Ẩm Thực Chăn nuôi

Cách nuôi chó con cơ bản dành cho những người mới

Chó là một người bạn của chúng ta. Nuôi chó trong nhà sẽ giúp bạn cảm thấy yên tâm hơn phần nào vì đã có nó trông coi nhà cửa giúp, hơn nữa nuôi chó sẽ giúp gia đình bạn giống như có thêm một thành viên. Tuy nhiên với những người mới bắt đầu nuôi chó thì họ rất lo cho sẽ bị mắc những bệnh vặt nhiều đến sức khỏe của chú. Vậy hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé, Topcachlam sẽ chia sẽ cho bạn cách nuôi chó con mau lớn khoẻ mạnh dành cho những người mới bắt đầu.

nuôi chó con, cách nuôi chó cho người mới, cách nuôi chó, cách chăn nuôi, cách chăm sóc chó con, cách nuôi chó con cơ bản dành cho những người mới

Cách nuôi chó cơ bản cho người mới

Những dụng cụ cần thiết khi nuôi chó

Nhà hoặc chuồng cho chó

Trong thời gian đầu khi chó của bạn mới mang về còn nhỏ, chưa kiểm soát được việc đi vệ sinh nên nó sẽ đi vệ sinh không đúng chỗ nếu bạn không để ý. Vì thế bạn nên cho nó vào chuồng sẽ đảm bảo không có việc này xảy ra thì bản năng của chó là không đi vệ sinh ra chỗ nó ở. Tuy nhiên cho con lớn rất nhanh đến khi môi trường bạn hãy cân nhắc về kích cỡ.

Đệm cho chó

Chỗ ngủ cho chó cũng rất quan trọng, đặc biệt là cho con bởi vì chúng sẽ cảm thấy xa lạ khi mới về một môi trường sống khác. Vì thế hãy tạo cho chúng một nơi nghỉ ngơi thật ấm áp, yên tĩnh. Bạn có thể cho chúng ngủ trên một cái đệm dành cho chó ngay trong chuồng để tiết kiệm không gian.

Bát thức ăn

Bạn hãy mua cho chó cưng của bạn những chiếc bát thật xinh, nên mùa bắt đổi để phù hợp cho việc đổi thức ăn và nước uống. Ngoài ra bây giờ cũng đã có bát ăn tự động dành cho thú cưng, bạn sẽ không phải lo lắng về việc quên nếu như không trò trò ăn uống đúng giờ.

Dây dắt chó

Để kiểm soát cho cưng và đảm bảo an toàn thì dây dắt chó là vô cùng cần thiết, đặc biệt là khi bạn cho chúng đi ra ngoài, bạn nên chọn những chất liệu có độ bền cao và không gây tổn thương cho chó cưng khi sử dụng.

Rọ mõm cho chó

Mỗi khi đi ra ngoài phải đeo rọ mõm cho chó là một việc vô cùng cần thiết. Việc này sẽ giúp cho chó của bạn không ăn phải những thức ăn lạ và nguy hiểm, đồng thời việc sử dụng rọ mõm cho chó còn giúp bạn bảo vệ những người xung quanh, tránh nguy cơ chó của bạn có thể cắn bậy và tấn công những người khác.

Ngoài những vật dụng cần thiết như trên, bạn cũng cần phải chuẩn bị một số những vật dụng khác, sẽ giúp cho cuộc sống của chú chó nhà bạn đầy đủ hơn:

  • Đồ chơi cho chó con
  • Lược chải lông cho chó
  • Kìm bấm móng chân cho chó
  • Sữa tắm cho chó

nuôi chó con, cách nuôi chó cho người mới, cách nuôi chó, cách chăn nuôi, cách chăm sóc chó con, cách nuôi chó con cơ bản dành cho những người mới

Chuẩn bị vật dụng để nuôi chó

Cách nuôi chó con mau lớn khỏe mạnh

Chế độ dinh dưỡng

Cách chăm sóc chó con phát triển đầy đủ và khỏe mạnh thì khẩu phần ăn của chúng bạn phải cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, năng lượng. Tuy nhiên, không phải ở giai đoạn nào lượng thức ăn cũng giống nhau. Bạn hãy tham khảo các giai đoạn sau đây để nắm được khẩu phần ăn cho chó cưng nhé:

  • Dưới 3 tuần tuổi là giai đoạn chó con cần được bú mẹ, vì vậy phải cung cấp chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cho chó mẹ để chăm sóc chó con. Sau 4 – 5 ngày đầu mới sinh bú mẹ hoàn toàn, có thể cho cún uống thêm sữa ấm.
  • Sau 3 tuần tuổi có thể cho chó ăn cháo loãng, nấu chung với thịt băm và rau xay nhuyễn, đến khi 1 tháng bạn có thể giảm dần lượng nước và cho chúng làm quen với việc ăn cơm.
  • Giai đoạn từ 1 – 2 tháng tuổi cho ăn 5 bữa 1 ngày đủ chất dinh dưỡng và giảm dần dần còn 2 bữa một ngày khi chó con được 3 tháng.
  • Khi đủ 4 tháng tuổi chúng có thể ăn như chó trưởng thành.

Tiêm phòng bệnh cho chó

Trong giai đoạn đầu chăm sóc chó con rất quan trọng, chó con có lượng kháng thể rất thấp nên dễ mắc các bệnh nguy hiểm, bạn nên tiêm phòng là bước thiết yếu. Có 3 loại, phòng 3 bệnh, 5 bệnh và 7 bệnh. Nên chọn loại 5 hoặc 7 bệnh vì hiệu quả phòng bệnh cao hơn rất nhiều. Loại 5 bệnh sẽ phòng các bệnh: Care, Pravo, viêm gan truyền nhiễm, phó cúm, ho cũi chó, trong đó 2 bệnh nguy hiểm và dễ gặp nhất là Care và Pravo. Ngoài ra, loại 7 bệnh có thêm Leptospria và Coronavirus.

Chó con khoảng 3 tuần tuổi nên bắt đầu tiêm mũi đầu tiên, 6 tuần tiêm mũi thứ 2. Thông thường, đến mũi thứ 2 là có thể ngưng nhưng nếu muốn chắc chắn hơn thì có thể tiêm tiếp mũi thứ 3 vào 9 tháng tuổi. Khoảng 12 tuần tuổi có thể tiêm phòng dại và mỗi năm một lần.

Ngoài ra bạn cũng cần phải thực hiện tẩy giun sán cho chó định kỳ tùy theo giai đoạn phát triển của chúng.

  • Với chó dưới 6 tháng tuổi, nên tẩy giun cho chó mỗi tháng 1 lần, riêng 4 lần đầu tiên tẩy 2 tuần 1 lần, bắt đầu từ 2 tuần tuổi (2 tuần, 4 tuần, 6 tuần, 8 tuần).
  • Chó trên 6 tháng tuổi cứ 3 – 4 tháng 1 lần cho đến khi được 1 tuổi thì chỉ cần lặp lại mỗi năm 1 lần.

Tạo môi trường sống tốt cho chó

Bạn cần phải đảm bảo nơi sống của chó luôn được sạch sẽ, khô thoáng và ấm áp vào mùa đông. Những ngày đầu khi cháu còn bé, bạn không nên để chúng nằm trong điều hòa hoặc trước quạt vì chúng rất dễ bị cảm lạnh. Bạn phải thường xuyên vệ sinh nơi ở và thay lớp lót vải mới cho nó.

Trong một tuần đầu tiên khi trò mới về nhà, bạn không nên tắm cho nó mà chỉ cần lau nhẹ thân người bằng khăn vải ướt. Khi được một tháng tuổi thì bắt đầu dạy chúng cách đi vệ sinh đúng chỗ, việc này hết sức quan trọng trong cách chăm sóc chó con vì nếu để lâu chúng sẽ đi vệ sinh bừa bãi trong nhà sẽ gây bất tiện cho bạn.

Ngoài việc quan tâm đến chế độ dinh dưỡng thì bạn cũng cần phải quan tâm đến sự phát triển tâm lý ở chó. Đặc biệt với những chú chó con mới tách đàn thì bạn nên dành thời gian chơi với chúng thường xuyên hơn, mua cho chúng những đồ chơi để chúng luôn cảm thấy vui vẻ và phấn khích.

nuôi chó con, cách nuôi chó cho người mới, cách nuôi chó, cách chăn nuôi, cách chăm sóc chó con, cách nuôi chó con cơ bản dành cho những người mới

Huấn luyện cho chó

Chăm sóc vệ sinh cho chó

Khi nuôi chó, bạn cần phải cắt tỉa lông chồn chúng thường xuyên để loại bỏ được bụi bẩn cũng như các con vật ký sinh trong bộ lông của chúng. Bạn hãy chuẩn bị nước ấm phải làm ướt lông chó, chó sữa tắm lên và tắm gội sạch sẽ. Sau đó hãy dùng khăn bông lau khô và gỡ rối bộ lông, hãy chải chuốt kỹ càng để bộ lông của chúng không bị xơ rối nhé.

Ngoài việc tắm và vệ sinh bộ lông, bạn cần chú ý vệ sinh tay chó và đánh răng cho nó thường xuyên để đảm bảo sức khỏe của chúng luôn được chăm sóc một cách toàn diện nhất.

Trước khi bắt đầu nuôi chó, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ những kỹ năng cũng như các cách chăm sóc chó con và đặc biệt phải theo dõi sức khỏe cũng như tâm lý của chó trong giai đoạn đầu để tạo cho chúng một môi trường phát triển tốt nhất. Trên đây, Topcachlam đã chia sẻ cho bạn cách nuôi chó cơ bản nhất cho người mới bắt đầu, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn.

Topcachlam

Đăng bởi: Nguyễn Nhị Hiền Trang

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก