Đà Nẵng Lễ Hội

Đà Nẵng có lễ hội gì?

Đà Nẵng, thành phố trẻ trung nằm tại mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió không chỉ mang trong mình những điều hiện đại, mới lạ mà còn gìn giữ được vô vàn những lễ hội đặc sắc. Du lịch vào mùa lễ hội Đà Nẵng, du khách không chỉ được thỏa thích vui chơi, giải trí với rất nhiều hoạt động thú vị mà còn có cơ hội tìm hiểu sâu hơn về văn hóa của vùng đất này. Đà Nẵng có lễ hội gì? Dưới đây là một số lễ hội truyền thống tại Đà Nẵng mời bạn cùng tìm hiểu nhé.

Lễ hội pháo hoa – Đà Nẵng

Lễ hội Pháo hoa nơi nàyđược tổ chức tại Đà Nẵng lần đầu tiên vào năm 2008. Lễ hội được tổ chức mỗi năm một lần và thu hút lượng lớn du khách đến chương trình. Lễ hội diễn ra 2 ngày liên tiếp vào dịp tháng 3, kỷ niệm thành phố nơi đâygiải phóng, hoặc vào 30 tháng 4 và 1 tháng 5.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ hội pháo hoa – Đà Nẵng

Lễ hội quy tụ các đội pháo hoa lớn trên thế giới tham gia. Xoay quanh lễ hội pháo hoa là các hoạt động khác kèm theo: Lễ hội ẩm thực, Đêm nhạc lớn, triễn lãm tranh… Mỗi năm là một chủ đề biểu diễn riêng rất đặc sắc và ý nghĩa: Vào dịp này, cả thành phố vùng này rực rỡ sắc màu của pháo hoa, nô nức với các hoạt động văn hóa…

Khách du lịch đến với mảnh đất này dịp này rất lớn. Địa bàn thành phố có hơn 200 khách sạn lớn như: khách sạn Bamboo Green Central, Furma resort, Fusion Maia Đà Nẵng…, 172 nhà nghỉ và 10 nhà khách, với tổng cộng 11.890 phòng nghỉ đã kín chỗ cả tháng trước khi lễ hội pháo hoa diễn ra.

Địa điểm trình diễn pháo hoa chính là ở cảng sông Hàn sầm uất và thơ mộng. Đến với lễ hội pháo hoa du khách sẽ có cơ hội được ngắm nhìn những tràng pháo hoa rực rỡ, ngập tràn sắc màu lung linh trên bầu trời Đà Nẵng.

Tại thời điểm đấy cũng là lúc vang lên những bản hòa ca du dương, những màn trình diễn sôi động đầy ấn tượng của các ca sĩ, khách mời nổi tiếng. Đặc biệt, vào dịp này người dân từ mọi miền đất nước nô nức kéo đến xem pháo hoa, rất đông đúc nhộn nhịp và vui tươi.

Lễ hội Cầu Ngư – Đà Nẵng

Biển ngoài đem đến cho Đà Nẵng những bãi tắm xinh đẹp, quyến rũ phục vụ du lịch còn ban tặng cho nơi đây vô vàn những loại hải sản quý giá. Để bày tỏ lòng biết ơn đến thiên nhiên, đặc biệt là Cá Ông, theo quan niệm của các ngư dân là nhân vật đã giúp đỡ mình trong những ngày ra khơi sóng yên biển lặng, hằng năm cứ vào trung tuần tháng ba âm lịch nơi đây lại rộn ràng với lễ hội cầu Ngư.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ hội Cầu Ngư – Đà Nẵng

Cá Ông là tiếng gọi tôn kính mà người dân dành riêng cho loài cá voi, mỗi khi có cá voi bị nạn dạt vào bờ (Ông lụy), người đầu tiên phát hiện sẽ đảm nhiệm vai trò trưởng nam, có nhiệm vụ lo tống táng cho Ông một cách chu đáo. Hằng năm, ngư dân thường tổ chức lễ tế cá Ông dưới hình thức lồng ghép lễ hội Cầu ngư và lễ ra quân đánh bắt vụ cá nam. Đây được xem là một trong những lễ hội truyền thống của Đà Nẵng nổi tiếng, đặc biệt tại các vùng ven biển như Thọ Quang, Mân Thái, Xuân Hà, Hòa Hiệp, Thanh Lộc Đán,…

Lễ hội cầu ngư thường diễn ra trong hai ngày với ngày đầu tiên là thiết lễ tiên thường và sau đó là lễ tế chính thức. Trong những ngày này, các nhà đều có bàn hương án bày đồ tễ lễ, các tàu thuyền chăng đèn kết hoa rực rỡ. Vào ngày đầu tiên, ban nghi lễ sẽ dâng bái đồ tế lễ (trừ hải sản) và đọc văn tế bày tỏ lòng biết ơn công đức của Cá Ông và cầu mong một mùa đánh bắt bôi thu, tàu thuyền ra khơi thuận buồm xuôi gió. Rạng sáng hôm sau sẽ tiến hành lễ rước trên biển, tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định để vị chánh tế tổ chức “xin keo”. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng lại làm lễ chánh tế với lễ khai mõ và đội học trò dâng hương. Phần hội cũng được tổ chức linh đình với các hoạt động như đua thuyền, bơi lội, lắc thúng, kéo co, đá bóng, hát hò khoan, háy tuồng, hát bả trạo,…

Lễ hội đua thuyền – Đà Nẵng

Lễ hội đua thuyền được xem là nét đẹp văn hóa của Đà Nẵng. Cứ tới tháng Giêng mỗi năm, người dân khắp mọi miền lại nô nức đổ về bên bờ sông Hàn để tham gia cổ vũ lễ hội đua thuyền. Lễ hội được tổ chức với mục đích cầu cho một năm mưa thuận gió hòa, sung túc ấm no của người dân sống dựa lưng vào sông nước.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ hội đua thuyền – Đà Nẵng

Đây là lễ hội có quy mô lớn, không chỉ có sự tham gia của thành phố Đà Nẵng mà còn có các đội đua từ khắp các tỉnh lân cận như Quảng Ngãi, Huế, Quảng Nam,…Có tất cả 20 đội tham gia, những chiếc thuyền rồng được trang trí đẹp, bắt mắt với nhiều màu sắc khác nhau.

Lễ hội đua thuyền không chỉ mang lại không khí đầu năm mới thịnh vượng, hưng phấn mà còn là cơ hội giao lưu văn hóa giữa các làng, các tỉnh thành khác nhau. Hội đua thuyền là một trong những lễ hội lớn tổ chức mỗi năm ở Đà Nẵng thu hút lượng lớn người hưởng ứng và tham gia, góp phần làm đậm thêm bản sắc dân tộc và văn hóa người Việt.

Lễ Hội Quán Thế Âm – Đà Nẵng

Diễn ra vào ngày 19/2 âm lịch hàng năm. Địa điểm diễn ra lễ hội là khu du lịch Ngũ Hành Sơn. Lễ hội thu hút đông đảo du khách cũng như tín đồ hành hương tìm đến với Đà Nẵng.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ Hội Quán Thế Âm – Đà Nẵng

Lần đầu tiên được tổ chức vào năm 1960. Nhân ngày khánh thành tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở động Hoa Nghiêm thuộc ngọn Thuỷ Sơn, phía Tây Ngũ Hành Sơn. Hai năm sau, lễ hội được tổ chức nhân dịp khánh thành chùa Quan Âm ở động Quan Âm. Là nơi phát hiện một khối thạch nhũ có hình tượng Phật bà Quán Thế Âm.

Sau đó, vì nhiều lý do, lễ hội không được tổ chức trong một thời gian khá dài. Mãi đến ngày vía đức Phật bà Quan Thế Âm vào năm 1991 (19/2 năm Tân Mùi). Lễ hội Quán Thế Âm mới được khôi phục trở lại.

