Ẩm Thực Món Ngon Top

Top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Chúng ta đều khẳng định rằng thực phẩm đóng một vai trò rất quan trong đối với cuộc sống của chúng ta. Mỗi một nền văn hóa đều có thực phẩm được chế biến theo những phong cách riêng, bắt nguồn từ thói quen xa xưa. Với lí lẽ đó chúng hay cho rằng thực phẩm bắt nguồn từ những câu chuyện gần gũi, truyền miệng từ ông cha. Có thể nhận định đó là đúng nhưng cũng có thể, những món ăn hay thực phẩm mà bạn gặp thường ngày không có nguồn gốc như thông thường mà bắt nguồn từ những sự kiện rất kỳ lạ. Chúng ta có thể bắt gặp trong danh sách những món ăn như gà rán, tương cà, thịt nguội và vô vàn món ăn phổ biến khác. Hãy cùng mình đến với những câu chuyện thú vị này nào.

Gà rán

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Tuy là món đặc sản lâu đời tại miền Nam nước Mĩ, nhưng thực chất gà rán được du nhập từ nơi khác. Người Scotland di dân lên miền Nam nước Mĩ đã đặt nền móng đầu tiên cho công thức này. Họ đã đem theo cách chế biến rán giòn của mình đến vùng đất mới và đã trỏ thành món ăn quen thuộc cho người dân tại đây. Mọi người thường ủng hộ giá thuyết rằng chính phụ nữ da đen đã tạo nên thay đổi lớn cho thực đơn của gia chủ. Họ đem đến món gà rán vàng giòn tan và đặc biệt được tẩm ướp rau thơm, thảo dược đậm đà cho người chủ của họ. Dần dần, gà bọc bột rán đã trở thành phần không thể thiếu trong bữa ăn của cư dân miền Nam nước Mĩ. Món gà rán với công thức tuyệt ngon này dần chiếm cảm tình của dân chúng khắp nước Mĩ. Nó còn được là món ăn linh hồn của Hoa Kì. Trải qua thời gian, dưới tác động của sự phát triển công nghiệp thương mại, món gà rán bột xù đã được giới thiệu đến với toàn cầu. Cùng hambuger, gà rán miền Nam có thể nói chính là một trong những món ăn đậm chất Mĩ nhất. Từng miếng gà mềm mại ẩn dưới lớp bột giòn thơm đã phản ánh chính xác phong cách ẩm thực giàu chất đạm, nhanh gọn và thu hút mọi lứa tuổi của ẩm thực Mĩ. Ngày nay, món gà rán đã phát triển trên khắp thế giới, mang lại nét đặc trưng của thời đại công nghiệp.

TЖ°ЖЎng cГ

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Tương truyền, người Anh đã lấy cảm hứng từ một loại sốt làm từ cá lên men của người châu Á để tạo ra tương cà chua. Ban đầu, công thức của món này có đủ nguyên liệu mà người dùng ngày nay khó hình dung, từ nấm, hàu tới cá trích và hạt dẻ. Vào những năm 1700, cà chua bị cho là có độc, thậm chí còn có biệt danh là “táo độc”. Giả thuyết này bị phá bỏ khi người ta phát hiện ra rằng chính loại đĩa giới thượng lưu châu Âu dùng để ăn cà chua đã bị nhiễm chì. Đến tận năm 1812, một nhà khoa học ở Philadelphia (Mỹ) mới công bố công thức đầu tiên có cà chua của tương cà. Từ đó, đây là nguyên liệu không thể thiếu của món này. Trước kia, tương cà chỉ được dùng giống như một loại gia vị để cho vào súp, ướp thịt hay trộn với các loại sốt khác. Nhờ sự xuất hiện của cà chua trong công thức, cũng như sự phổ biến hóa của bánh hamburger và xúc xích, mục đích ban đầu của nó đã thay đổi. Giờ đây, tương cà là loại sốt chấm không thể thiếu cho những món như khoai tây chiên, pizza hay sườn nướng.

Pancake

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Không có thực phẩm thời hiện đại nào có thể xuất hiện hơn 30.000 năm trước, phải không? Vâng, các nhà nghiên cứu đã thực sự tìm thấy bánh kếp trong dạ dày của Otzi the Iceman, một xác chết có niên đại 5.300 năm. Ở Hy Lạp và La Mã cổ đại, bánh kếp được làm từ hỗn hợp mật ong, bột mì, dầu ô liu và sữa đông. Trong thời Phục hưng Anh, món ăn sáng phổ biến này có hương vị táo, cherry, nước hoa hồng…. Thomas Jefferson là một vị tổng thống nhưng rất thích loại bánh này đến nỗi ông đã gửi một công thức làm bánh kếp đặc biệt đến quê hương của ông.

Thịt muối – thịt xông khói

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Không có gì đáng ngạc nhiên, thịt xông khói đã mang lại niềm vui cho mọi người trong từ năm 1500 trước Công nguyên. Điều đáng ngạc nhiên là nó có nguồn gốc từ Trung Quốc cổ đại. Vào thời điểm đó, người Trung Quốc đang nghĩ cách chế biến và bảo quản thịt lợn bằng muối và ngẫu nhiên tạo ra một phát minh lịch sử quan trọng nhất trên thế giới: thịt muối. Thông qua các cuộc chinh phạt của họ, người La Mã và Hy Lạp đã biết về quá trình và bắt đầuchế biến này và tự làm thịt xông khói của riêng họ . Hình thức thịt xông khói thời kỳ đầu của người La Mã cổ đại được gọi là petaso, đó là một miếng thịt lợn được luộc với quả sung khô, có màu nâu và được phục vụ với rượu vang. Từ thịt xông khói xông khói được cho là có nhiều nguồn gốc từ tiếng Pháp bako, tiếng Đức từ bakkon, và bacut từ Teutonic cũ. Tất cả đều nghĩa là lưng của một con lợn.

Pho mai

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Phô-mai thời trung cổ Chưa có chứng thực nào là phô-mai đầu tiên được phát minh ra từ đâu, tại Châu Âu, Trung Á hay Trung Đông, chỉ biết là trong khoảng thời gian 3000 năm đến 8000 năm trước công nguyên, khi người ta dùng da hay bao tử các con vật phơi khô làm nơi chứa sữa, thì cách chế biến phô-mai được tình cờ phát minh khi chất sữa từ dạng lỏng, gặp chất men dịch vị trong bao tử các loài vật, tự dưng đông lại thành dạng đặc. Trong thời La Mã cổ đại, phô-mai được sản xuất và tiêu dùng rất rộng rãi, sau đó lan dần ra toàn châu Âu. Chất men dịch trong bụng các loại thú đã được chế biến trong các phòng thí nghiệm vào những năm 1860, nên ngày nay, các sản phẩm phô-mai có thể được chế biến chuyên nghiệp hơn và với số lượng lớn hơn rất nhiều so với cách làm thủ công truyền thống ngày xưa.

Hamburger

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Tên hamburger có nguồn gốc từ tên của thành phố Hamburg, Đức, một người dân từ Hamburg được gọi là “Hamburger”; theo đó, bất cứ vật gì có nguồn gốc từ thành phố này hay được phổ biến đầu tiên tại đây được có tên gọi này. (Tuy nhiên, tên của loại đồ ăn này không được viết hoa). Đầu tiên một loại bánh có thịt bò xay tên là “thịt nướng Hamburg” (Hamburger steak) được nhắc đến trong một sách nấu ăn ở Mỹ năm 1891; món này được đặt giữa hai lát mì, và được gọi là “bánh kẹp Hamburg” (Hamburger sandwich). Đến giữa thế kỷ 20, cả hai tên gọi này đã được đọc ngắn lại thành “hamburger” hay “burger”. Tên gọi “burger” nay có nghĩa sử dụng rộng hơn, có thể chỉ đến các loại bánh kẹp có thịt xay, thịt gà, cá, hay cả các món chay ở giữa, nhưng vẫn có lát mì hình tròn.

Hotdog

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Cái tên “hot dog” bắt nguồn từ một hoạ sỹ vẽ tranh biếm họa kiêm nhà báo thể thao của New York Evening Journal tên là Tad Dorgan. Năm 1901, Tad Dorgan tham dự một trận bóng chày ở New York. Khi đang ngồi trên khán đài, ông thấy một người đàn ông bán bánh mì kẹp xúc xích rao to: “They’re red hot! Get your sausages while they’re red hot!” (Tạm dịch: Nóng hổi đây! Hãy mua xúc xích khi nó còn nóng hổi!) Nhưng chẳng hiểu vì lý do gì mà khi nhìn những chiếc bánh mỳ kẹp xúc xích, ông lập tức liên tưởng đến loài chó Dachshund – một giống chó nhỏ ở Đức với những cặp chân ngắn và cái thân dài ngoẵng như những chiếc xúc xích. Vốn là một họa sỹ chuyên vẽ tranh biếm họa, Tad Dorgan liền vẽ ngay một bức tranh biếm hoạ về chó Dachshund và bánh mì kẹp xúc xích. Nhưng khi ký dưới bức tranh biếm hoạ, ông lại không nhớ chữ “Dachshund” viết như thế nào? Trong đầu vẫn còn văng vẳng lời rao: “They’re red hot! Get your sausages while they’re red hot!” nên ông đã ký chữ “hot dog” bên dưới bức tranh biếm họa của mình. Kể từ đó, cái tên dễ nhớ và dễ gọi của ông được người ta sử dụng và trở nên phổ biến.

Khoai tây chiên

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Các tài liệu lịch sử đã chứng minh rằng người Bỉ đã chế biến khoai tây theo cách thái mỏng rồi chiên giòn từ rất sớm, đó là thời điểm cuối thế kỉ 17 tại thung lũng Meuse giữa Dinant và Liège, Bỉ. Người dân vùng này rất yêu thích món cá chiên nhưng trong thời gian đó, các con sông đóng băng quá dày, rất khó câu cá nên thay vì chiên cá, họ cắt mỏng khoai tây và chiên lên tương tự như chiên cá. Như vậy có thể cho rằng nguồn gốc món khoai tây chiên bắt nguồn từ Bỉ.

Bánh bao – Màn thầu

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Truyền thuyết kể rằng, Gia Cát Lượng sau khi chinh phục được miền đất phía nam Trung Hoa với 7 lần bắt rồi lại thả Mạnh Hoạch, ông vua xứ Man , trên đường quay về, ông và đội quân của ông đã không thể vượt qua được con sông lớn, nước chảy xiết… Gia Cát Lượng được một vị đạo sỹ chỉ dẫn phải chặt đầu 50 nam giới và ném xuống dòng sông nhằm làm dịu đi sự hung dữ của dòng sông.. Nhưng ông không muốn phải đổ bất kì giọt máu nào nữa. Sau nhiều ngày suy nghĩ, Ông quyết định giết tất cả bò và ngựa đem theo, để lấy thịt của chúng và nhét vào trong những chiếc bánh nhỏ có hình dạng giống đầu người và ném xuống sông. Ông đã vượt qua được con sông và quay trở về vương quốc của mình. Sau đó ông đã gọi những chiếc bánh đó là “bánh đầu người dã man”, ngày nay nó có tên là màn thầu.

Phở

thực phẩm, thức ăn, kỳ lạ, lạ lùng, thú vị, top 10 câu chuyện thú vị về nguồn gốc những thực phẩm phổ biến

Phở thường được cho là đã ra đời và định hình vào đầu thế kỷ 20. Về nơi xuất hiện đầu tiên ở Việt Nam, người ta có hai quan điểm khác nhau là: Nam Định và Hà Nội, đây cũng là nơi làm cho món ăn này trở nên nổi tiếng. Về nguồn gốc món ăn, có quan điểm cho rằng phở bắt nguồn từ một món ăn Quảng Đông mang tên “ngầu yụk phẳn” (âm Hán Việt là “ngưu nhục phấn”). Giả thuyết khác lại cho rằng, phở có nguồn gốc từ phương pháp chế biến món thịt bò hầm của Pháp pot-au-feu (đọc như “pô tô phơ”) kết hợp với các loại gia vị và rau thơm trong ẩm thực Việt Nam. Cũng có ý kiến cho rằng phở vốn bắt nguồn từ món “xáo trâu” (dùng sợi bún) của Việt Nam, sau được biến tấu thành món “xáo bò” dùng bánh cuốn. Tuổi khai sinh của phở không được sử liệu ghi nhận chính thức. Các cuốn tự điển Việt như Tự điển Việt – Bồ – La của Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 không có từ “phở”. Tự điển Huỳnh Tịnh Của (1895), Tự điển Genibrel (1898) cũng vậy. Danh từ phở được chính thức ấn hành lần đầu trong cuốn Việt Nam tự điển (1930) do Hội Khai Trí Tiến Đức khởi thảo: “Món đồ ăn bằng bánh thái nhỏ nấu với thịt bò”. Điều này củng cố thêm luận chứng phở chỉ có thể sinh ra trong khoảng từ năm 1900 – 1907. Năm 1939, phở gà xuất hiện, bởi khi ấy một tuần có hai ngày: thứ hai và thứ sáu không có thịt bò bán. Chưa rõ vì sao có sự cố này song có lẽ một nguyên nhân khó thể bỏ qua bởi việc giết mổ trâu bò luôn bị hạn chế suốt thời phong kiến, do trâu bò vẫn là sức kéo chính cho nền nông nghiệp lúa nước Việt Nam. Nhiều chủ quán phở bò nhất định đóng cửa vào hai ngày không có thịt bò trong tuần, nhưng cũng không ngăn nổi phở gà phát triển. Từ sau năm 1939, hai dòng phở bò và phở gà chính thức ngự trị song hành cùng nhau trong lòng thực khách Việt.

Đăng bởi: Trần Thị Mến

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก