Ẩm Thực Cách trồng rau

Cách trồng cây khoai mì tại nhà cho năng suất cao

Khoai mì là thực phẩm quen thuộc đối với người Việt, trong một thời gian dài nó đã trở thành một nguồn thực phẩm chính cứu đói quan trọng ở nước ta. Ngày nay tuy không phải là lương thực chính nhưng nó vẫn được nhiều người trồng rộng rãi phổ biến. Hôm nay hãy cùng Topcachlam tìm hiểu cách trồng cây khoai mì tại nhà cho năng suất cao qua bài viết sau đây nhé.

cách trồng khoai mì, cách trồng khoai, cách trồng cây khoai mì tại nhà cho năng suất cao

Khoai mì

1. Chuẩn bị

  • Bạn tận dụng bao xi măng, chậu, khay hoặc thùng xốp có sẵn trong nhà, nếu có vườn trống thì càng tốt. Với khay, chậu trồng rau phải đục lỗ dưới đáy để thoát nước.
  • Đất trồng, khoai mì thích hợp trồng ở các loại đất thịt nhẹ, cát pha, giàu mùn. Bạn có thể mua đất sạch đóng bao hoặc tiến hành trộn đất với phân bò, phân gà, phân trùn quế.
  • Giống khoai, bạn chọn những cây hom giống khỏe mạnh, không nhặt mắt, không bị nhiễm sâu bệnh. Hom cây giống lấy từ đoạn giữa thân cây, chiều dài của hom khoai mì khoảng 20cm, đạt tối thiểu 6 mắt.
  • Các loại dụng cụ trồng cần thiết

2. Cách trồng

Bước 1: Tiến hành trồng khoai mì

cách trồng khoai mì, cách trồng khoai, cách trồng cây khoai mì tại nhà cho năng suất cao

hom khoai mì

Bạn đổ đất đầy vào chậu, khay trồng khoai, lưu ý bạn nên bón lót đất với vôi rồi phơi ải từ 15 đến 20 ngày trước khi trồng để xử lý các mầm bệnh có trong đất.

Bạn vùi hom khoai xuống dưới đất, bạn cần chú ý hướng mọc của mắt hom khoai mì, đảm bảo hướng lên trời thì mới có thể thu hoạch củ. Lúc này bạn cắm cây giống khoai mì sâu xuống đất khoảng 20cm, nghiêng một góc 45°. Để đảm bảo cho khoai được phát triển tốt nhất thì mật độ giữa các hom khoai mì nên giữ từ 1m đến 1,5m. Sau khi trồng bạn nhớ lấp đất và tưới nước cho cây.

Khoai mì là loại cây phát triển thích hợp nhất ở nhiệt độ 23 đến 27 °C, đặc biệt nó thuộc nhóm cây ưa sáng bạn nên đặt khay, chậu trồng khoai ở nơi nào có chu kỳ chiếu sáng khoảng 8 đến 10 tiếng một ngày.

Bước 2: Chăm sóc

Trong 3 tuần đầu tiên sau khi trồng, mỗi ngày bạn sẽ tưới nước một lần cho cây, sau đó để tránh cây bị ngập úng mỗi tuần bạn chỉ cần tưới 1-2 lần.

Sau 30 ngày khi trồng bạn có thể tiến hành bón phân đợt đầu tiên cho cây, bạn nên sử dụng các loại phân hữu cơ như phân gà, phân bổ, phân trùn quế. Mỗi đợt bón phân nên cách nhau 1 tháng.

Bạn kiểm tra thường xuyên nếu có thấy cỏ dại mọc thì phải làm cỏ, nhớ cắt tỉa lá để cây tập trung dinh dưỡng nuôi củ phát triển.

Bước 3: Thu hoạch

cách trồng khoai mì, cách trồng khoai, cách trồng cây khoai mì tại nhà cho năng suất cao

thu hoạch khoai mì

Cây sẽ cho thu hoạch củ sau 6-8 tháng gieo trồng. Trong quá trình thu hoạch, bạn nhổ củ hạn chế làm xây xát hay dập lớp vỏ bên ngoài, không được để củ phơi ngoài nắng quá 24 tiếng sẽ làm giảm lượng tinh bột trong củ, đem đi bảo quản ngay sau khi thu hoạch ở nơi khô ráo và thoáng mát.

Hy vọng qua bài viết trên đây bạn sẽ biết cách trồng cây khoai mì tại nhà. Khoai sau khi thu hoạch có thể chế biến thành nhiều món như bánh khoai mì, khoai mì luộc, không chỉ ngon hấp dẫn mà còn rất có giá trị dinh dưỡng. Bạn hãy thử thực hành ngay nhé. Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Đăng bởi: Đoàn Tuấn Dũng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก