Ẩm Thực Món Ngon

Bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Người bệnh tiểu đường nên ăn gì để giảm đi các triệu chứng của bệnh? Đó chính là nhóm thực phẩm ít dầu mỡ, ít đường, tinh bột mà phải nhiều nước, vitamin cũng như chất xơ. Chúng ta có danh sách 15 loại thực phẩm an toàn, lành mạnh dành cho bệnh nhân tiểu đường được chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích dưới đây.

1. Các loại cá béo

Cá béo nằm đầu danh sách các thực phẩm mà người bị bệnh tiểu đường nên ăn. Cá béo bao gồm: Cá thu, cái hồi, cá mòi, cá ngừ, các trích. Chúng cung cấp cho cơ thể một lượng Omega-3 lớn, tốt đối với hệ tim mạch, giúp người dùng no lâu, ăn uống ngon miệng.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Cá ngừ là một loại cá béo an toàn cho người tiểu đường

Đối với bị bệnh tiểu đường, nhóm thực phẩm này không gây ảnh hưởng xấu cho hệ tuần hoàn. Lượng đường trong máu ổn định hơn, giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nếu ăn cá béo thường xuyên. Một số khảo sát cho thấy, nam nữ từ 35 đến 65 tuổi ăn cá hồi trong 8 tuần, mỗi tuần từ 5 đến 6 lần lượng triglyceride giảm đi rõ rệt.

Chế biến cá dành cho người tiểu đường chỉ nên hấp, luộc hoặc chiên bằng dầu ăn kiêng. Chúng ta không nên kho cá vì phải dùng đến đường tạo vị ngọt. Trong khi đó, đường là điều cần tránh đối với nhóm đối tượng này.

2. Các loại rau có màu xanh lá

Rau có màu xanh lá bổ sung cho cơ thể lượng vitamin, chất xơ cực kỳ lớn. Trong khi đó, nhóm rau này còn ít tinh bột, ít chất béo và đường nên thích hợp cho người có nguy cơ hoặc đang bị tiểu đường. Một số loại rau có thể kể đến như: Rau cải thảo, măng tây, rau xà lách, rau diếp, su su,…

Rau màu xanh lá bổ sung lượng vitamin thiếu hụt, nhờ thế mà lượng đường trong máu sẽ tăng chậm hơn. Ngoài ra, đây cũng là thành phần ngăn chặn viêm nhiễm, nâng cao đề kháng cho cơ thể. Chất lutein và zeaxanthin giảm nguy cơ đục thủ tinh thể. Đây là biến chứng do bệnh tiểu đường gây ra.

Ăn rau xanh ngoài tác dụng tốt cho quá trình điều trị, khắc phục bênh tiểu đường, nó còn hỗ trợ nhuận tràng, tăng đề kháng.

3. Quế có thể giúp kiểm soát đường huyết

Quế có chức năng kiểm soát hiệu quả lượng đường trong máu, giảm lượng cholesterol cũng như triglycerid đối với người bệnh tiểu đường tuýp 2. Bên cạnh đó, tác dụng của quế đối với người bệnh tiểu đường còn thể hiện ở việc nó tăng độ nhạy insulin cho cơ thể.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Người bệnh tiểu đường nên ăn quế

Khảo sát khoa học trên những người bệnh tiểu đường tuýp 2 khi họ dùng quế trong 90 ngày đã mang đến hiệu quả tích cực. Mức độ Hemoglobin A1c giảm xuống gấp đôi. Kết quả này được so sánh với người bệnh áp dụng phương pháp chăm sóc thông thường.

Thế nên, quế chính là thực phẩm có thể bổ sung trong thực đơn ăn của người bệnh tiểu đường. Chúng ta dễ dàng mua quế ở các khu chợ hay siêu thị. Tuy nhiên, chúng ta cũng không nên cho người bệnh tiểu đường lạm dúng quế, nhất là người bệnh đi kèm chứng cao huyết áp.

4. Trứng

Nếu không biết bị bệnh tiểu đường nên ăn gì để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì hãy ăn trứng. Loại thực phẩm này vô cùng phổ biến nhưng lại cải thiện độ nhạy insulin đáng đáng dể, giảm cholesterol xấu, tăng lượng HDL (một loại cholesterol tốt).

Chúng ta có thể chưa biết, trứng giàu zeaxanthin và lutein. Đây là chất chống oxy hóa nên sẽ hữu ích với sức khỏe đôi mắt, nâng cao đề kháng giúp người bệnh có sức lực chống chọi với bệnh tiểu đường hơn. Người bị bệnh tiểu đường mỗi ngày nên ăn từ 1 đến 2 quả trứng luộc.

Thực hiện chế độ ăn với trứng là cách mà chúng ta kiểm soát tốt lượng đường trong máu. Đồng thời, phương pháp này hạn chế nhu cầu ăn chất béo, tinh bột và đường của người bệnh.

5. Nên ăn hạt chia

Hạt chia là thực phẩm  an toàn, tuyệt vời dùng để kiểm soát các triệu chứng của bệnh tiểu đường. Trong hạt chia chủ yếu là chất xơ, lượng tinh bột vô cùng thấp. Thế nên, ăn hạt chia đều đặn sẽ giúp hệ tiêu hóa làm việc ổn định, giảm đi lượng đường trong máu.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Hạt chia giúp ổn định đường huyết

Ở trong mỗi 28g hạt chia chỉ có khoảng 12g chất xơ, đường và tinh bột. Tong khi lượng chất xơ đã chiếm đến 11g. Theo như các chuyên gia dinh dưỡng thì chất xơ có trong hạt chia là chất xơ hòa tan. Nhờ đó mà nó có chức năng làm giảm tỷ lệ thức ăn vào ruột, giảm nồng độ đường huyết.

Một số tác dụng khác của hạn chia như hạ huyết áp, ngăn ngừa viêm nhiễm cũng được đánh giá cao. Chúng ta có thể chế biến hạt chia thành nhiều món ăn ngon khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là pha nước hạt chia nha đam. Thế nhưng, pha nước hạt chia cho người bệnh tiểu đường thì nên dùng đường ăn kiêng nhé.

6. Củ nghệ

Lượng curcumin có trong nghệ đảm nhiệm khá nhiều chức năng, điển hình như ổn định đường huyết, giảm viêm nhiễm và ngăn chặn nguy cơ bệnh tim mạch. Thế nên, không quá lời khi nói rằng nghệ chính là “cứu tinh” của những người bị bệnh tiểu đường.

Người bị bệnh tiểu đường nên dùng nghệ nhiều hơn trong bữa ăn hàng ngày của mình. Nói một cách cụ thể thì chất curcumin sẽ có tác dụng cân bằng lại lượng đường ở trong máu của người bệnh, giảm thiểu đi nhiều triệu chứng khó chịu.

Ngoài công dụng trên, nghệ cũng được ứng dụng và khai thác triệt để vai trò của mình. Chẳng hạn như dùng nghệ để làm lành vết thương, ăn nghệ hỗ trợ chữa đau dạ dày, làm đẹp da,…. Không phải chỉ người bị bệnh tiểu đường mà phụ nữ sau sinh cũng nên ăn nghệ thường xuyên hơn.

7. Sữa chua không đường

Bệnh nhân tiểu đường ăn sữa chua không đường sẽ đảm bảo được nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể mà không cần lo lắng về vấn đề đường huyết. Sữa chua không đường chứa khá nhiều lợi khuẩn. Cùng với đó, hàm lượng canxi, vitamin C trong sữa chua cải thiện tốt cho hệ xương khớp, tiêu hóa.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Sữa chua không đường ít vị ngọt, ít chất béo

Người bị tiểu đường nên ăn sữa chua để kiểm soát cân nặng, tránh tình trạng thừa cân xảy ra làm cho tình trạng bệnh càng thêm nặng. Hơn nữa, sau bữa ăn, chúng ta dùng sữa chua không đường còn giúp hệ tiêu hóa làm việc triệt để. Lượng đường hấp thụ và gây ra đường huyết cảm giảm rõ rệt.

Người bình thường dùng sữa chua không đường vừa giúp ngăn chặn nguy cơ tiểu đường, có vóc dáng đẹp, da căng mịn lại vừa giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch. Mỗi ngày hãy ăn 1 đến 2 hũ sữa chua không đường, duy trì thói quen này đều đặn nhé.

8. Các loại quả hạch

Bệnh tiểu đường cần kiểm soát chế độ ăn uống vô cùng chặt chẽ, thế nhưng vẫn phải đảm bảo dưỡng chất. Nhóm thực phẩm lành mạnh khác dành cho bệnh nhân tiểu đường đó chính là các loại quả hạch. Chúng vừa thơm ngon, dễ ăn lại mang đến giá trị dinh dưỡng cực lớn, quan trọng nhất là chúng không làm lượng đường trong máu tăng lên.

Tất cả các loại quả hạch đều chứa một lượng chất xơ lớn, rất ít thành phần tinh bột. Thế nên, chúng được xem là thực phẩm an toàn cho những người có nguy cơ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường. Một số loại quả hạch phổ biến như: Hạt bào ngư, hạnh nhân, hạt dẻ, hạt điều, hồ đào, hạt mắc ca, hạt dẻ cười, quả óc chó,…

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra, mỗi ngày chúng ta cần bổ sung 30g quả hạch cũng đủ để cung cấp một lượng dưỡng chất lớn. Đồng thời, cải thiện thể chất và giảm cân, tăng độ linh hoạt cho insulin.

9. Bông cải xanh bổ sung chất xơ và vitamin

Bông cải xanh là một trong những loại rau xanh thường gặp và hầu như an toàn với tất cả mọi đối tượng, bao gồm cả người bị bệnh tiểu đường. Cứ 92g bông cải xanh có khoảng 27 calo, rất nhiều dưỡng chất, khoáng chất, vitamin C, Mangan trong khi tinh bột chỉ có khoảng 3g.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Bông cải xanh là thực phẩm lành mạnh cho bệnh nhân tiểu đường

Nghiên cứu quá trình sử dụng bông cải xanh trên bệnh nhân tiểu đường cho thấy loại rau này làm giảm nồng độ insulin. Thế nên, các tế bảo sẽ được bảo vệ, tránh sản sinh gốc tự do có hại.

Vì đây là thực phẩm lành mạnh, không chất béo, ít đường, ít tinh bột mà chủ yếu là chất xơ và các loại vitamin nên rất an toàn cho bệnh nhân tiểu đường. Không chỉ có thế, bông cải xanh cũng là giải pháp tuyệt vời để kiểm soát cân nặng, phòng các bệnh về huyết áp và tim mạch.

Chúng ta cần ăn loại rau này đều đặn mỗi tuần ít nhất 3 đến 4 lần. Khi bị tiểu đường thì chế biến thành món luộc sẽ bảo đảm an toàn cho bạn hơn.

10. Dầu oliu

Hầu hết những người bị bệnh tiểu đường đều được bác sĩ khuyến cáo không nên ăn mỡ động vật, hạn chế các loại dầu ăn có chất béo cao. Chính vì lẽ đó, người bệnh hãy sử dụng dầu oliu thay thế cho dầu mỡ hàng ngày chúng ta vẫn ăn.

Dầu oliu có chứa một lượng axit oleic vừa đủ. Đây là một loại chất béo đơn, không bão hòa. Loại chất béo đó đã được khoa học chứng minh là có chức năng cải thiện mức triglyceride và cholesterol tốt HDL. Nó rất tốt, an toàn cho bệnh tiểu đường tuýp 2 hoặc người đang có nguy cơ mắc bệnh này.

Chúng ta hãy dùng dầu oliu để chế biến món ăn hàng ngày. Việc làm đó vừa cung cấp đủ lượng dưỡng chất quan trọng, làm món ăn ngon hơn lại ngăn ngừa nguy cơ bị bệnh tim mạch, tiểu đường. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến khích người có đường huyết cao nên ăn đồ luộc nhiều hơn đồ chiên xào.

11. Ăn hạt lanh

Hạt lanh có lợi cho sức khỏe, có lợi cho bệnh nhân tiểu đường. Ở trong hạt lanh, một phần chất xơ không hòa tan đến từ lignan. Đây là thành phần có khả năng chống oxy hóa và tương tự như là estrogen. Cũng chính nhờ vào yếu tố này mà tác dụng kiểm soát bệnh tiểu đường của hạt lanh cũng được đánh giá cao.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Bệnh tiểu đường nên ăn gì? Đó chính là hạt lanh

Từ nghiên cứu người ta nhận thấy rằng, người tiểu đường tuýp 2 dùng hạt lanh trong khoảng 12 tuần đã có cải thiện vô cùng tích cực. Ngoài ra, loại hạt này còn có thêm tác dụng chống nguy cơ đột quỵ cũng như nhiều bệnh lý về tim mạch.

12. Giấm táo

Mặc dù giấm táo không phải là thực phẩm sử dụng thường xuyên mỗi ngày nhưng nó lại có khả năng kiểm soát bệnh tiểu đường vô cùng hữu hiệu. Trong trái táo có đường nhưng khi được ủ thành giấm thì lượng đường đó chuyển thành loại acid axetic, lượng tinh bột đường trong 15ml giấm táo chỉ khoảng 1g.

Người bệnh tiểu đường dùng giấm táo sẽ cải thiện được độ nhạy của insulin, làm chậm quá trình gia tăng đường huyết. Cùng với đó, giấm táo khả năng làm giảm đi sự tác động của tinh bột trong khẩu phần bữa ăn tới 20%. Bạn có thể dùng loại giấm này để chế biến một số đồ ăn hàng ngày, vừa kích thích vị giác, vừa tốt cho sức khỏe.

13. Trái dâu tây

Trong số các loại trái cây tươi lành mạnh dành cho người bệnh tiểu đường thì dâu tây xếp ở vị trí đầu tiên.

Dâu tây chứa rất nhiều chất chống oxy hóa có tên là anthocyanin. Thành phần này giúp cho quả dâu tây có màu đỏ. Anthocyanin có chức năng làm giảm lượng cholesterol xấu sau mỗi lần chúng ta ăn.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Quả dâu tây cung cấp lượng vitamin lớn cho sức khỏe

Đồng thời, loại trái cây mọng nước, giàu vitamin C này cũng có vai trò rất quan trọng trong việc điều chỉnh đường huyết. Nhờ thế, ăn dâu tây thường xuyên giảm đi nguy cơ người bệnh tim mạch mắc thêm bệnh tiểu đường tuýp 2.

14. Tỏi

Một số nhà nghiên cứu khoa học đã chứng minh tỏi có thể giúp cơ thể con người giảm viêm nhiễm. Nó cũng ổn định lại lượng đường huyết cũng như loại bỏ bớt cholesterol xấu LDL ở người bệnh tiểu đường tuýp 2.

Sử dụng tỏi đúng cách còn là giải pháp tuyệt vời để làm giảm huyết áp khi tăng cao quá mức. Chỉ cần dùng tỏi trong vài tuần, nhất là tỏi đen, sức khỏe của người bệnh tiểu đường đã cải thiện một cách đáng kể.

15. Các loại bí

Nếu bạn chưa biết bệnh tiểu đường ăn gì thì hãy bổ sung ngay các loại bí vào trong thực đơn của mình. Một số thành phần quan trọng trong quả bí giúp cân bằng đường huyết ở trong máu, giảm nhu cầu thèm đồ ngọt.

bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì để kiểm soát đường huyết?

Người bệnh tiểu đường có thể ăn bí mỗi tuần 2 lần

Tuy nhiên, trong bí đỏ cũng có chứa một lượng tinh bột đáng kể. Thế nên chúng ta phải biết cách điều tiết, dùng bí đó hợp lý. Mỗi tuần, người bệnh tiểu đường chỉ nên ăn bí đó 2 đến 3 lần.

Với 15 thực phẩm lành mạnh trên, bệnh nhân tiểu đường vẫn đảm bảo được chế độ dinh dưỡng mà vẫn tránh tình trạng làm bệnh trở nặng. Như vậy, câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì đã có đáp án chính xác nhất qua nội dung bài viết này.

Đăng bởi: Tuấn Hậu

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก