Ẩm Thực

Góc giải đáp: bà bầu ăn dứa được không?

Một số người truyền tai nhau rằng thai phụ ăn dứa có thể dẫn tới tình trạng sinh non, thậm chí là sảy thai. Thông tin này khiến chị em phụ nữ hoang mong không biết liệu bà bầu ăn dứa được không. Mời chị em tham khảo bài viết này đã tìm ra lời giải đáp nhé!

Hàm lượng dinh dưỡng của quả dứa

Để giải đáp câu hỏi: bà bầu ăn dứa được không, trước tiên chúng ta nên tìm hiểu hàm lượng dinh dưỡng của loại quả này. Thành phần chính của dứa gồm nước (chiếm tới 86%), carb (chiếm 13%) và một lượng ít protein, chất béo. 

góc giải đáp: bà bầu ăn dứa được không?

Dứa bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất cho cơ thể.

Các chuyên gia dinh dưỡng cũng cho biết dứa là loại quả chứa rất nhiều vitamin và khoáng chất có lợi đối với sức khỏe. Đặc biệt, dứa là loại quả duy nhất chứa hợp chất thực vật bromelain – hợp chất đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cụ thể, 100g dứa sẽ cung cấp cho cơ thể

  • Carb: 13.52g
  • Chất xơ: 1.4g
  • Protein: 0.54g
  • Chất béo: 0.12g
  • Các loại vitamin: vitamin A, E, C, K, vitamin B1, B2, B3 và Folate
  • Các loại khoáng chất: Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, kẽm và natri…

Giải đáp thắc mắc: bà bầu ăn dứa được không?

Nhiều thông tin truyền tai nhau rằng dứa không có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Mẹ bầu ăn dứa có thể sinh non hoặc sảy thai. Những thông tin này khiến các chị em lo lắng không biết bà bầu ăn dứa được không.

Thực tế, phụ nữ mang thai có thể ăn dứa, đặc biệt là các chị em thèm đồ chua trong giai đoạn ốm nghén. Trung bình một tuần mẹ bầu có thể ăn dứa từ 1 – 2 lần, mỗi lần ăn khoảng 165g. Với hàm lượng này, cơ thể của thai phụ sẽ không hấp thu quá nhiều bromelain – enzyme làm tăng khả năng sảy thai.

góc giải đáp: bà bầu ăn dứa được không?

Nhiều bạn thắc mắc liệu bà bầu ăn dứa được không.

Kinh nghiệm khi ăn dứa là chị em nên bỏ phần lõi, bởi vì đây là nơi tập trung khá nhiều bromelain có hại cho sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, mẹ bầu không nên ăn dứa quá nhiều, điều này có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi.

Một số lợi ích tuyệt vời của dứa đối với phụ nữ mang thai

Để giải đáp thắc mắc bà bầu ăn dứa được không, chúng ta sẽ khám phá một số lợi ích tuyệt vời của trái dứa đối với phụ nữ mang thai. Dứa có hàm lượng vitamin C và chất chống oxy tương đối cao, thành phần dinh dưỡng này giúp tăng cường hệ miễn dịch của thai phụ, hạn chế mắc bệnh lý thông thường trong giai đoạn mang thai. Bên cạnh đó, vitamin C trong dứa còn có tác dụng kích thích sản sinh collagen. Từ đó, da, xương, gân và sụn của thai nhi sẽ phát triển nhanh chóng hơn.

Dứa bổ sung vitamin B1 và B6 cho phụ nữ đang mang thai, giúp chị em cảm thấy dễ chịu hơn, dễ dàng vượt qua giai đoạn ốm nghén. Cụ thể, vitamin B1 giúp cơ, tim và hệ thần kinh hoạt động hiệu quả hơn. Trong khi đó, vitamin B6  hỗ trợ quá trình sản xuất năng lượng trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình sản xuất hồng cầu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu ở phụ nữ đang mang thai.

góc giải đáp: bà bầu ăn dứa được không?

Vitamin B1, B6 trong dứa có lợi đối với sức khỏe của phụ nữ mang thai.

Khi ăn dứa, tình trạng táo bón của thai phụ sẽ được cải thiện đáng kể, bởi vì 100g dứa có tới 1.4g chất xơ. Ngoài ra, nếu cung cấp cho cơ thể của bà bầu một lượng bromelain vừa đủ thì chất dinh dưỡng này sẽ đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Bromelain giúp điều trị huyết áp, cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch…

Phụ nữ đang mang thai có nên ăn nhiều dứa không?

Như đã phân tích ở trên, phụ nữ đang mang thai không nên ăn quá nhiều dứa để tránh những  tác dụng phụ xảy ra.

Khi ăn quá nhiều dứa, bà bầu có thể đối mặt với các vấn đề liên quan tới hệ tiêu hóa, ví dụ như ợ nóng hoặc hiện tượng trào ngược dạ dày. Tốt nhất chị em có đường tiêu hóa yếu, nhạy cảm nên hạn chế ăn dứa để bảo vệ sức khỏe bản thân.

Dứa có chứa bromelain, nếu chị em ăn quá nhiều dứa thì lượng lớn bromelain được nạp vào cơ thể. Chúng có thể gây triệu chứng như: nôn mửa, co thắt tử cung và phát ban ngoài da đối với chị em mới mang thai 3 tháng đầu. Nghiêm trọng hơn, bromelain có khả năng kích thích chuyển dạ sớm hoặc gây sảy thai. Đó là lý do vì sao chị em nên chủ động tìm hiểu vấn đề bà bầu ăn dứa được không, nên ăn bao nhiêu gam dứa/ tuần là đủ.

Bà bầu mắc tiểu đường thai kỳ cũng không nên ăn dứa, đây là một trong những nguyên nhân làm tăng đường huyết, tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Những lưu ý thai phụ không nên bỏ qua khi ăn dứa

góc giải đáp: bà bầu ăn dứa được không?

Chị em có thể tham khảo và làm nước ép dứa.

Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyến khích bà bầu bỏ lõi khi ăn dứa, đây là nơi tập trung nhiều bromelain – enzyme có thể gây hại tới sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt, chị em nên ưu tiên lựa chọn dứa chín, tuyệt đối không ăn trái dứa chưa chín để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc. Ngoài ra, bà bầu nên ăn dứa ngay sau khi gọt vỏ, tránh ăn những miếng dứa đã gọt vỏ và để lâu bên ngoài, không được bảo quản.

Dứa có thể dùng để chế biến nhiều món ăn hấp dẫn, ví dụ như làm nước ép dứa, xào dứa với thịt hoặc đem đi nấu canh chua… Các bạn có thể tham khảo và đa dạng hóa thực đơn ăn uống hàng ngày. Điều này vừa giúp bà bầu bổ sung đủ dinh dưỡng cần thiết, vừa tạo cảm giác ngon miệng.

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp chị em tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi: bà bầu ăn dứa được không. Nếu ăn dứa với khẩu phần phù hợp, sức khỏe của người phụ nữ mang thai sẽ có nhiều cải thiện tích cực.

Đăng bởi: Hân Nguyễn

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก