Chăn nuôi

Kỹ thuật chăn nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao

Chăn nuôi ba ba đang nằm trong top những ngành chăn nuôi cho hiệu quả kinh tế cao nhất hiện nay. Trên khắp cả nước, các hộ gia đình, các nhà nông đã có những mô hình chăn nuôi ba ba đa dạng, phong phú. Vậy làm thế nào để việc nuôi ba ba cho năng suất cao nhất, hãy cùng đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Chuẩn bị trước khi nuôi ba ba

kỹ thuật nuôi ba ba, cách chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao

Kỹ thuật chăn nuôi ba ba

Ao nuôi, bể nuôi

Ba ba thuộc lớp bò sát thân thiện, thở bằng phổi, sống ở môi trường dưới nước và đẻ trứng trên cạn. Chúng sống được bả ở mực nước dưới đáy ao nuôi và thích chui rúc vào hàng hốc, bờ kè xung quanh. Bạn có thể xây bể xi măng để nuôi ba ba, tạo môi trường giống với một ao nuôi tự nhiên nhưng cần đảm bảo những yêu cầu sau:

  • Kích thước ao hồ: Nuôi ba ba lấy thịt thì diện tích ao phải vào khoảng 150m2 với độ sâu trên 150 – 200cm. Mực nước của hồ nuôi luôn phải ở khoảng trung bình từ 100cm trở lên. Đối với loại ba ba ươm giống thì tùy vào từng kích thước của ba ba mà có đội sâu của ao không giống nhau. Thông thường ao có diện tích 10m2 và sâu khoảng 50 – 60 cm.
  • Nước trong ao: Nguồn nước trong ao luôn cần đảm bảo sạch sẽ không bị ô nhiễm, không có rác bẩn. Mức nước có thể cần biến động dồi dào, không bị khô han.
  • Mật độ ba ba thích hợp: Đối với những con giống có trọng lượng khoảng 0,1kg thì mật độ trung bình rơi vào khoảng 12 con/m2. Đối với các con lớn hơn thì giảm xuống khoảng 6 con/m2.

Ở phần đáy ao nên có vòi nước để cho nước ra khi xả, vì đáy sẽ nhiều nước bẩn. Phần vòi thứ 2 để cho nước vào có thể thiết kế gần với đáy giúp loại bỏ chất bẩn.

Nên trải một lớp cát thật sạch cao trung bình 10 – 20cm vào ao giúp ba ba có chỗ trú ẩn. Ngoài ra, bà con cho thêm tàu dừa, lục bình hoặc các vật nổi trên mặt nước để ba ba có chỗ tắm nắng sau khi ăn.

Thành ao hồ cần nhẵn và trơn, xây bằng cách lát gạch đá hoa để ba ba không thể bò ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe và da bị trầy xước.

Thiết kế thêm vị trí cho ba ba đẻ, có thể sử dụng một góc phần ao làm nơi cho ba ba sinh sản. Góc này cần có kích thước khoảng 4m2 chứa được tầm 80 con ba ba trong mùa sinh sản. Phần bờ ao nên xây có độ dốc thoải để cho ba ba dễ tắm nắng và leo lên bờ.

Chọn giống ba ba

Chọn giống là kỹ thuật quan trọng, nếu chọn được loại giống tốt, hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi sẽ cao. Hiện nay có 3 giống ba ba bạn có thể tham khảo:

Ba ba trơn: đặc điểm của giống này là không có những nốt sần, bụng màu vàng, thỉnh thoảng lại có những chấm màu đen giống như đốm hoa. Loại giống này thích hợp sống ở vùng nước nhọt như sông, hồ, ao… ở khu vực miền Bắc.

Ba ba gai: Giống này dễ nhận biết. Trên mai có nhiều nốt gai sần theo đặc trưng tên gọi, dùng tay sờ vào mai sẽ thấy nháp tay, càng về phía cuối mai những nốt sần gai càng nhiều và nổi rõ. Giống này cũng thích hợp với môi trường nước ngọt, các vùng sông suối, ao hồ miền Bắc.

Ba ba miền Nam (Cù Đinh): Giống này ở phần cỏ có vòng gai sần, phân bố chủ yếu ở khu vực Tây Nguyên đổ vào miền Nam. Giống này khá hung dữ.

Khi chọn con giống bạn cần chú ý:

  • Lựa chọn giống nuôi có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chọn những con đồng trang lứa để chúng cùng nhau phát triển.  Con giống khỏe mạnh, không bị trầy xước, không bệnh.
  • Loại ngay khỏi đàn những con có biểu hiện: dị tật hoặc mù mắt, các bộ phận mu, đuôi, 4 chân mỏ bị dị hình.
  • Người nuôi nên chọn ba ba con khoảng 4 tháng tuổi với trọng lượng cơ thể ít nhất 100g/ con.
  • Lựa chọn con đực: Phải có thân hình mỏng, đuôi dài ra khỏi mai, bà con có thể dùng tay để sờ vuốt trực tiếp lên phần cuối mai sẽ không thầy sần gợn sóng như con cái.
  • Lựa chọn con cái: Phải chọn những con có thân hình tròn hoặc bầu dục , phần đuôi ngắn hơn con đực. Vuốt phần mai về cuối sẽ thấy sần sùi hơn con đực.

2. Kỹ thuật nuôi ba ba

kỹ thuật nuôi ba ba, cách chăn nuôi, kỹ thuật chăn nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao

Nuôi ba ba cho hiệu quả kinh tế cao

Thả giống

Thông thường thời gian tốt nhất để thả giống ba ba chính là rơi vào tầm tháng 1 – 2 âm lịch. Các hộ chăn nuôi sẽ làm sạch ao nuôi và bắt đầu thả những con ba ba có trọng lượng đều nhau vào cùng ao, bể nuôi.

Đối với mô hình nuôi ba ba thương phẩm, mùa vụ thả thích hợp từ tháng 2 – tháng 3 hàng năm. Mật độ bãi đẻ trung bình 1m2 dùng cho 10 – 15 con ba ba cái.

Nếu chăn nuôi ở quy mô gia đình, bà con có thể thả với mật độ 0,5 – 1 con/m2 (tuy nhiên năng suất không cao). Con chăn nuôi theo hướng thâm canh, mật độ thích hợp khoảng 4 – 5con/m2

Đối với ba ba con ương lấy giống: giai đoạn từ khi mới nở đến 35 ngày tuổi mật độ thả từ 20 – 30 con/m2.  Giai đoạn từ sau 35 ngày tuổi đến 90 ngày tuổi, mật độ ương 10 – 15 con/m2.

Thức ăn cho ba ba

Thông thường ba ba ăn được các loại thức ăn tươi sống, thức ăn công nghiệp và cả thức ăn khô. Hiện nay, các hộ chăn nuôi thường sử dụng thức ăn tươi sống cho ba ba là nhiều nhất.

  • Thức ăn tươi sống: Thường là các con vật đang sống như cá, ốc, tôm, cua, giun,… Mọi người nên rửa sạch chúng và băm nhuyễn để ba ba dễ ăn hơn.
  • Thức ăn khô: Các loại cá, tôm, tép… được làm khô chính là nguồn thức ăn khô được sử dụng.
  • Thức ăn công nghiệp: Các thức ăn công nghiệp dành cho cá cũng được dùng cho ba ba. Vì hiện nay chưa có sản phẩm công nghiệp nào dùng riêng cho ba ba. Bà con có thể chọn loại thức ăn với độ đạm lên tới hơn 40%.

Thức ăn được cho vào các dụng cụ riêng được tận dụng bằng mẹt, rổ, nia để lơ lửng dưới mặt nước tầm 35 – 50 cm. Các vị trí ăn cần cố định để ba ba có thể dễ dàng tìm kiếm nguồn thức ăn.

Tuyệt đối không cho ba ba  ăn những loại thức ăn ôi thiu, thức ăn tẩm vị mặn. Trong các đợt không khí lạnh ở miền Bắc, các hộ chăn nuôi nên cho ba ba ăn thêm chất béo giúp chống đỡ với mùa đông tốt nhất.

Cách chế biến thức ăn cho ba ba

Thức ăn tươi sống phải rửa sạch, đảm bảo không bị nhiễm bệnh, không ôi thiu ẩm mốc. Đối với các loại thức ăn nhỏ, vừa miệng thì bà con cho ba ba ăn cả con.

Còn thức ăn có kích thước lớn thì phải được băm nghiền nhỏ bằng máy nghiền cua ốc và luộc chín tránh làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của chúng, đặc biệt khi nuôi ba ba con.

  • Nuôi ba ba phải tập chúng chúng thói quen ăn tại một địa điểm, nên cho ăn trên bờ, không nên thả xuống ao sẽ làm ô nhiễm nguồn nước.
  • Với ba ba nuôi lấy giống, bà con cho ăn 2 bữa sáng và chiều, trong đó bữa chính là bữa chiều tối, thời tiết mát mẻ
  • Với ba ương, tháng đầu tiên chia thức ăn làm 4 bữa, tháng thứ 2 chia làm 3 bữa, sang tháng thứ 3 chia làm 2 bữa như bình thường. Cần tập cho chúng ăn đúng nơi quy định.
  • Với ba ba nuôi thương phẩm, khi thời tiết mát mẻ, tăng khẩu phần thức ăn lên khoảng 5% tổng trọng lượng trong ao nuôi. Thời tiết nắng nóng thì giảm xuống còn 2 – 3% tổng trọng lượng trong ao nuôi.

Phòng bệnh cho ba ba

Thay nước ao theo mùa để đảm bảo nguồn nước luôn sạch sẽ không gây mầm bệnh.

Nhiều người khi bắt đầu nuôi ba ba con đến 3 tháng tuổi chết mà không rõ nguyên nhân. Thực chất là khi nở chúng bị hở rốn, nhiễm bệnh hoặc mật độ nuôi quá dày. bà con phải kiểm soát chặt chẽ khâu này.

Nếu trong ao nuôi có những con bị bệnh cần phải bắt lên, nuôi riêng biệt, sử dụng thuốc điều trị.

Một số nơi nuôi còn dùng cây nghể dại vò ra và thả xuống khu vực ba ba thường xuyên đi lại nhằm phòng bệnh ỉa chảy và ghẻ lở.

Trước mỗi mùa vụ, ao nuôi phải được dọn dẹp sạch sẽ, bà con có thể rắc thêm một lớp vôi sống từ 10 – 15kg/100m2 để khử trùng. Ngoài ra cũng có thể thay lớp cát củ ở đáy ao.

Ngoài ra bạn có thể tham khảo kỹ thuật nuôi tôm tại đây nhé.

Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Đăng bởi: Trường Thịnh

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก