thanh trầm bổng giữa núi đồi. Hằng năm, dịp lễ Katê, người Chăm khắp nơi trong tỉnh đổ về đây cúng tháp trước khi làm lễ Katê ở làng và gia đình.

Sau khi các hoạt động cúng bái tại tháp đã xong, người người nhóm họp trước cửa tháp hòa mình vào những vũ điệu, âm thanh của các nghệ nhân. Nếu vũ điệu Apsara uyển chuyển thì vũ điệu múa dâng quả nhịp nhàng và rộn ràng. Du khách đứng xem cũng lắc lư, vui say cùng điệu nhạc.

Không khí lễ hội “Mbăng” Katê ở Phan Thiết bởi không kém so với ở Nha Trang và Phan Rang. Du khách tự do hòa mình vào không gian lễ hội, tham gia vào các vũ điệu hay trổ tài vỗ trống, thổi kèn theo sự hướng dẫn của các nghệ nhân. Dịp này, các phụ nữ Chăm cũng trình làng các khung dệt tại sân tháp để biểu diễn các “ngón” dệt thổ cẩm độc đáo. Du khách có thể ngồi vào khung dệt để dệt những đường thổ cẩm làm quà lưu niệm cho người thân, bạn bè. Người Chăm vốn rất thân thiện nên du khách dễ bị thuyết phục ngay lần tiếp xúc đầu tiên. Đó cũng chính là “sản phẩm du lịch” giữ chân được du khách và lôi kéo khách đến lễ hội.

Nếu còn nhiều thời gian, du khách có thể đến các làng của người Chăm ở Ma Lâm, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình… để ăn lễ Katê làng rồi đến gia đình sau khi kết thúc lễ ở Kalan (tháp)

Lễ hội cầu ngư – Bình Thuận

Hàng năm, tại Vạn Thủy Tú (Bình Thuận) – nơi trưng bày một bộ xương cốt cá Ông (cá voi) thuộc loại lớn nhất nước – đều tổ chức Lễ hội cầu ngư. Một năm tại đây tổ chức tới 5 lần lễ hội này.Đại lễ cầu ngư chính bắt đầu từ ngày 19 đến 22 tháng sáu âm lịch. Lễ hội thể hiện niềm tin tưởng mãnh liệt của ngư dân Bình Thuận vào sự linh thiêng của cá Ông và họ coi đây là vị Thần cứu trợ luôn ở bên cạnh trong những chuyến biển đầy nguy hiểm.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội cầu ngư – Bình Thuận

Cũng như ngư dân các tỉnh ven biển miền Trung và Nam Bộ, tập tục thờ cá Voi của ngư dân Bình Thuận bao hàm nhiều nghi thức lễ, hội hè liên quan đến Ông cũng như chu kỳ mùa màng làm ăn của ngư dân. Ngoài lễ hội Cầu ngư chính mùa được coi là nghi thức chính trong năm, một số nghi thức lễ khác cũng thường xuyên được tổ chức tại vạn hàng năm, tập hợp lại thành hệ thống như: lễ mai táng xác Ông, lễ Thượng ngọc cốt Ông, Lễ Cầu ngư đầu năm (hay goi là lễ tế Xuân) diễn ra trong tháng Hai âm lịch, lễ Hạ nghệ xuống vụ cá Nam (lễ Cầu ngư đầu mùa) diễn ra trong tháng Tư âm lịch, lễ Cầu ngư chính mùa diễn ra trong tháng Sáu âm lịch, Lễ Mãn mùa diễn ra vào tháng Tám âm lịch.

Lễ hội chính thường diễn ra trong vòng 4 ngày 4 đêm,nhưng theo tập tục lâu đời, lễ hội cầu ngư chính mùa ở Vạn Thuỷ Tú theo trình tự thời gian cứ 2 năm cúng mặm liên tiếp thì có 1 năm đáo lệ làm chay, những năm cúng mặn thì thời gian ngắn hơn chỉ diễn ra trong 2 ngày đêm. Từ khi mở đầu đến kết thúc, lễ hội đều theo một chương trình nghiêm ngặt bao gồm nhiều lễ nghi, trong đó đáng chú ý là lễ Nghệ sắc (Ban lâm tế cúng vái thần, đưa sắc phong xuống các hương án, báo cáo lễ tết chính thức bắt đầu và mời các thần về chứng giám). Lễ cúng cá Ông Sanh Thủy Lục diễn ra tại biển phía ngoài cảng Phan Thiết trong 2 giờ. Đoàn chèo Bá Trạo trình diễn lễ cung nghinh thần Nam Hải từ biển khơi xa về. Về đến Vạn tiếp tục hát chèo mời các vị thần vào ngự trong Vạn.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội cầu ngư – Bình Thuận

Phần hội diễn ra bên ngoài và trên biển như lễ Nghinh Ông (rước thần Nam Hải) từ biển về, trong đó thời gian chủ yếu là diễn chèo Bá Trạo trên thuyền, trên quãng đường rước từ cửa biển về Vạn Thủy Tú với trang phục đặc sắc của lễ nghi.