Lễ hội Quán Thế Âm là một lời cầu nguyện cho quốc thái dân an, cho mưa hòa gió thuận. Được diễn ra trong 3 ngày, bao gồm hai phần: lễ và hội. Phần lễ mang màu sắc lễ nghi Phật Giáo với các nội dung như: Lễ rước ánh sáng, Lễ khai sinh, Lễ trai đàn chẩn tế,… Phần hội diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động mang nhiều nét truyền thống xen lẫn hiện đại. Như hát dân ca, điêu khắc, múa tứ linh, hát tuồng,… Và các hoạt động triển lãm tranh thư pháp.

Tại đây bạn sẽ được khám phá nhiều thú vị bên trong lễ hội mang màu sắc phật giáo. Bên cạnh đó bạn còn được khám phá vẻ đẹp của núi Ngũ Hành Sơn.

Các lễ hội ở Bà Nà Hills – Đà Nẵng

Một trong những nơi nên đi ở Đà Nẵng mà bạn chắc chắn nên ghé tới đó là Bà Nà Hills. Không chỉ sở hữu vẻ đẹp tựa chốn tiên cảnh, những công trình kiến trúc độc đáo tạo nên không gian tựa “trời Âu thu nhỏ”, nhiều trò chơi giải trí hấp dẫn, nơi đây còn hấp dẫn du khách bởi các lễ hội vô cùng đặc sắc như:

đà nẵng có lễ hội gì?

Các lễ hội ở Bà Nà Hills – Đà Nẵng

Lễ hội hoa: Mùa xuân là mùa của muôn hoa nở rộ, lễ hội được tổ chức vào tháng 2 đến tháng 3 hằng năm. Cứ vào dịp này du khách tấp nập kéo về núi Bà Nà để ngắm hoa và chiêm ngưỡng những kiệt tác của thiên nhiên.

Lễ hội hóa trang Carnival: Kết hợp với lễ hội hoa là lễ hội hóa trang Carnival. Thuận theo sắc đẹp và sự tinh túy của đất trời, lễ hội hóa trang được mở ra với những giai điệu sôi động, những bộ trang phục sặc sỡ nhiều màu sắc.

Lễ hội mùa Đông: Nhắc đến lễ hội dường như tổ chức vào mùa xuân, mùa đẹp nhất trong năm. Nhưng đến với Bà Nà Hills bạn được tham gia các lễ hội suốt 4 mùa. Lễ hội mùa Đông diễn ra vào dịp giáng sinh, đến với Đà Nẵng dịp này, nhất là Bà Nà Hills bạn được đắm chìm trong không khí giáng sinh đầy màu sắc. Với những cây thông Noel khổng lồ, được nghe những giai điệu của mùa lễ giáng sinh.

Ngoài ra các bạn có thể hòa mình vào lễ hội rượu vang Pháp, lễ hội Bia B’estival, lễ hội hóa trang Halloween,…

Lễ Hội Làng Túy Loan – Đà Nẵng

Lễ hội Túy Loan nhằm ghi nhớ công lao khai thiên lập địa của tổ tiên, răn dạy con cháu về truyền thống của làng. Đến hẹn lại lên, trong hai ngày mồng 9 và mồng 10 Tết (tức ngày 8 và ngày 9-2), lễ hội đình làng Túy Loan, xã Hòa Phong, huyện Hòa Vang, thành phố mảnh đất nàykhai mạc, thu hút đông đảo dân làng và du khách thập phương tham gia.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ Hội Làng Túy Loan – Đà Nẵng

Làng cổ Tuý Loan đã có trên 500 năm tuổi, đình làng cũng đã có trên 100 năm. Trải qua bao thăng trầm thời gian, đình Tuý Loan tuy không còn giữ được nguyên trạng nhưng vẫn còn vẻ uy nghi vốn có. Và hàng năm, vào ngày mồng 9 Tết, dân hai thôn Đông, Tây của làng cùng khách thập phương lại tập trung tại đây để mở hội. Lễ hội làng Tuý Loan thường diễn ra trong hai ngày. Nếu du khách đi hành trình vào dịp lễ hội thì sẽ có cơ hội được tham gia vào hoạt động của buổi lễ.

Phần lễ gồm Lễ rước Sắc phong, nhạc lễ dâng hương tế Đình giúp con cháu tưởng nhớ năm vị tiền hiền Đặng, Lâm, Nguyễn, Trần, Lê tuân chiếu vua Lê Thánh Tôn đi mở mang bờ cõi về phương nam (năm Hồng Đức nguyên niên 1470), dừng chân chọn nơi đây để lập nghiệp khai khẩn làm ăn và đặt tên cho làng là Tuý Loan. Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian vui nhộn như đẩy gậy, vật tay, kéo co diễn ra ngay trước sân đình… Nghề làm bánh tráng vốn từ lâu đã góp phần làm nổi tiếng làng Tuý Loan nên trong phần hội không thể thiếu cuộc thi nướng bánh tráng. Hai thôn Đông, Tây thường cử ra những cô gái khéo tay nhất của thôn mình để tham gia cuộc thi này. Người chiến thắng trong cuộc thi không những mang lại vẻ vang cho thôn mình mà còn góp phần tôn vinh một nghề truyền thống lâu đời của làng.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ Hội Làng Túy Loan – Đà Nẵng

Con sông Tuý Loan – Đà Nẵng thơ mộng chảy ven làng đặc biệt trở nên sôi động trong ngày hội với cuộc đua ghe truyền thống của các trai làng. Trên bờ, dân làng và khách thập phương nhiệt tình và vô tư cổ vũ cho tất cả các đội ghe trong tiếng trống thúc giục lòng người. Chiến thắng của bất cứ đội ghe nào cũng sẽ mang lại một năm mới thịnh vượng cho làng. Ngày nay, lễ hội còn được bổ sung thêm nhiều trò vui như thi gói bánh tét, thi đi xe đạp chậm…càng làm cho không khí lễ hội thêm phần náo nhiệt.

Tham dự lễ hội đình làng Tuý Loan chính là một dịp để du khách gần xa hiểu thêm về một vùng đất, một phong tục và những con người chân chất đang gìn giữ truyền thống đáng quý của cha ông ngay trên mảnh đất quê hương mình.

Lễ hội làng Hòa Mỹ – Đà Nẵng

Làng Hòa Mỹ thuộc phường Hòa Minh, Quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng. Lễ hội được tổ chức vào ngày 12 tháng Giêng hàng năm nhằm nhắc nhở con cháu đời sau về truyền thống uống nước nhớ nguồn.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ hội làng Hòa Mỹ – Đà Nẵng

Cũng như các lễ hội khác, hội làng Hòa Mỹ chia làm 2 phần: Phần lễ bao gồm các nghi thức cổ truyền như lễ vọng và lễ hội kỵ chính thức. Phần hội kết hợp phần lễ mang nội dung, văn hóa cổ truyền có hiện đại có hòa quyện vào nhau nhịp nhàng. Các trò chơi, hoạt động được tổ chức cho tất cả các thế hệ trong làng như chạy việt dã cho các thanh niên trai tráng, thi cắm hoa cho chị em phụ nữ, thể dục dưỡng sinh cho các cụ già….

Không phân biệt tuổi tác, không phân biệt già trẻ, mọi người cùng đổ về đây dự lễ hội góp phần tạo nên một màu rất riêng biệt của làng Hòa Mỹ. Lễ hội này chỉ tổ chức trong một ngày, vì vậy, nếu bạn đến Đà Nẵng mà không vào dịp lễ hội của làng Hòa Mỹ thì có thể ghé thăm đình làng để tìm hiểu thêm về lịch sử và văn hóa nơi đây.

Lễ hội làng An Hải – Đà Nẵng

Nói đến các địa điểm du lịch ở Đà Nẵng không thể bỏ qua làng An Hải thuộc phường An Hải Tây, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng với lễ hội đặc trừng của làng. Lễ hội làng An Hải tổ chức xuyên suốt trong 1 tuần ngay từ ngày đầu năm mới, bắt đầu từ ngày mồng 1 và kết thúc vào mùng 7 tháng Giêng hằng năm. So với các lễ hội khác ở Đà Nẵng thì lễ Hội làng An Hải chia ba ngày từ mùng 1 đến mồng 3 để thực hiện các nghi thức cúng dàng, từ mồng 4 đến hết mùng 7 dành chủ yếu cho phần hội nhưng cũng không quên xen kẽ phần lễ để du khách thập phương có thể đến lễ bái.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ hội làng An Hải – Đà Nẵng

Phần lễ chia ra các nghi thức tế lễ khác nhau do các trưởng tộc, tiền bối trong làng chủ trì, cùng nam thanh nữ tú rước lọng, rước cờ. Lễ tết lần lượt từ chủ tế, bồi tế, học trò gia lễ,…Phần hội gồm nhiều trò chơi dân gian mang đậm bản sắc của làng An Hải như: đua thuyền tứ linh, đấu vật, dồi bòng,…Nếu như du khách đến làng An Hải dự lễ hội không nên bỏ lỡ lễ hội đua thuyền tứ linh bởi đây là lễ hội lớn nhất trong năm của làng.

Lễ hội rước mục đồng – Đà Nẵng

Từ hạ tuần tháng ba âm lịch, khi vụ mùa đã hoàn tất là lúc các công việc sắp đặt cho lễ hội bắt đầu. Chiều 29/3 âm lịch làm lễ dạo đồng. Đây là lúc con cháu sinh sống ở các nơi xa kèo về đông đủ. Mục đồng cầm cờ dạo quanh các cánh đồng tỏ ý cầu cho được mùa. Sáng ngày 30, chính thức diễn ra lễ rước. Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần.

đà nẵng có lễ hội gì?

Lễ hội rước mục đồng – Đà Nẵng

Lễ rước Mục Đồng – lễ hội dành cho trẻ chăn trâu – ngày xưa được tổ chức ở làng Phong Lệ, Hòa Châu, Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng.

Theo cụ Ngô Tấn Nhã, là ‘lão làng’ của Phong Lệ, tuổi đã trên 90, thì ngày trước, theo lệ cứ đến các năm Tý, Ngọ, Mẹo, Dậu, nghĩa là cách 3 năm, làng lại tổ chức lễ rước Mục đồng một lần. Sau dãn dần ra sáu năm, rồi cuối cùng 12 năm mới tổ chức một lần. Lần cuối cùng được ghi nhận là vào năm Bảo Đại thứ 11 (1936).

Chuyện kể rằng, làng Phong lệ xưa có một cồn cỏ. Ngày nọ, có người xua đàn vịt lên cồn, chân vịt bỗng dính chặt xuống đất như có bàn tay ai đó níu lại. Cho là có thần linh giánh hạ nên chẳng ai dám bén mảng đến cồn. Từ đó cồn có tên là cồn Thần. Một hôm, có đàn trâu trong làng chạy lạc đến cồn, đám trẻ chăn trâu đến tìm nhưng không hề hấn gì cả. Từ đó có tiếng đồn là cồn Thần chỉ cho các trẻ chăn trâu đến gần mà thôi. Xóm Cồn về sau được gọi là xóm Đồng, làm nơi tụ tập của các mục đồng trong làng. Câu chuyện lạ lùng ấy, sau nhiều thế hệ dần dần hình thành một lễ hội dành riêng cho các trẻ chăn trâu, gọi là lễ rước Mục đồng.

Lễ bắt đầu vào sáng tinh mơ ngay giữa đình thần. Sau khi hương khói, khấn lễ, Trùm Mục (người cai quản các mục đồng) lễ phục tươm tất trịnh trọng tiến vào hậu tẩm khấn vái, cung kính thỉnh bài vị thần nông nâng cao ngang mày rồi quỳ xuống vào đặt vào trong kiệu. Kiệu rước được bài trí như kiệu rước thần, cỡ 80 x 100 cm, nóc kiệu có 4 mái, rèm kiệu được giăng hoa kết đèn rực rỡ, do 4 mục đồng khiêng. Đoàn người cờ xí xếp hàng đâu vào đấy, chiêng trống lại gióng giã vang lên; tất cả mục đồng hướng vào chánh điện đồng loạt chắp tay xá ba cái rồi đám rước dài lượt thượt đi qua đường làng, hướng về Cồn Thần, trong tiếng nhạc rộn rã của phường bát âm và cờ xí rợp trời. Đến Cồn Thần, kiệu thần hạ xuống. Trùm Mục quỳ trên chiếc chiếu hoa, ngửa mặt lên trời lầm rầm khấn giữa 2 hàng đuốc chập chờn hư ảo. Sau một hồi lâu khấn vái, Trùm Mục gieo 2 đồng tiền vào cái đĩa con trước mặt: một sấp, một ngữa. Thế là thần đã giáng! Một hồi sênh nổi lên, tiếp đó là ba hồi chiêng trống. Rồi, trống cơm, phường bát âm cùng tấu những âm điệu rộn rã chào mừng. Sau 3 tiếng sênh làm hiệu, Trùm Mục dõng dạc xướng: “Chúng Mục Đồng Phong Lệ tạ! Xin cho tốt lúa, tốt gieo, vũ thuận, phong điều! Đồng reo một tiếng’…

Lễ hội rước mục đồng – Đà Nẵng

Đoàn Mục Đồng đồng reo vang trời và cầm cờ nối đuôi theo vị Trùm Mục chạy tới, chạy lui, quanh đi, quẫn lại chung quanh tảng đá trắng giữa cồn thần. Một lúc sau, đám rước rồng rắn quay trở lại đình thần trong tâm niệm tôn kính là trên kiệu đã có vị thần thiêng liêng của mình.

Trời vừa sáng, đám rước về đến đình làng. Sau đó là lễ đặt bài vị và lễ dâng vật cúng của dân làng. Trong lễ, mọi người ai ai cũng giữ sự cung kính trước đám mục đồng. Lễ vật xôi gà được bày trên chiếu hoa trải khắp ba gian đình, ai nấy đều hoan hỉ vì tin rằng lòng thành của mình đã được thần mục chứng giám; và ngày mai, đồng ruộng sẽ tốt tươi.

Hội sách Hải Châu – Đà Nẵng

Bên cạnh những lễ hội truyền thống, Đà Nẵng cũng đem tới cho du khách một lễ hội khá thú vị đó là hội sách Hải Châu. Thời gian diễn ra hội sách từ ngày 16 đến 21 tháng 4 dương lịch (tuy nhiên thời gian có thể thay đổi do điều kiện và sự sắp xếp của ban tổ chức). Hội sách Hải Châu có quy mô lớn, với trên 200 gian hàng lớn nhỏ, kết hợp với 60 đơn vị bao gồm nhà xuất bản, nhà phát hành và các nhà sách lớn.

đà nẵng có lễ hội gì?

Hội sách Hải Châu – Đà Nẵng

Hội sách mở ra tạo điều kiện cho các bạn đọc, yêu sách, thích đọc sách có cơ hội giao lưu, trao đổi kiến thức, văn hóa. Hoặc chương trình mua sách giảm giá, sẽ có những ưu đãi lớn cho khách hàng tại 3 ngày cuối cùng của hội sách. Địa điểm diễn ra hội sách ở khu vực bờ Tây sông Hàn, các bạn có thể tìm đến khu vực đối diện trung tâm truyền hình Việt Nam tại Đà Nẵng, và công viên vườn tượng APEC.

Hy vọng với những lễ hội truyền thống đặc sắc, hấp dẫn ở Đà Nẵng mà chúng tôi chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn giải đáp được thắc mắc ở Đà Nẵng có lễ hội gì rồi nhé. Hãy một lần ghé thăm nơi đây và cảm nhận không khí của những lễ hội tuyệt vời này. Chúc bạn có chuyến du lịch Đà Nẵng vui vẻ và trọn vẹn niềm vui.

Đăng bởi: Như Trần

YOLO! Khám phá các quận/huyện ở Đà Nẵng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก