Ẩm Thực

Công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

Chả lụa là một loại thực phẩm quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày của mỗi gia đình. Vị dai, giòn của món ăn khiến thực khách nhớ mãi. Với công thức đơn giản, các công đoạn dễ dàng thực hiện, bạn có thể làm chả lụa ngay tại nhà mà hương vị chẳng thua kém gì ngoài quán. Trong bài viết này, hãy bắt tay cùng chúng mình thực hiện món chả lụa với những bước cơ bản đã được chúng tôi tổng hợp đầy đủ và chính xác nhất.

công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

Chả lụa – món ăn không bao giờ ngán

Chả lụa, có nơi còn gọi là giò lụa là một món ăn cực kỳ phổ biến trên thị trường hiện nay. Bạn không khó để bắt gặp loại thực phẩm này được bày bán trong các khu chợ dân sinh, các siêu thị, cửa hàng thực phẩm.

Được chế biến từ thịt heo cùng một số gia vị chuyên dụng khác, chả lụa có độ giai, giòn đặc trưng, thơm mùi lá chuối bao ngoài và mùi mắm ngậy ngậy. Đây cũng là hương vị không thể quên của món ăn này, khiến bao thực khách say mê món chả lụa truyền thống.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng chả lụa của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Bạn có thể làm món ăn này ngay tại nhà mà không nhất thiết phải mua tại cửa hàng. Điều này vừa giúp bạn tiết kiệm chi phí, lại dễ dàng tăng giảm lượng nguyên liệu tùy theo nhu cầu sử dụng và sở thích ăn uống của gia đình.

Nguyên liệu chuẩn bị

Để làm thành công món chả lụa, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu như sau:

  • 500g thịt nạc vai, cụ thể gồm 7 phần nạc 3 phần mỡ để chả sau khi hoàn thành có vị béo ngậy, mềm, không bị khô.
  • 30g bột năng hoặc bột bắp để chả không bị bở.
  • 15g bột nổi (còn có tên gọi khác là baking powder).
  • 1 củ hành tím size vừa
  • 50ml nước đá lạnh
  • Gia vị chuyên dụng như bột canh, hạt nêm, nước mắm loại ngon, hạt tiêu,…
  • Các dụng cụ gói chả như lá chuối, lạt, màng bọc thực phẩm

Lưu ý, để món chả thật ngon, bạn nên lựa chọn thịt tươi, chế biến ngay mà không cần rã đông. Bên cạnh đó, chả lụa nhà làm không nên sử dụng hàn the để đảm bảo sức khỏe.

Cách làm chả lụa

Nhìn chung, cách làm chả lụa khá đơn giản với những công đoạn hết sức ngắn gọn, phù hợp với mọi bà nội trợ trong căn bếp gia đình.

Bước 1: chuẩn bị và sơ chế nguyên liệu

công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

Khi nguyên liệu đã sẵn sàng, bắt tay ngay vào công đoạn sơ chế:

  • Phần thịt nạc vai để chế biến chả sau khi mua về, rửa thật sạch nhiều lần với muối hạt để loại bỏ hoàn toàn mùi hôi. Đây là công đoạn quan trọng nhất quyết định đến chất lượng món chả lụa.
  • Thái thịt thành từng miếng có kích cỡ nhỏ.
  • Hành tím bóc vỏ, bỏ cuống. Rửa sạch với nước và băm thật nhuyễn.
  • Lá chuối dùng để gói giò rửa sạch trần qua nước sôi và lau thật khô.

Bước tiếp theo trong việc sơ chế là ướp thịt để xay chả lụa:

  • Gia vị ướp thịt heo xay giò bao gồm: hành tím đã băm nhuyễn cùng ½ thìa cafe bột nêm.
  • Đảo đều gia vị với thịt đã thái miếng.
  • Đậy kín bằng màng bọc thực phẩm, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh trong vòng 30 phút.

Bước 2: xay chả lụa

công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

  • Khi thịt đã ngấm đều gia vị, bạn cho hết phần thịt đã ướp vào máy xay sinh tố, xay thật nhuyễn và mịn.
  • Sau khi xay, cho thịt vào bát ô tô, bổ sung một số gia vị với lượng như sau: 1 thìa canh nước mắm, ½ thìa cafe đường, 1 thìa cafe hạt tiêu xay, bột nổi, bột năng (hoặc bột bắp).
  • Đảo liên tục thật đều tay cho các gia vị ngấm.
  • Đậy kín hỗn hợp chả lụa sống, bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh 45 phút.
  • Sau 45 phút, lấy phần chả lụa sống, xay thêm 1 lần trong vòng 15 giây. Dừng máy và thêm 1 ít nước lạnh rồi lại xay tiếp. Công đoạn này lặp đi lặp lại đến khi nào phần chả có màu trắng hồng, dẻo và dính thì dừng.
  • Sau khi thịt đã dẻo và mịn, bạn cho vào tô đã có sẵn 1 thìa canh dầu ăn. Đảo thật đều, thật quyện để chả không bị dính.

Bước 3: gói chả lụa

công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

Công đoạn gói chả lụa đòi hỏi sự tỉ mỉ, khéo léo và chính xác trong từng bước:

  • Trải màng bọc thực phẩm lên mâm to, tiếp đến là 3 lớp lá chuối được xếp kín, lần lượt không có khoảng hở.
  • Cho một lượng chả sống vừa đủ vào giữa.
  • Nắm cùng lục mép lá chuối cùng màng bọc thực phẩm lại với nhau rồi gói lại. Gấp một đầu giò, dựng đứng, cắt bớt phần lá thừa. Ấn chả với một lực vừa phải rồi gói lại.
  • Gói chả theo hình tròn, dài giống hình dáng chiếc bánh tét.
  • Dùng lạt buộc chả theo chiều dọc và chiều ngang thật chắc chắn.

Bước 4: hấp chả lụa

công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

Hấp chả lụa trên xửng từ 30-45 phút tùy kích cỡ. Sau khi nước sôi, tắt bếp nhỏ dần cho chả chín từ từ.

Bước 5: hoàn thành và thưởng thức

công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

Khi chín, bạn bớt chả lụa, treo lên cao chờ ráo nước. Như vậy, đã hoàn thành xong món chả lụa và có thể thưởng thức ngay. Chả lụa ngon nhất khi ăn kèm nước mắm ngon, sử dụng kèm bánh mì, mì tôm, bún thang,….

Yêu cầu món chả lụa sau khi hoàn thành

Chả lụa là một món ăn không mới song không phải ai cũng có thời gian rảnh rỗi để chế biến loại thực phẩm này ngay tại nhà. Vì vậy, xác định các yêu cầu món chả lụa sau khi hoàn thành là một khó khăn.

Dưới đây là một số tiêu chí quan trọng giúp bạn đối chiếu để đánh giá thành quả của mình:

  • Chả lụa ngon nhất khi dùng nóng, vừa vớt ra, chờ ráo nước là có thể sử dụng được ngay mà không cần qua chế biến.
  • Chả phải thơm và ngon, thơm mùi thịt, mùi nước mắm và có cả mùi lá chuối.
  • Khi ăn, chả có độ mềm và dai, không bị quá bở.
  • Gia vị nêm nếm vừa vặn, không nên mặn quá cũng không nên nhạt quá. Nếu nêm nếm quá nhạt, chả lụa rất khó để bảo quản, không sử dụng được lâu.
  • Chả gói đừng chặt quá. Do có bột nổi (baking powder) nên nếu gói chặt, chả lụa sẽ bị vỡ trong quá trình hấp.

Cách bảo quản chả lụa

Sau khi hấp chín, chờ ráo nước, chả lụa có thể sử dụng được ngay. Phần chả còn dư, bạn nên bọc kín bằng màng bọc thực phẩm, lưu ý bọc kỹ phần mặt chả đã tiếp xúc với không khí, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Tránh tiếp xúc với không khí là một nguyên tắc quan trọng trong việc bảo quản các loại thực phẩm như chả lụa, giò thủ,…

công thức làm chả lụa giòn dai, thơm ngậy không phải ai cũng biết

Chả lụa ăn đến đâu, cắt đến đó, không nên cắt trước khiến chả dễ bị ôi thiu, không đảm bảo chất lượng, gây hại cho người tiêu dùng. Chả lụa bảo quản trong ngăn mát có thể sử dụng trong vòng 5-7 ngày.

Công dụng món chả lụa

Chả lụa là một món ăn được làm từ nguyên liệu chính là thịt heo truyền thống song có cách chế biến khác rất ngon miệng. Vì vậy, nếu bạn đã quá chán với những món thịt thông thường, thay đổi khẩu vị bằng cách ăn chả lụa là một sự lựa chọn không tồi. Đơn giản, đây cũng chỉ là một cách để cơ thể tiếp nhận một lượng đạm từ thịt.

Theo đánh giá của các chuyên gia, chả lụa là một thực phẩm khá giàu dinh dưỡng, phù hợp với nhiều lứa tuổi và đối tượng người tiêu dùng. Bạn có thể sử dụng món ăn này từ 2-3 bữa/tuần để thay đổi, mang lại cảm giác ngon miệng cho các thành viên trong gia đình.

Làm chả lụa tại nhà để mang đi biếu/tặng người thân, bạn bè cũng là một sự lựa chọn tuyệt vời, vừa thành ý, lại vừa tiết kiệm, an toàn cho sức khỏe.

Trong bài viết này, chúng mình đã giới thiệu tới bạn đọc cách làm chả lụa thơm ngon, bổ dưỡng với công thức bao gồm 5 bước cơ bản. Hãy thử ngay tài nghệ nấu nướng của mình với món chả lụa theo công thức trên để chăm sóc sức khỏe cho cả gia đình bạn.

Nếu bạn đang “thầm thương trộm nhớ” món bánh này nhưng không thể tìm được địa chỉ đi ăn, hãy một lần thử làm bánh gối tại nhà. Cách làm bánh gối nhanh gọn với 5 bước cực đơn giản được chúng tôi bật mí trong bài viết này sẽ là bí kíp nấu ăn bạn không thể bỏ qua.

Người Việt chúng ta thường có thói quen chấm nước mắm để món ăn đậm vị và ngon hơn. Nước mắm gừng cực kỳ phù hợp với các món ăn luộc như: thịt vịt, rau, hay cá rán. Vậy làm sao để làm ra loại nước mắm gừng ngon cho các món ăn hay cần chuẩn bị những nguyên liệu gì để làm nước mắm gừng.

Sườn xào chua ngọt được biết đến là một trong những món ăn mà nhiều gia đình Việt cho vào thực đơn hàng ngày. Với hương vị đậm đà hoà quyện của vị chua chua và ngọt ngọt.

Mứt cam luôn được biết đến là một món ăn ngon, lạ miệng rất được ưa chuộng. Có rất nhiều loại mứt được làm từ cam. Có thể kể đến một số loại mứt cam dẻo, mứt cam phết bánh mì hay vỏ cam làm mứt. Mỗi loại mức đều mang đến một hương vị khác nhau. Vậy làm thế nào để có thể có một món mứt cam đúng vị. Bài viết sau của chúng mình sẽ giới thiệu đến bạn cách làm mứt cam.

Thịt viên nấm sốt cà chua là một món ăn mê hoặc cả trẻ em lẫn người lớn. Hương vị thịt đậm đà quyện cùng với vị chua chua, ngọt ngọt, thơm lừng của nấm sẽ khiến cho cả nhà không khỏi xuýt xoa. Món ăn này có cách thực hiện rất đơn giản, phù hợp với cả những bữa ăn cần sự nhanh chóng, tiện lợi.

Có lẽ khi nhắc đến đậu nhồi thịt thì chúng ta đã khá quen thuộc với món ăn này rồi. Bởi đây là một món ăn được nhiều gia đình lựa chọn trong bữa ăn của mình. Món ăn là sự kết hợp của đậu phụ mềm mại và thịt băm hòa quyện với nấm hương, mộc nhĩ,… Khiến cho nhiều người khó mà cưỡng lại với món ăn này dù đã ăn nhiều lần.

Đăng bởi: Đông Dương Hoàng

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก