Cải tạo đất

Hướng dẫn bạn cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Trong những năm gần đây, nền nông nghiệp nước nhà đang ngày càng phát triển nhanh chóng nhưng trong quá trình canh tác lâu năm đất canh tác của chúng ta đang dần mất đi độ phì nhiêu và chất dinh dưỡng. Vì vậy ta cần phải có những biện pháp cải tạo đất nghèo dinh dưỡng để nâng cao năng suất cho cây trồng. Hãy theo dõi bài viết sau đây để tìm hiểu những cách cải tạo đất hiệu quả nhất nhé.

cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, cách cải tạo đất, hướng dẫn bạn cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

1. Sự cần thiết khi cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Nếu sử dụng đất nghèo dinh dưỡng để canh tác trong nông nghiệp thì sẽ không thu lại được hiệu quả và năng suất cao. Vì vậy bạn cần phải có những biện pháp cải tạo đất để bổ sung các chất dinh dưỡng nhằm tăng độ phì nhiêu cho đất biến môi trường đất trở nên màu mỡ hơn. Cải tạo đất cũng làm giảm quá trình thoái hóa của đất, tăng độ che phủ và hạn chế xói mòn rửa trôi đất vào những mùa mưa lũ.

Cải tạo đất giúp đất giảm độ chua, độ kiềm và độ mặn, tăng năng suất cho cây trồng đạt hiệu quả cao, nâng cao tính bền vững của canh tác và giảm thiểu tối đa các tác động của biến đổi khí hậu và thời tiết đến khả năng sản xuất.

Với mỗi loại đất khác nhau thì sẽ có những phương pháp cải tạo đất riêng. Nhưng nhìn chung cải tạo đất sẽ bổ sung một lượng lớn các chất hữu cơ cho đất.

2. Cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Trước khi đi vào cải tạo đất bạn cần phải xác định loại đất để hiểu rõ hơn đặc điểm, cấu tạo của đất rồi mới lên phương án cải tạo.

Đối với đất kiềm

cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, cách cải tạo đất, hướng dẫn bạn cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Cải tạo đất kiềm

Đất kiềm là đất có độ pH khá cao tức là lượng ion H+ trong môi trường rất thấp và nó có chứa nhiều tính kiềm như canxi, magie. Để cải tạo đất kiềm bạn cần bổ sung thêm lưu huỳnh, sắt sunfat để gây ra hiện tượng axit hóa giúp điều chỉnh lại độ trung hoà pH có trong đất vì loại đất này sẽ làm cho các nguyên tố sắt khó tan.

Bạn có thể trồng các loại cây như củ cải đường, mía trên đất kiềm vì đây là những loại cây này sẽ giúp giảm độ kiềm có trong đất.

Bón thêm các loại phân đạm sunfat để làm cho đất giảm độ kiềm

Bổ sung thêm các chất hữu cơ cho đất như rêu than bùn, mùn cưa, xơ dừa hoặc các loại phân bón hữu cơ.

Đối với đất mặn

cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, cách cải tạo đất, hướng dẫn bạn cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Cải tạo đất mặn

Đất mặt là đất bị nhiễm mặn do sự tích tụ của nhiều các loại muối hòa tan trong đất, muối này chủ yếu là các loại muối như NaCl, Na2SO4, CaSO4,… lâu ngày không bị rửa trôi nên đất ngày càng tích tụ và tạo ra nhiều đất mặn hơn.

Để cải tạo loại đất bị nhiễm mặn bạn có thể trồng cây cỏ có khả năng chịu mặn trên loại đất này để làm nguồn cung cấp thức ăn cho vật nuôi. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng các biện pháp canh tác như cày bừa sâu, dẫn nước ngọt vào đất để ngâm rửa mặt cho đồng ruộng, cải tạo đất bằng cách trồng luân phiên các loại cây lúa-cá, lúa-tôm.

Ngoài ra bạn cũng có thể cải tạo đất bị nhiễm mặn bằng các biện pháp tổng hợp như biện pháp thuỷ lợi, biện pháp sinh học, biện pháp khoa học. Bạn có thể sử dụng chế phẩm sinh học RV12 để cải tạo đất xử lý đất nhiễm mặn hiệu quả nhất.

cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, cách cải tạo đất, hướng dẫn bạn cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Chế phẩm sinh học RV12 cải tạo đất nhiễm mặn

Đối với đất chua

cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, cách cải tạo đất, hướng dẫn bạn cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Đất chua

Đây là loại đất có tính axit cao và độ pH từ 6,5 trở xuống. Hiện nay phương pháp bón vôi là phương pháp cải tạo đất chua được sử dụng khá phổ biến và rộng rãi bởi nó không chỉ đơn giản, tiết kiệm chi phí mà còn đem lại hiệu quả cao, phương pháp này giúp cân bằng độ pH trong đất và giúp cải thiện độ chua của đất tốt nhất.

Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các loại phân bón hữu cơ cho đất để làm giảm độ chua và ít ảnh hưởng đến môi trường. Bạn không nên sử dụng các loại phân vô cơ có tính chua sinh lý vì nó sẽ khiến cho độ chua trong đất tăng lên khá đáng kể. Bạn nên quản lý nguồn nước tưới tiêu phù hợp, dòng chảy không quá mạnh vì có thể rửa trôi các chất dinh dưỡng có sẵn trong đất. Đất phèn hay còn gọi là đất chua là đất có màu đen hoặc nâu đặc biệt có mùi đặc trưng của lưu huỳnh và H2S.

Bạn cải tạo đất chua bằng cách xây dựng hệ thống thuỷ lợi nhằm tháo chua và rửa mặn, giúp hạ thấp mạch nước ngầm. Bón vôi nhằm mục đích khử chua giúp cho đất giảm sự độc hại. Vôi có tính trung hòa độ chua trong đất và nước, việc bón vôi sẽ làm pH trong đất tăng lên làm cho nhôm và sắt lắng xuống.

Bạn cũng có thể sử dụng các loại phân hữu cơ như phân đạm, phân lân, phân vi lượng để bổ sung các chất hữu cơ và một phần giúp kiểm soát các kim loại độc hại cho cây trồng và tăng lượng dinh dưỡng giúp tăng độ phì nhiêu của đất.

Lúa là một loại cây trồng rất thích hợp canh tác trên vùng đất chua. Bạn có thể sử dụng các loại giống cây thích nghi với đất chua để tăng hiệu quả trong nông nghiệp.

Đối với đất bạc màu

cải tạo đất nghèo dinh dưỡng, cách cải tạo đất, hướng dẫn bạn cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng

Cải tạo đất bị bạc màu

Đất đặt màu là những loại đất rất nghèo dinh dưỡng, tầng lớp đất canh tác mỏng và có độ giữ nước kém nên thường xuyên bị rửa trôi.

Để có thể tiến hành các phương pháp cải tạo đất bạc màu, bạn nên trồng cây luân phiên nhất là những cây họ đậu và những cây phân xanh nhằm bổ sung nitrat vào đất. Bạn nên trồng nhiều loại cây khác nhau trên một mảnh đất để chống xói mòn và kiểm soát được sự lây lan của bệnh thực vật từ đất.

Áp dụng các phương pháp làm đất theo đường đồng mức, cày sâu, làm ả. Bón phân hợp lý, bạn nên bón nhiều phân hữu cơ và vui sử dụng phân hóa học có liều lượng. Đặc biệt khuyến khích bạn sử dụng phân trùn quế vì đây là loại phân bón rất giàu chất hữu cơ cung cấp đầy đủ các lượng dinh dưỡng cần thiết cho đất. Bố trí các loại cây trồng thích hợp luân canh, xen canh, gối vụ.

Như vậy bài viết trên đây đã hướng dẫn bạn cách cách cải tạo đất nghèo dinh dưỡng đối với đất kiềm, đất mặn, đất chua và đất bị bạc màu. Ngoài ra bạn có thể tham khảo cách cải tạo đất khô cằn để rồng rau hiệu quả tại đây. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình cải tạo đất để đem lại những hiệu quả tối ưu nhất trong ngành nông nghiệp. Chúc các bạn thành công.

Topcachlam

Đăng bởi: Phạm Tuấn Vlog

ALONGWALKER Singapore: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Philippines: The channel to explore experiences of global youth ALONGWALKER Indonesia: Saluran untuk mengeksplorasi pengalaman para pemuda global ALONGWALKER Malaysia: Saluran untuk menjelajahi pengalaman global belia ALONGWALKER Japan: 発見・体験、日本旅行に関する記事 ALONGWALKER Thailand: ช่องทางในการสำรวจประสบการณ์ของเยาวชนระดับโลก