Ngoài ra, còn có lễ phóng đăng trên biển, lễ thả thuyền cúng các linh hồn đã khuất trên biển, lễ phóng sanh, lễ phá cộ, bao hàm cả hai yếu tố: lễ và hội phối hợp. Trong đó, lễ rước thần Nam Hải là lễ nghi quan trọng nhất mang tính cộng đồng rõ nét, mở đầu cho hàng chục lễ nghi nối tiếp theo. Nội dung của lễ rước thần Nam Hải là lễ chính và là điểm nhấn của lễ cầu ngư. Đoàn rước gồm nhiều người tham gia, trong đó có đoàn lễ, đoàn nhạc lễ, đoàn chèo Bá Trạo, các nhà sư, đủ các loại trang phục… Đặc biệt là hàng chục chiếc thuyền lớn được trang bị cờ quạt và đông đảo người tham gia cùng các điệu hò chèo Ba Trạo diễn ra một giờ để nghinh Thần trên biển gây ấn tượng lớn và xúc cảm cho người xem.

Lễ hội Cầu ngư là nơi lưu giữ trong mình về tín ngưỡng dân gian, phong tục tập quán cùng mối quan hệ mật thiết với tín ngưỡng tâm linh. Tất cả những mối quan hệ ấy gắn bó chặt chẽ với nhau, hòa quyện vào nhau, có tác động qua lại ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình tồn tại cho đến ngày nay vẫn mang đậm những đặc trưng văn hóa biển.

Lễ hội Trung thu – Bình Thuận

Mỗi khi đến dịp rằm tháng Tám, người dân Bình Thuận lại nô nức chuẩn bị cho lễ hội rước đèn Trung thu. Lễ hội không chỉ là sân chơi thú vị và hấp dẫn cho các em thiếu nhi trong dịp Trung Thu mà còn là một lễ hội Trung thu lớn nhất ở Việt Nam, thu hút đông đảo du khách mỗi dịp đến với thành phố biển Phan Thiết.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Trung thu – Bình Thuận

Lễ hội rước đèn Trung thu thành phố Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận là một lễ hội tôn vinh những giá trị truyền thống đã xác lập kỷ lục “Lễ hội rước đèn Trung thu lớn nhất ở Việt Nam” và cũng được công nhận là “Lễ hội văn hoá đặc sắc và thành công nhất trong ngành du lịch Việt Nam”.

Điểm đặc sắc của lễ hội là hàng nghìn chiếc đèn lồng nhỏ xinh đều được làm thủ công bằng vải, tre, giấy, khung sắt và được thắp sáng bằng đèn sáp sáng lung linh, không sử dụng đèn pin và đèn điện tử. Những chiếc đèn lồng với đủ các hình dạng truyền thống: ông sao, kéo quân, cá chép,… đã mang đến cho lễ hội không gian truyền thống rực rỡ trong đêm hội Trung thu.

Không chỉ có hàng ngàn những chiếc đèn nhỏ xinh, du khách tham gia lễ hội còn ấn tượng bởi những chiếc đèn khổng lồ được chế tác cực kì công phu, cao đến 4m, đẹp mắt và giàu ý nghĩa.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội Trung thu – Bình Thuận

Năm 2017, Lễ hội Trung thu Phan Thiết tổ chức vào tối 02/10 (13/08 Âm lịch) đã thu hút hàng ngàn học sinh của các trường trong thành phố. Trong tiếng trống múa lân rộn rã, các em thiếu nhi sẽ lần lượt tham gia rước đèn Trung thu và diễu hành qua các đường phố trong trung tâm thành phố.

Trong đêm hội này, dòng người đổ về thành phố Phan Thiết cũng ngày càng đông đúc và nhộn nhịp. Trong khung cảnh đường phố rực rỡ của những ánh đèn lồng lung linh, người dân thành phố Phan Thiết cùng nhiều du khách thập phương cùng hoà mình vào không khí sôi động, rộng ràng để mang đến cho các em thiếu nhi một đêm hội trăng rằm độc đáo và một Tết Trung Thu ý nghĩa.

Lễ hội rước đèn đã đi vào truyền thống và trở thành nét văn hoá đặc sắc không thể thiếu mỗi dịp Trung thu của người dân nơi đây.

Lễ hội đua thuyền – Bình Thuận

Hàng năm, cứ mỗi dịp xuân về, dòng Cà Ty lại được khoác lên mình chiếc áo mới rực rỡ cờ hoa để hòa mình vào không khí vui tươi của đất trời qua lễ hội đua thuyền mừng xuân. Hội đua thuyền, nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân Phan Thiết, Bình Thuận được tổ chức vào mồng 2 Tết hàng năm thu hút hàng chục ngàn người đến xem.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội đua thuyền – Bình Thuận

Theo các nhà nghiên cứu, đua thuyền xuất xứ từ loại hình nghệ thuật nghi thức lễ chèo Bả trạo – loại hình văn hóa kết hợp giữa tín ngưỡng thờ cá Voi và tín ngưỡng thờ thần Đất, thần Sông. Giải đua thuyền truyền thống được tổ chức hàng năm nhân dịp đón Tết Nguyên đán ở Bình Thuận.

Đây cũng là nơisản sinh ra nhiều tay đua thuyền cho đội đua thuyền cấp quốc gia và khu vực. Không những tổ chức đua thuyền mà lễ hội đua thuyền mà còn có cả đua thúng.Vận động viên đua thúng tranh tài ở cự ly 500m. Đua thuyền có hai cự ly: Đồng hàng 500m và quay vòng 1.700m.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội đua thuyền – Bình Thuận

Ở cả hai nội dung, chín thuyền đại diện cho chín phường, xã ven biển Phan Thiết, được chia thành ba bảng thi đấu vòng lọai, chọn ba thuyền về nhất vào thi đấu chung kết. Những guồng tay rắn chắc của các vận động viên cũng là những ngư phủ thực thụ, nhịp nhàng đưa thuyền rẽ sóng phăng phăng về đích như là biểu trưng của một Phan Thiết, Bình Thuận đang nỗ lực vượt qua các lực cản, phấn đấu đưa rẻo đất ven biển cực Nam Trung Bộ này nhanh chóng vươn lên cùng cả nước.

Từ trước đến nay Bình Thuận được xem là địa phương có thế mạnh về môn đua thuyền, có nhiều vận động viên đóng góp cho đội tuyển đua thuyền quốc gia.

Lễ hội diều – Bình Thuận

Về phố biển Phan Thiết, du khách không chỉ được đắm chìm trong làn nước biển mát lạnh, lang thang trên bờ cát biển vàng mịn hay thưởng thức những món hải sản thơm ngon mà du khách còn được khám phá lễ hội diều nghệ thuật đặc sắc, đầy thú vị và cuốn hút. Mytour mời bạn cùng khám phá và trải nghiệm lễ hội diều độc đáo của Mũi Né – Phan Thiết nhé!

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội diều – Bình Thuận

The Cliff Resort & Residences nằm cách trung tâm thành phố Phan Thiết khoảng 6 km và nằm liền kề với bờ biển Mũi Né. Trong đó, The Cliff Resort & Residences luôn có những sự kiện, chương trình và hoạt động thú vị trong những ngày hè dành cho du khách nghỉ dưỡng tại resort này.

Lễ hội diều trên bãi biển Mũi Né – Phan Thiết nằm trong sự kiện Hello Sunny và được tổ chức bởi The Cliff Resort & Residences. Lễ hội diều được khai mạc từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 9 và diễn ra từ thứ 3 đến thứ 7 hàng tuần.

Lễ hội quy tụ hàng trăm cánh diều đầy màu sắc, có nhiều hình dạng độc đáo, sáng tạo và kích thước đa dạng, phong phú từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Trong đó, chủ yếu là những cánh diều động vật biển như bạch tuột, cá, mực, cua,…

Một số cánh diều đại bàng, diều phượng hoàng, diều siêu nhân, diều quốc kỳ Việt Nam, diều lục giác truyền thống Nhật Bản,… cũng xuất hiện tại lễ hội. Có những con diều to lớn hơn chục mét và cũng có những cánh diều bé nhỏ chỉ bằng bàn tay người lớn.

Trên bãi biển lộng gió ngày hè, người dân địa phương và du khách trong nước lẫn quốc tế nô nức tụ họp đông đúc để thả diều và ngắm những cánh diều. Trong chuyến du lịch Phan Thiết, du khách sẽ được tìm hiểu về nghệ thuật diều từ các nghệ nhân, chiêm ngưỡng những cánh diều căng gió và thả cánh diều của riêng mình lên bầu trời xanh bao la, mênh mông.

bình thuận có lễ hội gì?

Lễ hội diều – Bình Thuận

Bầu trời xanh thẳm nay đã được tô điểm bởi những sắc màu lung linh và hòa cùng không khí tưng bừng của những ngày đầu hè, lễ hội thả diều điểm tô vẻ đẹp riêng cho phố biển Mũi Né. Du khách hẳn sẽ thích thú trước khung cảnh nhộn nhịp và trải lòng cùng những cảm xúc hoài niệm về thời thơ ấu cùng lũ bạn tinh nghịch thả diều trên những cánh đồng rộng lớn.

Những tiếng cười rộn ràng lẫn trong những tiếng reo hò hẳn sẽ khiến bạn phấn chấn và đầy hưng phấn, vui tươi và sảng khoái tinh thần. Những giây phút, khoảnh khắc cùng trẻ nhỏ thả diều trên bãi biển của khu nghỉ dưỡng The Cliff Resort & Residences hẳn sẽ là những kỉ niệm hạnh phúc, đáng nhớ và trân trọng của du khách và giúp bạn thắt chặt tình cảm hơn nữa.

Hy vọng với những lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn ở Bình Thuận mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở Bình Thuận có lễ hội gì rồi nhé. Hãy một lần ghé thăm nơi đây và cảm nhận không khí của những lễ hội tuyệt vời này. Chúc bạn có chuyến du lịch Bình Thuận vui vẻ và trọn vẹn niềm vui.

Đăng bởi: Châu Trần Văn

YOLO! Khám phá các huyện ở Bình Thuận

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก